ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TỐN TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần sacombank (Trang 39 - 44)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK.

2.3.1 Những kết quả đạt được.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Sacombank thì hoạt động thanh tốn quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng thu được một số thành quả nhất định. Hoạt động thanh tốn tốn hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu của Sacombank. Đạt được những kết quả như vậy là do Sacombank tích cực đổi mới nâng cao chất lượng của hoạt động, nghiệp vụ thanh toán được rút ngắn về thời gian và thủ tục nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo chính xác, an tồn.

Thứ nhất, uy tín của Sacombank với khách hàng càng ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua chất lượng dịch vụ TTQT của Sacombank

không ngừng được cải thiện theo hướng hiện đại hóa quy trình thanh tốn, đơn giản hóa các thủ tục. Bên cạnh đó nhân viên tại phịng ln có một thái độ làm việc nhiệt tình, văn minh, lịch sự với khách hàng, ln sẵn sàng hướng dẫn khách hàng, giải quyết các khúc mắc hay tư vấn khi đưa ra các điều khoản trong thư tín dụng có lợi cho khách hàng nhất. Những tiến bộ này giúp Sacombank ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, uy tín của Sacombank ngày càng được nâng cao.

Thứ hai, ngày càng có nhiều khách hàng mới sử dụng dịch vụ thanh toán

L/C của ngân hàng Sacombank, đây là kết quả tất yếu của q trình mở rộng

nhanh chóng hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank: Ngân hàng Sacombank đã xúc tiến với nhiều Ngân hàng trên thế giới làm cho hoạt động thanh toán quốc tế được mở rộng và thuận lợi hơn trong việc thanh toán với khách hàng. Với việc quan hệ với các ngân hàng khác trên thế giới, ngân hàng Sacombank đang dần từng bước tạo được uy tín trên quốc tế qua đó thâm nhập vào thị trường quốc tế, mở rộng nghiệp vụ thanh tốn quốc tế nói chung và nghiệp vụ thanh tốn quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.

Thứ ba, thời gian thực hiện quá trình thanh tốn bằng L/C đã rút ngắn

đáng kể đồng thời tính an tồn cũng tăng lên: Sacombank đã xây dựng được

một hệ thống công nghệ ngân hàng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Sacombank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thồng ngân hàng lõi và trong năm 2010 đã nâng cấp từ phiên bản R5 lên R8 (hiện đang được nhiều ngân hàng trên thế giới sử dụng), xây dựng trung tâm dữ liệu (Data center) hiện đại và trung tâm dịch vụ khách hàng (Contract center) phục vụ khách hàng những sản phẩm tiện ích nhất. Việc áp dụng công nghệ hiện

đại trong TTQT đã giúp cho ngân hàng Sacombank rút ngắn được thời gian thanh tốn và nâng cao được tính an tồn trong thanh tốn.

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân.

Bên cạnh những kết quả khả quan thì Sacombank cịn bộc lộ nhiều hạn chế như:

Thứ nhất, thị phần của Sacombank chưa tương xứng với tầm vóc của

Sacombank: Đối với một nền kinh tế phát triển nhanh như Việt Nam, tổng

kim nghạch xuất nhập khẩu lên đến 200 tỷ USD năm 2011 mà doanh số thanh toán quốc tế của Sacombank chỉ đạt mức 6,8 tỷ USD chiếm khoảng 3,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong khi đó thị phần của ngân hàng công thương Việt Nam là 22%, ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển BIDV là 10,5%... Điều này cho thấy hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank nói chung và hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ nói riêng chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong tồn hệ thống ngân hàng, điều này là chưa tương xứng với quy mô và mạng lưới hoạt động của Sacombank.

Thứ hai, Trình độ nhân viên vẫn còn nhiều hạn chế: Là một trong những Ngân hàng hàng đầu của Việt Nam nhưng trình độ nhân viên của Sacombank vẫn chưa tương xứng với tầm vóc của Sacombank. Do Sacombank quá chú trọng việc mở rộng mạng lưới chi nhánh nên số lượng nhân viên của Sacombank dư thừa đồng thời chất lượng vẫn không được cải thiện. Bộ phận thanh tốn quốc tế của Sacombank cũng nằm trong tình trạng đó. Do q chú trọng mở rộng hoạt động TTQT thơng qua việc mở rộng thêm các mạng lưới và chi nhánh, số lượng nhân viên làm việc trong lĩnh vực thanh tốn quốc tế nói chung và thanh tốn tín dụng chứng từ nói riêng dư thừa, dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng chi phí tiền lương, đồng thời việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ TTQT cũng không được chú trọng.

