Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim động hưng yên” (Trang 40)

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 CL 2014/2013 CL 2015/2014 ST % ST % Tổng thu 101,16 103,35 105,63 2,19 2,16 2,28 2,21 Tổng chi 78,4 77,15 70,31 -1,25 -1,59 -6,84 -9,88 Chênh lệch thu chi 22,76 26,2 35,32 3,44 15,11 9,12 34,81

Nguồn:Báo cáo tổng kết HĐKD của NHNN&PTNT Huyện Kim Động giai đoạn 2013-2015

Nhìn vào bảng trên ta thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng có sự phát triển rõ rệt trong thời gian qua. Năm 2013 chênh lệch thu chi đạt 22,76 tỷ đồng. Năm 2014, chênh lệch thu chi của chi nhánh đạt mức 26,2 tỷ đồng, tăng 3,44 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng với tốc độ tăng là 15,11 %. Năm 2015,việc kinh doanh của chi nhánh có bước phát triển rõ rệt. Tổng thu tăng 2,28 tỷ trong khi tổng chi giảm 6,84 tỷ làm thu nhập của ngân hàng tăng lên mức 35,32 tỷ đồng, tăng 9,12 tỷ so với năm 2014. Kết quả trên cho thấy chi nhánh NHNN&PTNT huyện Kim Động đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của mình, năm nào cũng kinh doanh có lãi đóng góp vào thành quả chung của toàn bộ hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam.

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Kim Động

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Kim Động BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH CHO VAY ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 ST CL ST CL ST % ST % 1.Doanh số cho vay 563,32 651,75 88,43 15,70 810,11 158,36 24,30 2.Doanh số thu nợ 410,03 622,71 212,68 51,87 664,37 41,66 6,69 3.Tổng dư nợ tín dụng 538,56 567,6 29,04 5,39 713,34 145,74 25,68

Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT

Huyện Kim Động giai đoạn 2013-2015

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy, ngồi việc ngân hàng tích cực mở rộng thị phần, tìm kiếm mở rộng khách hàng làm tăng doanh số cho vay, ngân hàng cũng

tích cực quan tâm đến công tác thu nợ, thể hiện việc quản lý rủi ro tín dụng được quan tâm.

Doanh số cho vay năm 2014 đạt 651,75 tỷ tăng 88,43 tỷ so với năm 2013 tương đương tốc độ tăng 15,7%.Doanh số cho vay năm 2015 tăng 158,36 tỷ so với năm 2014 đạt mức 810,11 tỷ, tương đương tốc độ tăng là 24,3%.

Doanh số thu nợ năm 2013 đạt 410,03 tỷ, năm 2014 đạt 622,71 tỷ, tăng 212,68 tỷ tương đương tốc độ tăng 51,87%.Đến năm 2015, doanh số thu nợ đạt 664,37 tỷ tăng 41,66 tỷ so với năm 2014( tăng 6,69%).

Tổng dư nợ của chi nhánh cũng liên tục tăng qua các năm(đã phân tích bảng 2.2).

BẢNG 2.5: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI GIAN

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

ST % ST % CL ST % CL ST % ST % Tổng dư nợ tín dụng 538,56 100 567,6 100 29,04 5,39 713,34 100 145,74 25,68 -Ngắn hạn 447,41 83,08 507,45 89,4 60,04 13,42 659,5 92,45 152,05 29,96 -Trung dài hạn 91,15 16,92 60,15 10,6 -31 -34,01 53,84 7,55 -6,31 -10,49

Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT Huyện Kim Động giai đoạn 2013-2015

Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh và có sự tăng trưởng qua các năm trong khi dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và dư nợ TD giảm qua các năm.Đây là một bước đi đúng đắn của ngân hàng, thể hiện việc quản lý rủi ro tín dụng được quan tâm ở mức độ nhất định bởi khoản TD ngắn hạn ẩn chức ít rủi ro hơn khoản TD trung và dài hạn.

Dư nợ TD ngắn hạn năm 2014 tăng 60,04 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 13,42% so với năm 2013, đạt mức 507,45 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 89,4% trong tổng dư nợ; trong khi dư nợ trung dài hạn năm 2014 là 60,15 tỷ đồng (10,6% dư nợ) giảm 31 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ giảm là 34,01 %. Năm 2015, dư nợ ngắn là

659,5 tỷ chiếm 92,45% tổng dư nợ TD, tăng 152,05 tỷ đồng (29,96%) so với năm 2014; còn dư nợ trung dài hạn chiếm 7,55% tổng dư nợ, ở mức 53,84 tỷ đồng giảm 6,31 tỷ so với năm 2014, tỷ lệ giảm là 10,49%.

