Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại nhà máy thuốc lá thăng long (Trang 28 - 34)

Luận văn cuối khoá

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất.

2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý.

Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một đơn vị sản xuất có quy mơ tương đối lớn. Hiện tại, quy mô tổ chức của nhà máy khá chặt chẽ bao gồm: ban lãnh đạo, 10 phịng, 4 phân xưởng chính,2 phân xưởng phụ và một số bộ phận hỗ trợ khác. Giá đốc nhà máy đứng đàu bộ máy quản lí, là chủ tài khoản, là người chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy với nhà nước và đời sông của cán bộ cơng nhân viên trong nhà máy.Ngồi việc quyền trách nhiệm cho các phó giám đốc, kế tốn trưởng và một số chun viên

Luận văn cuối khố

khác,giám đốc cịn trực tiếp phụ trách 5 phịng đó là: phịng ngun liệu, phịng kế hoạch, phịng hành chính, phịng tổ chức lao động tiền lương, phịng tài vụ.

Các phó giám đốc quản lí các mặt của quá trình sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất được liên tục, an tồn và chất lượng. Trong đó các phó giám đóc lại phụ trách một số phịng ban theo đúng chức năng của mình.

Bộ máy quản lí của nhà máy bao gồm các phịng ban sau:

- Phịng hành chính:

Thực hiện chức năng giúp việc giám đốc về tất cả các công việc liên quan đến công tác hành chính trong nhà máy. Phịng có nhiệm vụ quản lý về văn thư, lưu trữ tài liệu, bảo mật, đời sống, y tế, quản trị.

- Phòng tổ chức, bảo vệ:

Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc về công tác lao động – tổ chức và an ninh – quốc phịng. Phịng có nhiệm vụ: giúp việc giám đốc lập phương án về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ lao động , tiền lương, quản lý về bảo hiểm lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, đào tạo công nhân kĩ thuật, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà máy, thực hiện các nhiệm vụ về cơng tác qn sự địa phương.

- Phịng tài vụ:

Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc giám đốc về mặt tài chính – kế tốn của nhà máy. Phịng có nhiệm vụ: tổ chức quản lý mọi mặt hoạt động liên quan đến cơng tác tài chính kế tốn của nhà máy như tổng hợp, thu chi, cơng nợ, giá thành, hạch tốn, dự toán sử dụng nguồn vốn, quản lý tiền mặt, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong từng tháng, quý, năm…

- Phòng kế hoạch - vật tư:

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất – kinh doanh của nhà máy. Phịng có nhiệm vụ: lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm, quý, tháng. Điều hành sản xuất theo kế hoạch của thị trường, tham gia xây dựng kế hoạch, định mức kinh tế kĩ thuật giá thành , thống kê và theo

dõi cơng tác tiết kiệm , tổng hợp báo cáo lên cấp trên theo định kì tình hình sản xuất theo tháng, q, năm.

- Phịng ngun liệu:

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác nguyên liệu thuốc lá theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Phịng có nhiệm vụ: lập các kế hoạch đàu tư gieo trồng, cung cấp vật tư, cán bộ kĩ thuật cho các vùng trồng cây thuốc, thu mua lá thuốc lá phục vụ sản xuất, kí các hợp đng giao trồng, thu mua với các tỉnh. Đồng thời phịng cịn quản lí kho ngun liệu.

- Phịng kĩ thuật cơ điện:

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác kĩ thuật, về cơng tác quản lý máy móc thiết bị, điện, hơi, nước, lạnh của nhà máy. Phịng có nhiệm vụ: theo dõi, quản lý toàn bộ trang thiết bị kĩ thuật cơ khí, thiết bị chuyên dùng, chuyên ngành, điện, hơi, nước, lạnh cả về số lượng và chất lượng trong quá trình sản xuất, lập kế hoạch về phương án đầu tư chiều sâu, phụ tùng thay thế,…,tham gia công tác ATLĐ-VSLĐ và đào tạo thợ cơ khí, kĩ thuật.

- Phòng kĩ thuật công nghệ:

Thực hiện chức năng giúp việc giám đốc về cơng tác kĩ thuật của nhà máy. Phịng có nhiệm vụ : nhận chỉ thị trực tiếp của giám đốc và thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm , chất liệu, hương liệu, vật liệu, vật tư, nguyên liệu trong q trình sản xuất, quản lý quy trình cơng nghệ, quản lý chỉ tiêu lý, hóa về nguyên liệu, sản phẩm, nước,…, tham gia vào công tác môi trường và đào tạo thợ kĩ thuật, thường trực hội đồng sáng kiến của nhà máy.

- Phòng KCS:

Thực hiện chức năng giúp việc giám đốc về quản lý chất lượng sản phẩm. Phịng có nhiệm vụ: kiểm tra, giám sát về chất lượng nguyên liệu, vật tư, vật liệu khi khách hàng đưa về nhà máy, kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn, trên dây chuyền sản xuất, phát hiện sai sót báo cáo để giám đốc chỉ thị khắcphục, kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm khi xuất kho, kiểm

Luận văn cuối khoá

tra, xác định nguyên nhân của hàng bị trả lại hoặc hàng giả nếu có, quản lý các dụng cụ đo lường được trang bị.