Nghiệp vụ thanh tốn tín dụng chứng từ mặc dù được sử dụng phổ biến trong các giao dịch quốc tế nhưng đây là nghiệp vụ thanh toán phức tạp nhất, dễ mắc phải những sai lầm dẫn đến các xung đột đáng tiếc vì vậy nghiệp vụ này địi hỏi các nhân viên phải thật sự có trình độ, kinh nghiệm trong giao dịch thanh tốn quốc tế và có đủ khả năng để tư vấn cho khách hàng của mình. Thực tế, nhân viên tại Sacombank đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Sacombank cũng chưa xây dựng cơ sở để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên thật sự cụ thể nên khơng có tác dụng kích thích nhân viên phấn đấu và có trách nhiệm hơn trong cơng việc.

Thứ ba, phí dịch vụ thanh tốn quốc tế tại Sacombank chưa có tính cạnh

tranh cao: Sacombank chưa có tiêu chí phân loại rõ khách hàng rõ ràng để có

những ưu đãi cho từng đối tượng khách hàng cụ thể, điều này làm giảm sự tín nhiệm của khách hàng với Sacombank. Đồng thời biểu phí dịch vụ thanh tốn quốc tế mà Sacobank đưa ra cũng khơng có sự thu hút với khách hàng mới. Điều này được minh chứng qua thông qua bảng so sánh biểu phí của Sacombank với các ngân hàng khác ở phía dưới.

Bảng 2.6: So sánh biểu phí thanh tốn quốc tế của một số ngân hàng.

Ngân

hàng Sacombank BIDV Vietcombank Eximbank Agribank

Phát hành L/C 0,05%/tháng trị giá L/C 0,03%/tháng trị giá L/C 0,05%/tháng trị giá L/C 0,075%/tháng trị giá L/C 0,1%/tháng trị giá L/C Thông báo L/C

20 USD 20 USD 20 USD 15 USD 15 USD

Thanh toán L/C 0,2% trị giá bộ chứng từ 0,2% trị giá bộ chứng từ 0,2% trị giá bộ chứng từ 0,2% trị giá bộ chứng từ 0,15% trị giá bộ chứng từ

Nhìn vào bảng so sánh có thể thấy mức phí dịch vụ của Sacombank là chưa thực sự cạnh tranh mặc dù mức phí đó nếu đem so sánh với các ngân hàng cịn lại thì cũng khơng phải là mức phí cao. Tuy nhiên, đứng vào vai trị của khách hàng, nến họ căn cứ vào phí phát hành L/C để so sánh các ngân hàng thì rất có thể họ sẽ chọn ngân hàng BIDV hoặc Viecombank, còn nếu căn cứ vào mức phí thơng báo L/C thì Eximbank và Agribank lại có mức phí thấp hơn, nếu căn cứ vào phí thanh tốn L/C thì Agribank có mức phí thấp nhất.

Thứ tư, năng lực công nghệ của Sacombank chưa đáp ứng được yêu cầu

khắt khe của khách hàng: Công nghệ thông tin là một trong 4 trụ cột của

chiến lược phát triển tổng thể ngành ngân hàng. Công nghệ thông tin hiện được xếp ngang hàng với kế hoạch cải cách thể chế, phát triển nguồn lực… Cơng nghệ chính là hạ tầng để các ngân hàng đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích, mở rộng phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, ở Sacombank công nghệ hiện đại vẫn chưa được áp dụng đồng bộ cho toàn hệ thống. Do Sacombank quá chú trọng việc mở rộng mạng lưới chi nhánh nên việc trang bị công nghệ hiện đại cho các chi nhánh chưa được đồng bộ và còn nhiều hạn chế. Ở một số chi nhánh vẫn sử dụng hệ thống cũ là Smartbank thay vì sử dụng hệ thống mới Corebanking. Do đó thời gian giao dịch với khách hàng đơi khi cịn chậm, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Thứ năm, Sacombank đơi lúc cịn gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn ngoại tệ. Tổng giá trị L/C nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so

với L/C xuất khẩu nên lượng ngoại tệ dùng để thanh toán cho L/C xuất khẩu lớn hơn rất nhiều so với số tiền thu về từ việc thanh toán L/C xuất khẩu do đó Sacombank gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn ngoại tệ. Nếu như không đủ nguồn ngoại tệ thanh toán cho khách hàng khi đã đến thời hạn thanh tốn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG

TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SACOMBANK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần sacombank (Trang 39 - 44)