Từ năm 2013 đến nay tỷ trọng cấp TD ngắn hạn luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Bảng số liệu trên cho thấy chiến lược về hoạt động tín dụng của Chi nhánh có tầm nhìn xa và rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhà nước nói chung cũng như huyện Kim Động nói riêng.

Dư nợ TD trung và dài hạn thấp và có xu hướng giảm là do hoạt động kinh tế ở Kim Động chủ yếu là doanh nghiệp địa phương, quy mơ hoạt động nhỏ, máy móc thiết bị ít, cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng với lượng vốn nhỏ, nên nhu cầu vay vốn trung dài hạn thấp; hơn nữa các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định và đa số các doanh nghiệp chưa có ý định mở rơng quy mơ (bởi tình hình kinh tế hiện nay vẫn cịn nhiều khó khăn) nên nhu cầu vốn trung và dài hạn giảm. Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm bởi ưu thế của ngân hàng nông nghiệp đối với khách hàng là cấp tín dụng mục đích phát triển nơng nghiệp nông thôn với lãi suất ưu đãi, bởi vậy thu hút được nhiều người dân trên địa bàn huyện đến vay vốn để phát triển trang trại, mở rộng quy mô chăn nuôi.

BẢNG 2.6: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

ST % ST % CL ST % CL ST % ST % Tổng dư nợ tín dụng 538,56 100 567,6 100 29,04 5,39 713,34 100 145,7 4 25,68 -DNNN 0 0 0 0 0 - 0 0 0 - -DN ngoài quốc doanh 271,5 50,41 264,73 46,6 4 -6,77 -2,49 263,11 36,88 -1,62 -0,61 -Hợp tác xã 0 0 0 0 0 - 0 0 0 - -Hộ gia đình, cá nhân 267,06 49,59 302,87 53,3 6 35,81 13,41 450,23 63,12 147,3 6 48,65 Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT

Trong thời gian qua, chi nhánh tập trung cấp TD chủ yếu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; hộ gia đình, cá nhân.Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là ngân hàng nông nghiệp nên đối tượng khách hàng chính của ngân hàng hướng đến khơng có doanh nhiệp nhà nước và hợp tác xã.Xu hướng mấy năm qua cho thấy, dư nợ TD với doanh nghiệp ngồi quốc doanh giảm cả về quy mơ và tỷ trọng, còn dư nợ TD với hộ gia đình, cá nhân tăng lên rõ rệt cả về quy mô lẫn tỷ trọng.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2014, dư nợ TD của thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 264,73 tỷ đồng chiếm 46,64% tổng dư nợ năm, giảm 6,77 tỷ (2,49%) so với năm 2013. Sang năm 2015, dư nợ của thành phần này là 263,11tỷ đồng, giảm 1,62 tỷ so với năm 2014, tỷ lệ giảm tương ứng là 0,61%. Với thành phần kinh tế là hộ gia đình, cá nhân, dư nợ TD năm 2014 là 302,87 tỷ đồng chiếm 53,36% tổng dư nợ, tăng 35,81 tỷ so với năm 2013, tốc độ tăng là 13,41%. Đến năm 2015, dư nợ của thành phần này tăng lên đáng kể đạt mức 450,23 tỷ, chiếm 63,12% tổng dư nợ, tăng 147,36 tỷ so với năm 2014 (48,65%).

Có thể nói kết quả cấp TD của chi nhánh có xu hướng phát triển tốt, TD ngồi quốc doanh giảm bởi việc đầu tư có sàng lọc và lựa chọn khách hàng, lựa chọn dự án, phương án đầu tư ở mọi lĩnh vực, tăng cường cấp TD có tài sản đảm bảo với quy trình cấp TD chặt chẽ tư khi tìm kiếm khai thác đến việc thẩm định khách hàng, hoàn thiện hồ sơ cấp TD, hồ sơ bảo đảm tiền vay quyết định cấp TD trên cơ sở định hướng đúng phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. TD hộ gia đình, cá nhân tăng liên tục qua các năm bởi ngân hàng vẫn đang thực hiện định hướng giải pháp đầu tư tín dụng cho phát triển nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn bởi lẽ Kim Động vẫn là một huyện mà hoạt động nông nghiệp là hoạt động phổ biến. Nên chất lượng tín dụng qua nhiều năm tốt, ít để phát sinh nợ q hạn khó địi, tuy nhiên tỷ lệ nợ q hạn khó địi cịn cao, đi vào chi tiết từng khoản nợ trên bảng cân đối kế tốn ta thấy có những khoản nợ tồn tại qua nhiều năm mà cuối năm 2015 chi nhánh vẫn chưa xử lý hết. Song cũng cần phải làm rõ thực trạng cũng như nguyên nhân của các khoản nợ này, để từ đó có những biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong thời gian tới có hiệu quả hơn nữa .

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện KimĐộng Động

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, vấn đề nợ xấu cũng là một vấn đề mà Agribank Kim Động cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ta sẽ xem xét tình hình nợ xấu của chi nhánh thơng qua số liệu các bảng sau: BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH NỢ XẤU ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 CL 2014/2013 CL 2015/2014 ST % ST % 1.Tổng dư nợ tín dụng 538,56 567,6 713,3 4 29,04 5,39 145,74 25,68 Nợ nhóm 1 514,57 458,68 632,13 -55,89 -10,86 173,45 37,82 Nợ nhóm 2 10,61 100,82 66,41 90,21 850,2 4 -34,41 -34,13 Nợ nhóm 3 2,90 1,55 3,45 -1,35 -46,55 1,9 122.58 Nợ nhóm 4 4,04 4,61 4,34 0,57 14,12 -0,27 -5,86 Nợ nhóm 5 6,44 1,94 7,01 -4,5 -69,88 5,07 261,34 2.Nợ xấu 13,38 8,1 14,8 -5,28 -39,46 6,7 82,72 3.Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng(%) 2,48 1,43 2,07 -1,05 -42,34 0,64 44,76

Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT Huyện Kim Động giai đoạn 2013-2015

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ xấu trong những năm gần đây có sự biến động khó dự đốn trước (cả tăng và giảm). Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 giảm đáng kể tới 5,28 tỷ tương đương 39,46 % còn 8,1 tỷ và chủ yếu thuộc nợ nhóm 4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2014 là 1,43 %, giảm 1,05% so với năm 2013. Điều này

tác thu hồi nợ được đẩy mạnh. Tuy nhiên, năm 2015, kết quả đó khơng được phát huy, so với năm 2014, nợ xấu của chi nhánh tăng đột biến lên 14,8 tỷ, tăng 6,7 tỷ (82,72 %); tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 2,07%, tăng 44,76 % . Sự tăng đột biến này là do sự gia tăng của nợ nhóm 5, điều này thể hiện công tác thu hồi nợ trong năm chậm trễ làm việc chuyển nhóm nợ là điều tất yếu. Qua đó, phản ánh một thực trạng về cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đang có xu hướng đi xuống, chưa có biện pháp tích cực để thu hồi nợ xấu trong năm.

Cơ cấu nợ xấu

BẢNG 2.8: CƠ CẤU NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 CL 2014/2013 CL 2015/2014

ST % ST % ST % ST % ST % 1.Nợ xấu theo nhóm nợ 13,38 100 8,1 100 14,8 100 -5,28 -39,46 6,7 82,72 -Nợ nhóm 3 2,90 21,01 1,55 19,1 4 3,45 23,31 -1,35 -46,55 1,9 122.58 -Nợ nhóm 4 4,04 30,19 4,61 56,9 1 4,34 29,32 0,57 14,12 -0,27 -5,86 -Nợ nhóm 5 6,44 48,8 1,94 23,9 5 7,01 47,37 -4,5 -69,88 5,07 261,34 2.Nợ xấu theo TSĐB 13,38 100 8,1 100 14,8 100 -5,28 -39,46 6,7 82,72 -Có TSĐB 9,3 69,51 4,84 59,7 5 9,76 65,95 -4,46 -47,96 4,92 101,65 -Không TSĐB 4,08 30,49 3,26 40,25 5,04 34,05 -0,82 -20,1 1,78 54,60 3.Theo thời gian vay 13,38 100 8,1 100 14,8 100 -5,28 -39,46 6,7 82,72 Ngắn hạn 13,38 100 8,1 100 14,8 100 -5,28 -39,46 6,7 82,72 Trung dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 4.Nợ xấu theo đối tượng 13,38 100 8,1 100 14,8 100 -5,28 -39,46 6,7 82,72 -DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 -DN ngoài quốc doanh 9,51 71,08 6,5 80,25 11,25 76,01 -3,01 -31,65 4,75 73,08 -Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0 0 0 -Hộ gia đình,cá nhân 3,87 28,92 1,6 19,75 3,55 23,99 -2,27 -58,66 1,95 121,88

Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT

Huyện Kim Động giai đoạn 2013-2015

Qua bảng cơ cấu nợ xấu trên ta thấy:

Tình hình nợ xấu qua các năm có sử biến động khó dự đốn được. Cơ cấu nợ xấu cũng có sự thay đổi qua các năm.

Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ: Năm 2013, nợ nhóm 3 là 2,9 tỷ chiếm 21,01%,

nợ nhóm 4 là 4,04 tỷ chiếm 30,19%, nợ nhóm 5 là 6,44 tỷ chiếm 48,8%.Trong năm 2013, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu, dẫn đến nguy cơ mất vốn cao. Điều này cho thấy, ngân hàng đang gặp phải vấn đề trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, cơng tác thu nợ chậm trễ. Đến năm 2014, nợ xấu có xu hướng giảm cịn 8,1 tỷ đồng, cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ cũng có sự biến động. Nợ nhóm 3 giảm 1,35 tỷ, xuống còn 1,55 tỷ chiếm 19,14 %, nợ nhóm 4 là 4,61 tỷ chiếm 56,91 %, nợ nhóm 5 giảm cịn 1,94 tỷ chiếm 23,95%.Có thể thấy cơ cấu nợ xấu nhóm nợ có sự thay đổi rõ rệt, nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng lớn nhất thay vì nợ nhóm 5, cho thấy ngân hàng đã có sự quan tâm trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, cơng tác thu hồi nợ. Đến năm 2015, nợ nhóm 5 lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu, chiếm 47,37% ở mức 7,01 tỷ. Điều này cho thấy ngân hàng lại gặp phải vấn đề trong công tác thu hồi nợ, chứng tỏ rằng các biện pháp mà ngân hàng áp dụng khơng có tính hiệu quả ổn định dẫn đến nợ quá hạn bị tồn đọng cho nên việc chuyển nhóm nợ là đương nhiên.Nợ nhóm 3, năm 2015 là 3,45 tỷ chiếm 23,31%, nợ nhóm 4 là 4,34 tỷ chiếm 29,32%. Ngân hàng cần có những kế hoach thu hồi nợ, biện pháp có tính hiệu quả ổn định nhằm giảm nợ xấu, nhất là giảm nợ thuộc nhóm 5(nợ có nguy cơ mất vốn).

Cơ cấu nợ xấu theo tài sản đảm bảo: Qua số liệu trên ta thấy, chi nhánh ngân

hàng vẫn tập chung cấp tín dụng dựa vào việc khách hàng đảm bảo bằng tài sản, cơ cấu nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản luôn chiếm tỷ trọng lớn so với nợ xấu không được đảm bảo bằng tài sản qua các năm. Trong năm 2013, nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản ở mức 9,3 tỷ, chiếm 69,51%, trong đó nợ xấu khơng được đảm bảo bằng

4,84 tỷ, chiếm 59,75 tỷ, cịn nợ xấu khơng được đảm bảo bằng tài sản là 3,26 tỷ, chiếm 40,25%. Năm 2015, nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản là 9,76 tỷ chiếm 65,95%, nợ xấu không được đảm bảo bằng tài sản là 5,04 tỷ, chiếm 34,05%. Điều này, giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro phần nào, trong trường hợp khách hàng không thể trả nợ, ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Cơ cấu nợ xấu theo thời gian vay: Trong tổng nợ xấu, thì tất cả đều thuộc

nhóm nợ ngắn hạn, khơng có nợ trung và dài hạn.Bởi các khoản vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ và số tiền mỗi khoản vay lớn nên cán bộ tín dụng rất thận trọng trong các khâu của quy trình cấp TD nên tình trạng nợ xấu thuộc nhóm trung dài hạn là khơng có.

Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng: Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng chỉ tập chung ở

nhóm doanh nghiệp ngồi quốc doanh và hộ gia đình, các nhân. Năm 2013, nợ xấu thuộc DN ngoài quốc doanh là 9,51 tỷ chiếm 71,08%, nợ xấu thuộc đối tượng hộ gia đình, các nhân là 3,87 tỷ chiếm 28,92%. Sang đến năm 2014, nợ xấu thuộc đối

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim động hưng yên” (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)