Giới thiệu chung về Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam – CN tam điệp (Trang 41)

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp

Ngân hàng TMCP Công Thương VN - CN Tam Điệp tiền thân là phòng giao dịch Tam Điệp của NHCT NB được nâng cấp thành CN cấp 2 từ năm 2003, đến năm 2006 trở thành CN cấp I trực thuộc NHCT Việt Nam. Số cán bộ công nhân viên lúc bấy giờ là 22 cán bộ. Nguồn vốn huy động đạt 95trđ; Dư nợ: 292 tỷ đồng; lợi nhuận 2,416trđ.

Tháng 7/2009 tồn hệ thống Vietinbank chuyển sang cổ phần hố đổi tên NHCT VN thành NHTMCP CT VN, CN Tam Điệp trở thành NHTMCP CT VN CN Tam Điệp chuyển từ cơ chế làm việc của NH có 100% vốn nhà nước thành NH có 49% vốn sở hữu của các cá nhân tổ chức nên cơ chế làm việc có tính cạnh tranh hơn, thúc đẩy sự sáng tạo của người lao động theo tinh thần: làm nhiều hưởng nhiều.

Mặc dù, đóng trên địa bàn miền núi, dân cư thưa thớt, nghèo nàn, mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, nền kinh tế diễn biến phức tạp nhưng với sự năng động, nhạy bén và sát sao trong điều hành hoạt động kinh doanh của Ban lãnh đạo, Chi nhánh Tam Điệp ngày càng phát triển về quy mô kinh doanh cũng như số lượng cán bộ công nhân viên, thu nhập của cán bộ luôn được giữ vững. Từ năm 2009 đến nay chi nhánh ln có sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn, dư nợ, lợi nhuận. Đến năm 2015, dư nợ đạt trên 3.300 tỷ; nguồn vốn đạt trên 4.000 tỷ, lợi nhuận đạt trên 81 tỷ đồng cho thấy hiệu quả làm việc trong cơ chế mới, chủ động trong công việc, năng suất lao động tăng lên.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

* Phòng KHDN: Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh trong quản lý, tổ

chức hoạt động kinh doanh đối với đối tượng KHDN phù hợp với định hướng của NHCT trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của NHCT; và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong từng thời kỳ. Bao gồm: Lãnh đạo phịng, CB Quan hệ khách hàng, Chun viên phân tích, Cán bộ tác nghiệp, cán bộ tài trợ thương mại.

* Phịng Kế tốn: Là đơn vị tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc CN trong

công tác cung ứng dịch vụ liên quan đến kế toán cho khách hàng, thực hiện hạch tốn kế tốn, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý hệ thống máy tính và điện tốn; quản lý tài sản, công cụ dụng cụ …tại chi nhánh theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ. Bao gồm: Lãnh đạo phòng, Giao dịch viên, Giao dịch viên thẻ, Cán bộ hậu kiểm, Tổ điện toán trực thuộc.

* Phòng Bán lẻ: Đối tượng khách hàng bán lẻ: Gồm cá nhân, hộ gia đình, tổ

hợp tác, DN siêu vi mơ có doanh thu năm trước liền kề với năm đề nghị cấp vốn tín dụng dưới 5 tỷ( thay đổi phụ thuộc vào quy định của tửng thời kỳ). Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh theo mơ hình bán lẻ và trực tiếp tại Phòng bán lẻ, các PGD loại hai trực thuộc phù hợp với

BAN GIÁM ĐỐC PHỊNG KHDN PHỊNG KẾ TỐN PHỊNG BÁN LẺ PHÒNG TTKQ PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG TCHC PGD QUANG TRUNG PGD HỒNG PHONG

định hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và chi nhánh trong từng thời kỳ;

Tuân thủ chế độ, quy định của NH Công thương và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ được Giám đốc chi nhánh giao cho trên cơ sở các chỉ tiêu Kế hoạch của Ngân hàng Công thương Việt Nam giao cho chi nhánh.

Bao gồm: Lãnh đạo phòng, CB QHKH Bán lẻ, CB Tác nghiệp, Tư vấn tài chính.

* Phịng TTKQ: Phịng TTKQ là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Chi

nhánh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, hoạt động theo quy trình, quy chế của cơ quan, chế độ của ngành và pháp luật của Nhà nước.

Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản đảm bảo…Bảo đảm cơng tác an tồn kho quỹ tạo nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển; Điều hành và sử dụng tiền mặt tiết kiệm, hiệu quả; Tổ chức thu, chi, giao, nhận, điều chuyển tiền mặt đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng; Giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định trong lĩnh vực Tiền tệ kho quỹ; Tổ chức kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản đảm bảo…theo quy định.

Bao gồm: Lãnh đạo phòng, Thủ kho, Kiểm ngân.

* Phòng Tổng hợp: Là Phòng tham mưu, giúp việc cho BGĐ trong công tác

xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo, quản lý chất lượng, quản lý rủi ro và xử lý NCVĐ và Phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và phòng chống gian lận tại Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam trong từng thời kỳ.

Bao gồm: Lãnh đạo phòng, Cán bộ thu nợ, Cán bộ tổng hợp.

* Phòng TCHC: Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác quản lý cán bộ,

hành chính quản lý của chi nhánh. Thực hiện công tác thi đua tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT. Thực hiện các chức năng về đảm bảo an toàn về tài sản, quy định về bảo quản trang thiết bị, quản lý con dấu của chi nhánh, bảo dưỡng phương tiện đi lại; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an tồn chi nhánh, phịng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt.

* Hai phòng Giao dịch Quang Trung và PGD Lê Hồng Phong: Là Phòng

nghiệp vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, cung cấp các nghiệp vụ khác theo quy định của NHNN, NHTMCPCTVN và Chi nhánh Tam Điệp;

Phối hợp cùng Phòng bán lẻ nghiên cứu thị trường; tham mưu và hỗ trợ Ban Giám đốc CN quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh đối với phân khúc KHBL tại địa bàn.

Quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, luân chuyển hố sơ tài sản bảo đảm theo phân cấp, uỷ quyền tại PGD bảo đảm an toàn kho quỹ của PGD tại nơi giao dịch, trên đường vận chuyển theo quy định của NHCT.

Bao gồm: Lãnh đạo phòng, Giao dịch viên, cán bộ tín dụng Bán lẻ.

2.1.3 Khát quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Giá trị Giá trị Tăng trưởng % Giá trị Tăng

trưởng % Tổng tài sản 4.606.039,25 5.035.302,59 9,32 5.763.684,16 14,47 Tiền gửi 2.571.359,45 2.891.053,07 12,43 3.644.970,01 26,08 Dư nợ cho vay 2.934.343,12 3.333.560,92 13,61 3.762.889,68 12,88 Vốn chủ sở hữu 284.908,96 336.245,31 18,02 540.746,66 60,82 Lợi nhuận trước thuế 83.920,21 81.679,00 -2,67 77.506,22 -5,11 ROA 2,03% 1,70% -16,26 1,40% -17,65 ROE 26,74% 19.90% -25,58 13,70% -31,16 NIM 5,11% 4,06% -20 ,55 3,61% -11,08 CAR 10,57% 10,33% -2,27 13,17% 27,49

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên các năm 2013, 2014, 2015 Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Tam điệp )

Nhìn chung, các chỉ tiêu về tổng tài sản, tiền gửi, dư nợ cho vay, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp đều có xu hướng tăng lên qua các năm.

Tổng tài sản tăng khá nhanh, năm 2013 mới chỉ là 4.606.039,25 triệu đồng thì sau 3 năm con số này đã lên tới 5.763.684,16 triệu đồng, tức là tăng khoảng 37% (tăng thêm 1.157.644,91 triệu đồng).

Tiền gửi khách hàng có chênh lệch so với dư nợ cho vay không lớn lắm. Điều này khẳng định lợi thế của Ngân hàng công thương là một ngân hàng lớn, uy tín với quy mơ mạng lưới rộng khắp tồn quốc và có cơ sở khách hàng tốt. Dư nợ cho vay tăng từ năm 2013 sang năm 2014 với 13,61% nhưng sau đó tốc độ tăng trưởng lại giảm, chỉ còn khoảng dưới 13%. Vốn chủ sở hữu tăng lên một cách vượt bậc.

