7. Kết cấu nội dung
3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên
3.1.Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địabàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025. bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.
3.1.1. Phương hướng.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, giai đoạn mà Đồng Nai cùng cả nước tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội để thực hiện mục tiêu của Đảng là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020; đến năm 2050, phấn đấu trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN. Trong đó, phát triển KTTT trong nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều thành phần và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới mà Đảng ta đã xác định rõ trong các Văn kiện Đại hội Đảng gần đây. Do đó, cần thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau:
- Thực hiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo lập mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thơng thống; tháo gỡ các khó khăn thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, trong đó đặc biệt quan tâm đối với phát triển KTTT trong nông nghiệp, nhất là các HTXNN, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của BCH TW Đảng (Khóa IX), Chương trình hành động số 24- CTr/TU ngày 16/6/2002 của Tỉnh ủy Đồng Nai về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
- Tập trung củng cố các THT và HTXNN hiện có trên cơ sở khuyến khích và tạo điều kiện để mở rộng sản xuất – kinh doanh dịch vụ tổng hợp, đa ngành hướng vào mục tiêu hỗ trợ kinh tế hộ xã viên, chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm của xã viên và nông dân,
khai thác mọi nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mơ hình KTTT trong nơng nghiệp.
- Phải xác định đúng phương châm phát triển KTTT trong nông nghiệp là xuất phát từ nhu cầu thực tế, đi từ thấp đến cao; phát triển hiệu quả, vững chắc, tránh chủ quan, duy ý chí, nóng vội, gị ép, chạy theo số lượng. Kiên quyết không phát triển theo số lượng và phong trào mà gắn chặt với nhu cầu hợp tác hóa của cư dân địa phương, gắn chặt sản xuất và kinh doanh theo hướng kinh tế thị trường, khai thác có hiệu quả các điển hình tiên tiến. Xây dựng các HTXNN mới ở những nơi có đủ điều kiện chín muồi, các xã nơng thơn mới, quan tâm tới những THT, CLBNSC, các trang trại..., cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, quy định mốc thời gian, thời điểm hỗ trợ thích hợp để vận động thành lập mới HTXNN.
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐồngNai đến năm 2025. Nai đến năm 2025.
- Phát huy tốt những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm thực hiện có hiệu quả, đúng định hướng đối với việc phát triển kinh tế trong nông nghiệp; tập trung xây dựng và phát triển mơ hình kinh tế HTXNN ngày càng vững mạnh; đưa KTTT của Đồng Nai thật sự cùng kinh tế Nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Kiên quyết giải thể các HTXNN ngưng hoạt động, hoạt động không hiệu quả, phấn đấu đến năm 2020 nâng tổng số HTXNN hoạt động khá lên 50%, số HTXNN trung bình 50%,; đến năm 2025 nâng tổng số HTXNN hoạt động khá lên 70%, số HTXNN trung bình 30%, khơng cịn HTXNN yếu kém.
- Tiếp tục quán triệt tư tưởng và nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí và tính tất yếu khách quan của thành phần KTTT, đặc biệt là KTTT trong nông nghiệp trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, vấn đề cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt trong từng hoạt động sản xuất, kinh doanh, cho nên từng hộ sản xuất, kinh doanh cá thể không thể hoạt động riêng lẻ mà phải liên kết với nhau. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển KTTT phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ; phải kiên trì vận động đi đơi với xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến; phải giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện để cho mọi người dân thấy rõ tính ưu việt của KTTT để vận động họ tham gia. KTTT lấy lợi ích kinh tế làm chính
nhưng phải coi trọng lợi ích xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng cho các thành viên, phát triển cộng đồng. Việc đánh giá hiệu quả KTTT phải trên quan điểm tồn diện, cả về kinh tế, chính trị và xã hộị, cả về hiệu quả của tập thể và của xã viên.
- Tập trung phát triển KTTT trong nông nghiệp gắn với tiến trình CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn và xây dựng nơng thơn mới; hình thành các vùng sản xuất tập trung; gắn sản xuất với chế biến; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa; tập trung hỗ trợ để kinh tế tập thể trong nông nghiệp không ngừng phát triển và hoạt động có chất lượng, hiệu quả cao. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, đào tạo chuyên môn cho cán bộ quán lý trong các HTXNN.
- Mở rộng liên doanh, liên kết giữa các THT, CLBNSC và HTXNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Khuyến khích hình thức liên doanh, liên kết giữa các HTXNN với nhau và giữa HTXNN với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh, nhưng trước hết tập trung vào khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích nơng dân và HTX sản xuất nguyên liệu mua cổ phần, trở thành cổ đông của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản để ngày càng mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các ngành nghề trong nông nghiệp.
- Khi các THT hội đủ điều kiện thì vận động thành lập HTXNN; khi các HTXNN phát triển ở trình độ cao, quy mơ lớn, hoạt động hiệu quả thì vận động thành lập các doanh nghiệp trực thuộc HTXNN hoặc Liên hiệp HTX trong nông nghiệp, hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác liên quan trực tiếp đến sản xuất của xã viên. Trên cơ sở đó vận động thành lập mới, nâng số HTXNN đến năm 2020 lên khoảng 140 – 150 HTX; phấn đấu đến năm 2025, tăng số lượng HTXNN lên khoảng 200
– 220 HTX (tăng bình quân 8 – 10 HTXNN/năm). Thành lập mới Quỹ tín dụng nhân dân ở nơi có nhu cầu và đủ điều kiện, đặc biệt là ở những địa bàn huyện chưa thành lập. - Quan tâm xây dựng mơ hình điểm, cụ thể là chọn một số THT, CLBNSC, và
HTXNN hoạt động có hiệu quả để xây dựng điển hình tiên tiến trên địa bàn, từ đó tổ chức học tập, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến để đẩy mạnh phát triển KTTT trong nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được 13-15 HTXNN điển hình, đến năm 2025 xây dựng được 20-25 HTXNN điển hình tiên tiến.