3.2 Giải pháp quản lý rủi rotín dụng tại Ngân hàng cơng thương Việt Nam – Ch
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay
Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay cần được tiến hành định kỳ theo quy định đồng thời tổ chức tiến hành kiểm tra đột xuất để có thể nhanh chóng phát hiện các khoản nợ có vấn đề và có biện pháp kịp thời. Tránh tình trạng kiểm tra qua
qt, hình thức.
3.2.4 Cải thiện năng lực cán bộ tín dụng
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Một ngân hàng muốn thành cơng, trước hết phải có đội ngũ lãnh đạo có năng lực quản lý, điều hành giởi, cần có đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, trung thực và tâm huyết với nghề nghiệp mới có thể hồn thành nhiệm vụ, đạt kết quả cao trong kinh doanh. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của ngân hàng cần phải thực hiện theo hướng sau:
Rà sốt lại trình độ cán bộ có tính đến xu hướng phát triển dài hạn của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện kiến thức chuyên môn. Yêu cầu đối với cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng phải có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, có tác phong giao dịch tốt, phải có kiến thức chun mơn vững chắc, sâu trong lĩnh vực ngân hàng, giỏi về nghiệp vụ, có kỹ năng tìm hiểu, điều tra, kỹ năng phân tích, kỹ năng đàm phán với khách hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng cịn phải hiểu biết sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội có liên quan, hiểu biết kiến thức về thị trường và pháp luật, có khả năng tham mưu cho các hộ vay vốn.
Việc nâng cao trình độ cán bộ phải thực hiện ngay ở khâu tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ cần phải tuân thủ đúng quy trình, quy chế, thi tuyển cơng khai và nghiêm túc để có thể thu hút nhiều lao động có trình độ cao, có tác phong làm việc cơng nghiệp, trẻ trung, năng động, sáng tạo. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn hoặc đạo đức tác phong yếu kém.
Phân công cán bộ phụ trách và theo dõi từng mảng công việc theo từng lĩnh vực để tạo ra sự chun mơn hóa nhưng cũng cần phải có cơ chế luân chuyển để tránh sự trì trệ và đề phịng phát sinh các mối quan hệ không lành mạnh với khách hàng. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để có kế hoạch theo dõi, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn cán bộ, đảm bảo sự liên tục và kế thừa. Cơ cấu cán bộ phải đảm bảo sự hợp lý về độ tuổi, kết hợp sự năng động và nhảy cảm của cán bộ trẻ với kinh nghiệm của cán bộ cũ.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi, tổ chức các cuộc thi cán bộ ngân hàng giỏi, từ đó tạo cơ hội nâng cao trình độ giao tiếp, mở rơng mối quan hệ, thường xuyên ôn luyện cơ chế, qui chế nghiệp vụ và có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp.