Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam – CN tam điệp (Trang 44 - 51)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Giá trị Giá trị Tăng trưởng % Giá trị Tăng

trưởng % Tổng tài sản 4.606.039,25 5.035.302,59 9,32 5.763.684,16 14,47 Tiền gửi 2.571.359,45 2.891.053,07 12,43 3.644.970,01 26,08 Dư nợ cho vay 2.934.343,12 3.333.560,92 13,61 3.762.889,68 12,88 Vốn chủ sở hữu 284.908,96 336.245,31 18,02 540.746,66 60,82 Lợi nhuận trước thuế 83.920,21 81.679,00 -2,67 77.506,22 -5,11 ROA 2,03% 1,70% -16,26 1,40% -17,65 ROE 26,74% 19.90% -25,58 13,70% -31,16 NIM 5,11% 4,06% -20 ,55 3,61% -11,08 CAR 10,57% 10,33% -2,27 13,17% 27,49

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên các năm 2013, 2014, 2015 Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Tam điệp )

Nhìn chung, các chỉ tiêu về tổng tài sản, tiền gửi, dư nợ cho vay, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp đều có xu hướng tăng lên qua các năm.

Tổng tài sản tăng khá nhanh, năm 2013 mới chỉ là 4.606.039,25 triệu đồng thì sau 3 năm con số này đã lên tới 5.763.684,16 triệu đồng, tức là tăng khoảng 37% (tăng thêm 1.157.644,91 triệu đồng).

Tiền gửi khách hàng có chênh lệch so với dư nợ cho vay không lớn lắm. Điều này khẳng định lợi thế của Ngân hàng cơng thương là một ngân hàng lớn, uy tín với quy mơ mạng lưới rộng khắp tồn quốc và có cơ sở khách hàng tốt. Dư nợ cho vay tăng từ năm 2013 sang năm 2014 với 13,61% nhưng sau đó tốc độ tăng trưởng lại giảm, chỉ còn khoảng dưới 13%. Vốn chủ sở hữu tăng lên một cách vượt bậc.

Từ năm 2013 tới năm 2014 vốn chủ sở hữu đã tăng (tăng 18,02%), tuy rằng sang năm 2015 tốc độ tăng thêm nhanh chóng với 204.501,35 triệu đồng tương ứng tăng 60,82%.

Trong giai đoạn vừa qua, đối mặt với khủng hoảng kinh tế thì sự sụt giảm về lợi nhuận hay ROA, ROE vì ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận dưới mục tiêu tái cơ cấu và phát triển lâu dài. Tuy vậy trong năm 2014 và 2015 các chỉ tiêu về lợi nhuận giảm và quy mô ngân hàng tăng không nhanh bằng vốn chủ sở hữu khiến cho ROE tụt giảm.

Theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, NIM của Ngân hàng cơng thương cũng có xu hướng giảm, xuống còn 3,61% tại 31/12/2015 do Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Năm 2015, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của NHCT là 13,17%, ( Trong khi quy định ở Thông tư 13/2010/TT-NHNN tối thiểu phải là 9%) và có xu hướng tăng theo thời gian.

Những năm qua, Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp đã có bước chuyển quan trọng trong việc tăng thu nhập từ dịch vụ ngồi dịch vụ tín dụng, tăng thu nhập từ các khoản đầu tư, tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ tồn

đọng đã xử lý rủi ro để cải thiện thu nhập, tăng vốn tự có theo lịch trình cơ cấu lại Ngân hàng.

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp

2.2.1.1 Về cơ cấu tín dụng

 Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp NHCT là ngân hàng tài trợ vốn lớn nhất cho các dự án lớn của đất nước được đầu tư bởi các Tập đồn, Tổng cơng ty lớn như Tập đồn Bưu chính viễn thơng, Tập đồn Cơng nghiệp than và khống sản, Tổng Cơng ty xi măng, Tập đồn dầu khí quốc gia, Tổng Công ty hàng hải Việt Nam... Đồng thời, NHCT cũng là nhà cung ứng vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, góp phần tạo việc làm cho người lao động, xây dựng và phát triển nơng thơn.

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của NHCT-Chi nhánh Tam Điệp giai đoạn 2013-2015 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Công ty Nhà nước 347.731,13 11,85 343.765,46 10,31 304.847,84 11,85 Công ty TNHH MTV vốn Nhà nước 100% 271.981,14 9,27 490.105,16 14,7 661.671,88 9,27 Công ty TNHH hơn MTV với vốn Nhà nước

trên 50% 18.953,64 0,65 22.915,78 0,69 25.953,27 0,65 Công ty TNHH khác 547.865,17 18,67 614.965,19 18,44 705.647,21 18,67 Công ty Cổ phần vốn Nhà nước trên 50% 429.793,62 14,65 285.422,33 8,56 297.198,60 14,65 Công ty Cổ phần khác 581.761,63 19,83 850.125,00 25,5 909.909,32 19,83 Công ty hợp danh 425,6 0,01 856,6 0,03 2.656,60 0,01 Doanh nghiệp tư nhân 113.707,07 3,88 121.637,61 3,65 122.649,29 3,88 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 65.719,13 2,24 85.715,98 2,57 123.292,85 2,24 Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã 13.911,81 0,47 16.263,49 0,49 18.687,25 0,47 Hộ kinh doanh, cá nhân 526.064,07 17,93 498.196,46 14,94 584.776,22 17,93 Dịch vụ hành chính sự nghiệp, Đảng, đồn thể

và hiệp hội 15.875,24 0,54 3.692,39 0,11 4.970,14 0,54 Thành phần kinh tế khác 553,51 0,02 670,41 0,02 629,21 0,02 TỔNG 2.934.342,76 100 3.334.331,86 100 3.762.889,68 100

Nhìn vào bảng có thể thấy dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp nhà nước lại có sự phân bố dư nợ không đồng đều. Các công ty Trách nhiệm hữu hạn có xu hướng vay vốn nhiều hơn và tăng qua các năm. Trước đó, trong một thời gian dài dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng lớn (chính là các Doanh nghiệp nhà nước) ln nằm ở mức trên 80% tổng dư nợ tín dụng. Nhưng nhờ vào chủ trương xóa bỏ phân biệt giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt việc cổ phần hóa Ngân hàng cơng thương chào bán cổ phiếu lần đầu năm 2008 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi này, Ngân hàng cơng thương đã và đang kiểm sốt chặt chẽ và giảm dư nợ cho vay của các Doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả.

