Kiểm tra nguyên liệu:

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase từ vỏ lụa sắn theo phương pháp bề mặt năng suất 18000kgngày (Trang 86)

8.1.1.Vỏ sắn:

Vỏ sắn là nguyên liệu chính trong dây chuyền sản xuất này vì vậy chất lượng vỏ sắn có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Vì ta sử dụng vỏ sắn là phế thải từ nhà máy tinh bột sắn do đó chất lượng vỏ sắn sẽ không tốt. Việc xử lý nguyên liệu vỏ sắn sẽ phức tạp hơn. Vỏ sắn trước khi đưa vào sử dụng cần được xử lý sơ bộ để đảm bảo đủ chỉ tiêu cho sản xuất.

Vỏ sắn cần được xử lý cơ học để loại bỏ bớt tạp chất như: đất đá, kim loại,… Đồng thời phải được xử lý hóa chất trước khi đưa vào sản xuất.

8.1.2. Ngô mảnh:

Ngô là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng của chế phẩm. Không chỉ là nguồn cacbon thông thường mà còn là cơ chất cảm ứng để sinh tổng hợp ra enzyme cellulase, do đó trước khi đưa vào sản xuất cần phải kiểm tra. Ngô phải có màu tươi sáng, độ đồng đều cao, không có mùi mốc, không có lẫn lộn với các chất gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc trong suốt quá trình nuôi cấy như: đất đá, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại, phôi ngô…

Tất cả được kiểm tra bằng cảm quan và các thiết bị chuyên dụng trước khi đưa vào sản xuất.

8.1.3. Nguồn muối vô cơ:

Đây là nguồn nitơ, các loại khoáng đa lượng và vi lượng cần thiết trong việc sinh tổng hợp ra enzyme cellulase. Nấm mốc rất dễ bị mẫn cảm bởi nồng độ rất thấp của khoáng chất lạ cho ra những sản phẩm không mong muốn làm giảm hiệu suất của quá trình sản xuất. Cho nên cần đặt mua những nơi có độ nhiễm tạp chất ở nồng độ cho phép.

8.1.4.Nước:

Kiểm tra độ trong màu sắc, tiêu chuẩn vi sinh của nước sau khi đã xử lý. Kiểm tra độ cứng, pH, chỉ số coli và độ oxy hoá của nước.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase từ vỏ lụa sắn theo phương pháp bề mặt năng suất 18000kgngày (Trang 86)