Từ năm 2013 tới năm 2014 vốn chủ sở hữu đã tăng (tăng 18,02%), tuy rằng sang năm 2015 tốc độ tăng thêm nhanh chóng với 204.501,35 triệu đồng tương ứng tăng 60,82%.

Trong giai đoạn vừa qua, đối mặt với khủng hoảng kinh tế thì sự sụt giảm về lợi nhuận hay ROA, ROE vì ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận dưới mục tiêu tái cơ cấu và phát triển lâu dài. Tuy vậy trong năm 2014 và 2015 các chỉ tiêu về lợi nhuận giảm và quy mô ngân hàng tăng không nhanh bằng vốn chủ sở hữu khiến cho ROE tụt giảm.

Theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, NIM của Ngân hàng cơng thương cũng có xu hướng giảm, xuống cịn 3,61% tại 31/12/2015 do Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Năm 2015, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của NHCT là 13,17%, ( Trong khi quy định ở Thông tư 13/2010/TT-NHNN tối thiểu phải là 9%) và có xu hướng tăng theo thời gian.

Những năm qua, Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp đã có bước chuyển quan trọng trong việc tăng thu nhập từ dịch vụ ngồi dịch vụ tín dụng, tăng thu nhập từ các khoản đầu tư, tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ tồn

đọng đã xử lý rủi ro để cải thiện thu nhập, tăng vốn tự có theo lịch trình cơ cấu lại Ngân hàng.

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp

2.2.1.1 Về cơ cấu tín dụng

 Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp NHCT là ngân hàng tài trợ vốn lớn nhất cho các dự án lớn của đất nước được đầu tư bởi các Tập đồn, Tổng cơng ty lớn như Tập đồn Bưu chính viễn thơng, Tập đồn Cơng nghiệp than và khống sản, Tổng Cơng ty xi măng, Tập đồn dầu khí quốc gia, Tổng Cơng ty hàng hải Việt Nam... Đồng thời, NHCT cũng là nhà cung ứng vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, góp phần tạo việc làm cho người lao động, xây dựng và phát triển nông thôn.

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của NHCT-Chi nhánh Tam Điệp giai đoạn 2013-2015 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Công ty Nhà nước 347.731,13 11,85 343.765,46 10,31 304.847,84 11,85 Công ty TNHH MTV vốn Nhà nước 100% 271.981,14 9,27 490.105,16 14,7 661.671,88 9,27 Công ty TNHH hơn MTV với vốn Nhà nước

trên 50% 18.953,64 0,65 22.915,78 0,69 25.953,27 0,65 Công ty TNHH khác 547.865,17 18,67 614.965,19 18,44 705.647,21 18,67 Công ty Cổ phần vốn Nhà nước trên 50% 429.793,62 14,65 285.422,33 8,56 297.198,60 14,65 Công ty Cổ phần khác 581.761,63 19,83 850.125,00 25,5 909.909,32 19,83 Công ty hợp danh 425,6 0,01 856,6 0,03 2.656,60 0,01 Doanh nghiệp tư nhân 113.707,07 3,88 121.637,61 3,65 122.649,29 3,88 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 65.719,13 2,24 85.715,98 2,57 123.292,85 2,24 Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã 13.911,81 0,47 16.263,49 0,49 18.687,25 0,47 Hộ kinh doanh, cá nhân 526.064,07 17,93 498.196,46 14,94 584.776,22 17,93 Dịch vụ hành chính sự nghiệp, Đảng, đồn thể

và hiệp hội 15.875,24 0,54 3.692,39 0,11 4.970,14 0,54 Thành phần kinh tế khác 553,51 0,02 670,41 0,02 629,21 0,02 TỔNG 2.934.342,76 100 3.334.331,86 100 3.762.889,68 100

Nhìn vào bảng có thể thấy dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp nhà nước lại có sự phân bố dư nợ không đồng đều. Các công ty Trách nhiệm hữu hạn có xu hướng vay vốn nhiều hơn và tăng qua các năm. Trước đó, trong một thời gian dài dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng lớn (chính là các Doanh nghiệp nhà nước) luôn nằm ở mức trên 80% tổng dư nợ tín dụng. Nhưng nhờ vào chủ trương xóa bỏ phân biệt giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt việc cổ phần hóa Ngân hàng cơng thương chào bán cổ phiếu lần đầu năm 2008 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi này, Ngân hàng công thương đã và đang kiểm soát chặt chẽ và giảm dư nợ cho vay của các Doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả.