Hộ kinh doanh, cá nhân tuy chiếm chưa được ¼ cơ cấu nhưng có mức tăng trưởng ổn định và đang có xu hướng tăng nhanh hơn dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Việc này đánh dấu sự thay đổi chiến lược tín dụng của ngân hàng, thay vì cho vay các tổ chức lớn với món vay khổng lồ cùng thời hạn dài thì ngân hàng đã quan tâm đến khách hàng nhỏ lẻ tuy vốn vay không nhiều nhưng thời hạn thường không quá dài và ngân hàng dễ quay vòng được vốn cho khách hàng khác vay, đồng thời tạo ra sự cân đối cho tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng.

Các cơng ty hợp danh có mức dư nợ thấp nhất, chiếm tỷ trọng gần như 0%. Đến năm 2015 tuy đã có khởi sắc nhưng con số vẫn rất khiêm tốn. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã qua các năm tuy có sự tăng trưởng nhưng không nhiều và khá ổn định. Dịch vụ hành chính sự nghiệp, Đảng, đồn thể và Hiệp hội lại có xu hướng giảm, tuy có tăng trở lại vào năm 2015 nhưng tỷ trọng trong cơ cấu vẫn không đáng kể.

 Cơ cấu tín dụng theo các ngành kinh tế NHCT luôn ưu tiên cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn và có tính ổn định cao như khai khống, cơng nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, bán buôn bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy, xăng dầu, xi măng, hóa chất...

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của Ngân hàng công thương-Chi nhánh Tam Điệp giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2013 2014 2015

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ

lệ % Nông lâm nghiệp và thủy sản 91.126,89 3,1 83.018,32 2,5 112.849,62 3,0 Khai khoáng 214.992,91 7,3 255.010,52 7,6 248.165,72 6,6 Công nghiệp chế biến, chế tạo 848.123,39 28,9 1.051.567,1 31,5 1.276.662,22 33, 9 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng 243.737,21 8,3 227.633,51 6,8 257.375,69 6,8 Xây dựng 318.475,19 10,9 227.743,38 6,8 267.140,44 7,1 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy 344.662,15 11,7 970.952,38 29,1 1.072.085,18 28, 5 Vận tải kho bãi 158.429,69 5,4 97.805,79 2,9 80.827,89 2,1 Dịch vụ lưu trữ, ăn uống 36.182,70 1,2 22.918,14 0,7 24.158,38 0,6 Hoạt động kinh doanh bất động sản 90.765,15 3,1 260.685,97 7,8 248.013,26 6,6 Các hoạt động khác 587.847,84 20,0 136.225,81 4,1 248.013,26 4,7 TỔNG 2.934.343,12 100 3.333.560,92 100 3.762.889,68 100

( Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất năm 2013,2014 và 2015 của NHCT)

Đứng đầu trong số ngành có tỷ trọng dư nợ cao nhất ln là Công nghiệp chế biến chế tạo, ổn định ở mức 30%, sau đó là bán bn, bán lẻ sửa chữa ô tô, xe máy đến năm 2015 đã gần đuổi kịp công nghiệp chế biến, chế tạo (xấp xỉ 30%), ngành

xây dựng và sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng có mức dư nợ sàn sàn nhau và tăng trưởng cùng tốc độ như nhau. Tỷ trọng này đang được đánh giá là phù hợp với điều kiện của một nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Cơ cấu tín dụng theo ngành được duy trì khá ổn định trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro xuất hiện nợ nhóm 2 và nợ xấu cao của Ngân hàng công thương – Chi nhánh Tam Điệp là : Cho vay vận tải, kinh doanh bất động sản, xi măng, ngành dệt may và các sản phẩm dệt may, sắt thép, vật liệu xây dựng,các sản phẩm từ gỗ, thủy sản.

 Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tín dụng

Bảng 2.4:Cơ cấu tín dụng của NHCT theo kì hạn tín dụng giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ

%

Ngắn hạn 1.769.124,28 60,3 2.004.552,55 60,1 2.276.973,32 60,5

Trung hạn 305.331,67 10,4 340.783,69 10,2 329.720,90 8,8

Dài hạn 859.887,17 29,3 988.224,68 29,6 1.156.195,46 30,7

Tổng 2.934.343,12 100 3.333.560,92 100 3.762.889,68 100

( Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất năm 2013,2014,2015 của NHCT ) Nhìn chung tỷ trọng của ba loại kỳ hạn trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tín dụng của NHCT giai đoạn 2013-2015 khơng đồng. Cơ cấu lệch hẳn về phía tín dụng ngắn hạn, qua các năm vẫn duy trì tỷ trọng cao trong cơ cấu ở mức 60%. Tín dụng dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 30%, cịn tín dụng trung hạn thì chiếm mức nhỏ là 10%. Trong thời điểm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do nhiều yếu tố, định hướng cơ cấu thời gian cho vay của NHCT tập trung vào cho vay ngắn hạn đã giúp ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro.

2.2.1.2 Chất lượng tín dụng

 Phân loại nợ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam – CN tam điệp (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)