Xử lý hiệu quả các khoản nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim động hưng yên” (Trang 72 - 74)

3.2. Giải pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNN chi nhánh

3.2.9. Xử lý hiệu quả các khoản nợ có vấn đề

Xử lý hiệu quả các khoản nợ có vần đề là giải pháp quan trọng và cần thiết giúp các ngân hàng giảm thiểu những tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra.Khi khoản nợ đã bị chuyển quá hạn, ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc làm thế nào để thu được khoản nợ đó để tránh mất vốn.Sở dĩ như vậy vì nợ quá hạn phát sinh tác động trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng; đến nguồn vốn của ngân hàng.Đó là hậu quả trong việc “gián đoạn” trong quá trình chu chuyển vốn.

Trong thời gian qua. Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Kim Động gặp một số vấn đề trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề: một số trường hợp ngân hàng chưa đưa ra được phương án xử lý nợ cho phù hợp, thời gian xử lý cịn chậm trễ, khơng thường xun đánh giá giá trị tài sản đảm bảo dẫn đến khi phát mãi tài sản, số tiền thu được từ phát mãi tài sản nhỏ hơn giá trị thị trường của tài sản đó.

Do đó, để xử lý hiệu quả các vấn đề, cần phải thực hiện đầy đủ các bước sau để có thể đưa ra phương án xử lý nợ hiệu quả nhất:

Bước 1: Xem xét lại tình hình khoản vay

Trưc tiên, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến khoản vay trở thành nợ khó địi, ngun nhân đó có phải xuất phát chủ quan từ phía ngân hàng trong quá trình xét duyệt cho vay hay xuất phát từ phía khách hàng hoặc yếu tố khách quan khác..Điều này rất quan trọng trong việc đưa ra giải pháp phù hợp để khắc phục hậu quả của RRTD.

Sau đó phải đánh giá lại tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng, đánh giá lại cả giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ và các nguồn thu khác của khách hàng ngoài nguồn trả nợ của phương án.

Thêm vào đó, cần đánh giá lại về thực trạng TSĐB, cụ thể: đánh giá về giá trị thị trường của tài sản và khả năng thanh lý tài sản để chuẩn bị cho phương án xử lý TSĐB siết nợ khi cần thiết.

Bước 2: Đánh giá thái độ và thiện chí hợp tác của khách hàng trong việc xử lý nợ q hạn

Q trình trao đổi với khách hàng có thể bằng văn bản hoặc thông qua các cuộc họp đột xuất, từ đó giúp chi nhánh đánh giá được thiện chí của khách hàng trong việc xử lý nợ quá hạn.Thiện chí hợp tác của khách hàng là yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn giải pháp xử lý nợ xấu.Quá trình này nên được thực hiện bởi các chuyên viên xử lý nợ giàu kinh nghiệm.Rất nhiều trường hợp, khách hàng liên tục cam kết với ngân hàng sẽ nỗ lực trả nợ nhưng thực chất không thực hiện đúng cam kết.Do đó, cách thức tốt nhất để đánh giá thái độ và thiện chí hợp tác của khách hàng là thơng qua động thái của họ và sự nỗ lực của họ trong việc trả nợ quá hạn cho ngân hàng.

Bước 3:Thông qua các kết quả đã đánh giá ở bước 1 và bước 2, lên phương án

thu hồi nợ phù hợp

Từ việc xem xét tình hình khoản vay và đánh giá về thiện chí trả nợ của khách hàng, ngân hàng cần lựa chọn phương thức xử lý phù hợp và đưa ra kế hoạch hành động ngay lập tức.Một vài phương thức xử lý nợ xấu, nợ quá hạn mà các ngân hàng áp dụng; Cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng; thỏa thuận với khách hàng phát mãi tài sản đảm bảo, đây là biện pháp hữu hiệu được sử dụng tại các ngân hàng, ưu điểm là ngân hàng có thể thu hồi các khoản nợ trong thời gian ngắn, rủi ro thấp.Tuy nhiên, giải pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp khách hàng thiện chí, hợp tác với ngân hàng và tài sản đảm bảo có thể phát mãi được; ngân hàng thực hiện bán nợ cho các công ty mua bán nợ.

Như vậy, thực hiện tốt giải pháp trên giúp ngân hàng đưa ra được những phương án xử lý các khoản nợ có vấn đề hiệu quả, nhằm hạn chế được rủi ro tín dụng gây ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim động hưng yên” (Trang 72 - 74)