Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim động hưng yên” (Trang 59 - 63)

3.2. Giải pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNN chi nhánh

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng khơng cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm.Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng có thể gây ra những rủi ro cho việc hồn trả nợ vay.Trên cơ sở đó có dự đốn những khả năng kiểm sốt rủi ro của ngân hàng và các có những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Mặt khác các phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng kiểm tra chính xác các thơng tin do khách hàng cung cấp từ đó nhận định đúng về thái độ của khách hàng.

Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định để vừa có thể thực hiện được yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Trên thực tế, Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Kim Động vẫn gặp phải một số tồn tại trong công tác thẩm định làm hạn chế hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng:

+ Cán bộ tín dụng phụ trách nhiều lĩnh vực khiến chất lượng thẩm định không cao. + Năng lực nhiều cán bộ thẩm định cịn hạn chế, khơng đáp ứng được yêu cầu công việc.

+ Chất lượng thông tin thu thập trực tiếp từ khách hàng chưa tốt + Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt cịn mang tính hình thức.

Để khắc phục được những tồn tại trên, ngân hàng phải bố trí cán bộ thẩm định sao hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ đủ trình độ, năng lực, chuyên môn làm công tác này.Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người để phát huy tối đa năng lực của mỗi người.Phân cán bộ thẩm định phụ trách theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu về ngành nghề đó.

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định.Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác thẩm định.Do đó cán bộ thẩm định cần, nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như ngân hàng nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.Có kiến thức tổng thề về thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu pháp luật, hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực liên quan đến tín dụng.

Hàng năm, ngân hàng nên tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ chun mơn.

Chi nhánh ngân hàng nên quan tâm, chú trọng đến công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó kịp thời.

Tăng chất lượng của việc thu thập thông tin.Trong các buổi phỏng vấn, cán bộ thẩm định cần tạo ra khơng khí thân mật, cởi mở, hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh tốn của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp.Qua đây, cán bộ thẩm định cũng xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng của khách hàng đưa ra.

Cần đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn thơng tin khác nhau về khách hàng:từ bạn hàng, đối tác…

Chất lượng thẩm định tín dụng phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau: trình độ của cán bộ thẩm định, nguồn thông tin, các công cụ sử dụng trong thẩm định. Nâng cao chất lượng thẩm định địi hỏi phải nâng cao và hồn thiện 3 yếu tố trên.

Khi phân tích đánh giá một khách hàng cần phải đánh giá được chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng, xác định mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận thơng qua xác định giới hạn tín dụng trong vịng 1 năm.Định kỳ 6 tháng, ngân hàng có thể đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng để quyết định xem có điều chỉnh giới hạn tín dụng đối với khách hàng hay khơng.

Việc thẩm định, phân tích cần phải nhìn nhận tổng hợp các yếu tố. Phân tích cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích mơi trường vĩ mơ, vi mơ, mơi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm sốt, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng.

Trong phân tích định lượng, ứng dụng và hồn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Thơng qua việc sử dụng các mơ hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng. Xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, việc phân tích chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phương án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ… Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của

Trong thẩm định các dự án đầu tư, nhiều dự án lớn cần chú ý đến khả năng thu xếp vốn của dự án, khả năng triển khai quản lý của khách hàng, hiệu quả thực tế của dự án. Đối với những dự án lớn, mà ngân hàng không thể đánh giá được cơng nghệ, về giá trị thật sự của máy móc cơng nghệ…thì cần th tổ chức độc lập có uy tín để định giá, đánh giá cơng nghệ máy móc thiết bị cho khách quan. Thơng tin về ngành nghề, sản phẩm dự án cũng hết sức cần thiết cho việc đánh đầu ra, hiệu quả dự án vì vậy nên mua thơng tin, tư vấn về ngành nghề sản phẩm của tổ chức bên ngồi có uy tín nếu chưa am hiểu kỹ về dự án. Điều kiện giải ngân của dự án cũng cần phải được nghiên cứu kỹ càng đảm bảo cân đối, chuẩn bị vốn đối ứng của khách hàng…

Khi cấp tín dụng cũng cần chú ý đến tình trạng vay nợ hiện nay của khách hàng, khách hàng có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó việc cấp tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dư nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các tài sản bảo đảm…để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.

Tóm lại báo cáo phân tích tín dụng phải đưa ra được các kết luận như sau: - Dự án, phương án có hiệu quả, có thể triển khai trong thực tế hay không. - Mức độ rủi ro của phương án, dự án.

- Rủi ro đặc thù trong quan hệ tín dụng với khách hàng là gì, những nhân tố chủ yếu có thể gây ra rủi ro.

- Ngân hàng có khả năng kiểm sốt được các rủi ro không và bằng cách nào, mức độ thiệt hại của ngân hàng nếu rủi ro xảy ra.

Như vậy, nếu chi nhánh ngân hàng thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ góp phần giúp chi nhánh ngân hàng đạt được những kết quả như: chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng được cải thiện, tránh những sai lầm không mong muốn; thời

gian thẩm định tín dụng được rút ngắn; việc giải ngân vốn sẽ được tiến hành nhanh chóng và ít vướng mắc; tạo cảm giác an tâm, an toàn cho khách hàng có nhu cầu vay vốn; tạo được uy tín cho khách hàng nhằm nâng cao được hiệu quả hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim động hưng yên” (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)