Hộ kinh doanh, cá nhân tuy chiếm chưa được ¼ cơ cấu nhưng có mức tăng trưởng ổn định và đang có xu hướng tăng nhanh hơn dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Việc này đánh dấu sự thay đổi chiến lược tín dụng của ngân hàng, thay vì cho vay các tổ chức lớn với món vay khổng lồ cùng thời hạn dài thì ngân hàng đã quan tâm đến khách hàng nhỏ lẻ tuy vốn vay không nhiều nhưng thời hạn thường không quá dài và ngân hàng dễ quay vòng được vốn cho khách hàng khác vay, đồng thời tạo ra sự cân đối cho tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng.

Các cơng ty hợp danh có mức dư nợ thấp nhất, chiếm tỷ trọng gần như 0%. Đến năm 2015 tuy đã có khởi sắc nhưng con số vẫn rất khiêm tốn. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã qua các năm tuy có sự tăng trưởng nhưng khơng nhiều và khá ổn định. Dịch vụ hành chính sự nghiệp, Đảng, đồn thể và Hiệp hội lại có xu hướng giảm, tuy có tăng trở lại vào năm 2015 nhưng tỷ trọng trong cơ cấu vẫn không đáng kể.

 Cơ cấu tín dụng theo các ngành kinh tế NHCT ln ưu tiên cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn và có tính ổn định cao như khai khống, cơng nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, bán buôn bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy, xăng dầu, xi măng, hóa chất...

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của Ngân hàng công thương-Chi nhánh Tam Điệp giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2013 2014 2015

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ

lệ % Nông lâm nghiệp và thủy sản 91.126,89 3,1 83.018,32 2,5 112.849,62 3,0 Khai khống 214.992,91 7,3 255.010,52 7,6 248.165,72 6,6 Cơng nghiệp chế biến, chế tạo 848.123,39 28,9 1.051.567,1 31,5 1.276.662,22 33, 9 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng 243.737,21 8,3 227.633,51 6,8 257.375,69 6,8 Xây dựng 318.475,19 10,9 227.743,38 6,8 267.140,44 7,1 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy 344.662,15 11,7 970.952,38 29,1 1.072.085,18 28, 5 Vận tải kho bãi 158.429,69 5,4 97.805,79 2,9 80.827,89 2,1 Dịch vụ lưu trữ, ăn uống 36.182,70 1,2 22.918,14 0,7 24.158,38 0,6 Hoạt động kinh doanh bất động sản 90.765,15 3,1 260.685,97 7,8 248.013,26 6,6 Các hoạt động khác 587.847,84 20,0 136.225,81 4,1 248.013,26 4,7 TỔNG 2.934.343,12 100 3.333.560,92 100 3.762.889,68 100

( Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất năm 2013,2014 và 2015 của NHCT)

Đứng đầu trong số ngành có tỷ trọng dư nợ cao nhất ln là Công nghiệp chế biến chế tạo, ổn định ở mức 30%, sau đó là bán bn, bán lẻ sửa chữa ô tô, xe máy đến năm 2015 đã gần đuổi kịp công nghiệp chế biến, chế tạo (xấp xỉ 30%), ngành

xây dựng và sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng có mức dư nợ sàn sàn nhau và tăng trưởng cùng tốc độ như nhau. Tỷ trọng này đang được đánh giá là phù hợp với điều kiện của một nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Cơ cấu tín dụng theo ngành được duy trì khá ổn định trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro xuất hiện nợ nhóm 2 và nợ xấu cao của Ngân hàng công thương – Chi nhánh Tam Điệp là : Cho vay vận tải, kinh doanh bất động sản, xi măng, ngành dệt may và các sản phẩm dệt may, sắt thép, vật liệu xây dựng,các sản phẩm từ gỗ, thủy sản.

 Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tín dụng

Bảng 2.4:Cơ cấu tín dụng của NHCT theo kì hạn tín dụng giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam – CN tam điệp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)