3.2 Giải pháp quản lý rủi rotín dụng tại Ngân hàng cơng thương Việt Nam – Ch
3.2.1 Đa dạng hóa đối tượng, lĩnh vực cho vay
Chủ trương của các tổ chức tín dụng hiện nay thường chỉ cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp; do vậy những đối tượng khách hàng khác thường không được quan tâm, chú trọng. Trong khi đó, trên thực tế, hoạt động phi nơng nghiệp chiếm
nhiều nhu cầu vốn cho các sinh hoạt khác. Chủ yếu các khoản vay ở nông thơn là vốn sản xuất, cịn lại là dành cho các hoạt động khác như mua/làm nhà, học hành, tiêu dùng v.v … Do đó để mở rộng, phát triển cho vay nông nghiệp, nông thôn Ngân hàng rất cần quan tâm phát triển, mở rộng cho vay đối với các nhu cầu trên.
Ngoài ra, Các chủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Nông Nghiệp-Nông Thôn rất đa dạng thuộc các thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi...phát triển dưới nhiều loại hình tổ chức. Có đơn vị sản xuất kinh doanh trên đất khốn, đất đấu thầu, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; Có đơn vị kết hợp với sản xuất gia công, chế biến nông, lâm sản, sản xuất ngành nghề tiểu thu cơng nghiệp; Có đơn vị chun tâm vào một, hai lĩnh vực; Có đơn vị lại thực hiện kinh doanh tổng hợp. Trong thời gian tới, để phát triển cho vay Nông Nghiệp-Nông Thôn, ngân hàng cần tập trung vốn đầu tư vào:
Các đối tượng kinh doanh có hiệu quả, các ngành nghề truyền thống của địa phương như: đầu tư cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp như chè, quế, sắn.., mơ hình nơng lâm, nhằm phát huy lợi thế so sánh của địa phương.
Các hộ nhận khoán đất, rừng cũng như ao hồ mặt nước lớn, các hộ ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt cho vay đối với các hộ để hình thành và phát triển trang trại nơng nghiệp, góp phần chuyển biến nền kinh tế cũng như đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Cho vay trang bị và đổi mới kỹ thuật, dây chuyền công nghệ theo hướng Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa – Nơng Nghiệp Nơng Thơn. Để phù hợp với trình độ phát triển sản xuất hàng hóa của từng khu vực. Cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn như: hệ thống kênh mương, chương trình nước sạch, trạm y tế, điện lưới, nhà ở nông thôn.
3.2.2Nâng cao công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn ổn định cho đầu tư phát triển
Tổ chức khảo sát, phân tích kỹ tiềm năng huy động vốn đến từng thành phần dân cư, loại hình tổ chức kinh tế, rà sốt lại các khâu tổ chức huy động vốn để
xây dựng đề án huy động vốn phù hợp với thực tế của địa phương.
Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, trong đó chú trọng tiền gửi dân cư và loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Theo dõi chặt chẽ tình hình huy động vốn trên địa bàn, qua đó tìm mọi biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động, giữ vững thị phần huy động vốn.
Làm tốt cơng tác khách hàng, trong đó chú trọng đến các khách hàng mới, duy trì quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, nhất là khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Khai thác tối đa lợi thế về mạng lưới, thương hiệu và mối quan hệ để thu hút lượng tiền gửi không kỳ hạn từ nguồn thu của các đơn vị trên địa bàn như: phối hợp với kho bạc về thu nộp ngân sách; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội về phát hành thẻ liên kết; phối hợp với bưu điện, điện lực, cấp nước… để thực hiện thu hộ tiền điện, điện thoại, tiền nước,... Tiếp cận và tranh thủ các nguồn vốn ủy thác đầu tư thông qua việc tham gia các dự án, chương trình được tiếp nhận nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.
Xây dựng các biện pháp, hình thức tuyên truyền quảng bá, tiếp thị huy động vốn phù hợp đến các thành phần kinh tế, dân cư trong xã hội. Tiếp tục phát huy các hình thức huy động đang được khách hàng ưa thích, đồng thời phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ, viên chức và người lao động, trên cơ sở đó xét trả lương theo mức độ hồn thành cơng việc. Phát triển thêm hình thức huy động vốn lưu động để tiếp cận các nguồn vốn nhỏ lẻ, xa trụ sở ngân hàng. Đổi mới tác phong giao dịch, sắp xếp nơi giao dịch đáp ứng tốt nhất nhu cầu, tiện ích cho khách hàng.