- Phòng tiêu thụ:

Thực hiện chức năng tham mưu giá đốc về cơng tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Phịng có nhiệm vụ: lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từng tháng, quý, năm cho từng vùng và từng đơn vị khách hàng, theo dõi tình hình tiêu thụ từng vùng, miền dân cư kết hợp với phòng thị trường mở rộng diện tiêu thụ,tổng hợp báo cáo kết quả tiêu thụ về số lượng, chủng loại theo quy định để giám đốc đánh giá và có quyết định về phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

- Phòng thị trường:

Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc lãnh đạo nhà máy về công tác thị trường và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đơc nhà máy. Phịng có nhiệm vụ: theo dõi diễn biến thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị…, soạn thảo và đề ra các chương trình kế hoạch, chiến lược, tham gia cơng tác điều hành hoạt động Makéting, thiết kế sản phẩm mới, tham gia triển lãm, …

Sơ đồ bộ máy quản lý HĐSXKD của nhà máy thuốc lá Thăng Long:

2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.

* Quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm

Với nhiệm vụ được nhà máy giao cho là sản xuất thuốc lá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nên sản phẩm chính của nhà máy chỉ có một loại là thuốc lá bao nhưng rất đa dạng về chủng loại. Vì sản phẩm chỉ có một loại là thuốc lá bao nên quy trình cơng nghệ sản xuất của nhà máy ổn định. Giá trị và phẩm cấp của mác thuốc phụ thuộc vào kĩ thuật sản xuất và công thức pha chế nguyên liệu.

Do yêu cầu của kĩ thuật sản xuất, việc chế biến bán thành phẩm của mỗi giai đoạn chế biến phải nhịp nhàng để kịp thời chuyển sang giai đoạn sau bảo đảm chế biến liên tục cho nên khối lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất là không lớn và tương đối đồng đều.

Do đặc điểm của quy trình sản xuất như vậy nên sản phẩm tiêu thụ của nhà máy chỉ có thành phẩm là thuốc lá bao và các loại phế liệu, khơng có nửa thành phẩm .

Như vậy tính chất của quy trình cơng nghệ kĩ thuật là phức tạp, kiểu chế biến liên tục, chu kì sản xuất ngắn (vài ngày) và thuộc loại hình sản xuất với khối lượng lớn.

và các loại phế liệu, khơng có nửa thành phẩm .

Như vậy tính chất của quy trình cơng nghệ kĩ thuật là phức tạp, kiểu chế biến liên tục, chu kì sản xuất ngắn (vài ngày) và thuộc loại hình sản xuất với khối lượng lớn.

Luận văn cuối khoá

*Đặc điểm tổ chức sản xuất:

Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một đơn vị thuộc ngành công nghiệp chế biến, đối tượng của chế biến là sản phẩm của nông nghiệp. Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất thuốc bao phải qua sơ chế để đạt tiêu chuẩn cấp công nghiệp. Trên dây chuyền sản xuất trong một thời gian nhất định chỉ sản xuất một loại mác thuốc. Do đó các phân xưởng sản xuất ở nhà máy độc lập với nhau trong việc giao nhận bán thành phẩm tức là mỗi phân xưởng thực hiện một số bước trong quy trình sản xuất sản phẩm.

- Phân xưởng sợi: thành phẩm của phân xưởng là thuốc lá. Phân xưởng sợi có nhiệm vụ điều hành và quản lý dây chuyền sợi để thái lá thuốc lá thành sợi theo quy trình cơng nghệ u cầu.

- Phân xưởng bao mềm: từ sợi thành phẩm của xưởng sợi, phân xưởng này có nhiệm vụ cuốn thành điếu đóng tút, kiện, thùng các sản phẩm bao mềm (ví dụ như: Thăng Long, Thủ Đơ, Hồn kiếm…).

- Phân xưởng bao cứng: sản phẩm của phân xưởng là các bao thuốc lá, phân xưởng sử dụng nguyên liệu chính là sợi nhập ngoại để tiếp tục thực hiện quy trình sản xuất (ví dụ như: Vinataba, Hồng Hà,…).

- Phân xưởng Dunhill: đây là kết quả của sự hợp tác giữa nhà máy với nhà máy thuốc lá Rothmans có nhiệm vụ sử dụng nguồn nguyên liệu của Rothmans là sợi thuốc để cuốn điêú và đóng bao cứng- thuốc lá Dunhill.

Ngồi bốn phân xưởng sản xuất chính, nhà máy cịn tổ chức thêm hai phân xưởng sản xuất phụ phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm:

- Phân xưởng cơ điện: phân xưởng này phối hợp với phòng kĩ thuật cơ điện để gia công các chi tiết, phụ tùng cho các máy móc, thiết bị của nhà máy. Ngồi ra phân xưởng cịn lắp đặt, sửa chữa các máy móc thiết bị, cung cấp hơi nước, điện sản xuất cho nhà máy khi khơng có dịch vụ bên ngồi.

- Phân xưởng bốn: là phân xưởng phục vụ cho sản xuất cho các phân xưởng chính bằng lao động thủ cơng như dán tem, in hịm các tơng, may khẩu trang…

Ngồi 6 phân xưởng trên thì nhà máy cịn có một đội xe chuyên vận chuyển các sản phẩm đến các nơi tiêu thụ và một đội bốc xếp có nhiệm vụ bốc xếp các thành phẩm vật tư trong nhà máy.

Như vậy hoạt động của nhà máy là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban và các phân xưởng sản xuất. Các phòng quản lý đều có chức năng giúp ban lãnh đạo trong quản lý sản xuất nên có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Các phân xưởng cùng phối hợp với nhau để làm việc có hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại nhà máy thuốc lá thăng long (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)