2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT chi nhánh huyện Kim
2.3.2. Những mặt còn hạn chế
Mặc dù ngân hàng đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, song vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục kịp thời.
Tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn ở giới hạn cho phép nhưng nợ xấu vẫn đang tiềm ẩn và có xu hướng gia tăng theo chiều hướng xấu.Cụ thể, năm 2015 nợ xấu có xu hướng tăng lên so với năm 2014, ở mức 14,8 tỷ tăng 6,7 tỷ so với năm 2014.Điều này cho thấy các giải pháp mà ngân hàng áp dụng khơng có tính ổn định qua các năm.
Ngồi ra, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng gặp phải một số vấn đề: - Việc quản lý rủi ro mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng khách hàng, từng khoản TD mà chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục TD, tổng thể các khách hàng vay của chi nhánh. Điều đó dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư không cân đối.
- Chính sách tín dụng cịn nhiều điểm chưa rõ ràng, NH cấp trên chỉ mới giao chi nhánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm mà chưa quan tâm đến cơ cấu cấp TD, cấp TD vào ngành nào, lĩnh vực nào…
- Cấp TD dựa q nhiều vào tài sản đảm bảo, nhưng khơng có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng vỡ nợ mà ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản để thu hồi nợ.
- Khi phát hiện rủi ro thì chậm xử lý hoặc xử lý thiếu tính kiên quyết. - Cơng tác phát hiện, theo dõi và xử lý nợ có vấn đề cịn một số tồn tại như:
Cảnh báo rủi ro: Hệ thông phân loại nợ chủ yếu dựa vào yếu tố định lượng, tức là chỉ phát hiện rủi ro khi phát sinh nợ quá hạn.
Quy trình hướng dẫn xử lý các khoản tín dụng có vấn đề: Agribank Kim Động vẫn chưa xây dựng được quy trình chuẩn giúp các cán bộ định hướng trong việc tiếp cận và thảo luận các giải pháp đối với khách hàng. Do vậy khi xử lý các khoản nợ xấu cán bộ còn nhiều lúng túng, thời gian xử lý kéo dài.