Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của công tác đánh giá thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH sumirubber việt nam (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

3.4. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của công tác đánh giá thực hiện

cơng việc

3.4.1. Thành cơng

Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của cơng ty được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh mà công ty đã đề ra và đều nhận được sự ủng hộ của người lao động. Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát 200 lao động tại cơng ty thì đa số người lao động trong đều cho rằng kết quả đánh giá đã có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần làm việc của họ. Điều này thể hiện thông qua biểu đồ sau:

9%

26%

47% 19%

Tạo áp lực khi làm việc Khơng có tác động gì

Chấp hành đúng nội quy của cơng ty

Cố gắng hồn thành nhiệm vị được giao

Tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ và tích cực sáng tạo trong cơng việc

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Hình 3.3. Tác động của cơng tác đánh giá đến người lao động

Công tác truyền thông đánh giá thực hiện công việc cũng đã được công ty tiến hành. Theo kết quả khảo sát 200 lao động thì 100% số lao động đã nhận được thông điệp rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ khi triển khai chương trình đánh giá. Đồng thời, công ty

đã cho nhân viên biết mục tiêu và ý nghĩa của công tác đánh giá để thơng qua đó động viên tinh thần của người lao động.

Khi được hỏi về đào tạo các cán bộ đánh giá thì 100% các cán bộ được phỏng vấn đều trả lời có được đào tạo hàng năm. Có thể thấy, cơng ty đã trang bị cho các cán bộ đánh giá những kiến thức, kỹ năng về đánh giá thơng qua đó thu thập thơng tin một cách tin cậy và chính xác về nhân sự cũng như quá trình thực hiện cơng việc.

Theo kết qủa phỏng vấn các cán bộ đánh giá thì trước khi tiến hành phỏng vấn đánh giá, họ đã có sự chuẩn bị khá chu đáo về tài liệu, địa điểm và có lịch hẹn rõ ràng. Trong khi tiến hành phỏng vấn đánh giá, họ đã thông báo cho người lao động biết về mục đích, trình tự của cuộc phỏng vấn để người lao động chủ động hơn. Người phỏng vấn cũng đã tạo được bầu khơng khí thân mật với người được phỏng vấn để cùng nhau trao đổi về kết quả đánh giá và mục tiêu sắp tới.

3.4.2. Hạn chế

Công ty vẫn chưa đề cập đến tiêu chí nhằm nâng cao tính sáng tạo và những nỗ lực vượt định mức đem lại kết quả cao hơn mức kế hoạch đề ra. Tiêu chí này khiến người lao động nỗ lực nghiên cứu tìm ra những giải pháp mới nhằm thực hiện cơng việc có hiệu quả hơn. Theo kết quả khảo sát 200 lao động thì người lao động đã được biết về tiêu chí đánh giá nhưng đa số họ đều khơng hiểu hoặc khơng được giải thích về các tiêu chí đánh giá. Điều này có thể được thấy rõ thông qua biểu đồ sau:

19%

59%

14% 9% Khơng hề biết Có biết một số tiêu chí

Biết tất cả các tiêu chí nhưng chưa hiểu về các tiêu chí này

Có biết và đã được giải thích về các tiêu chí đánh giá

Có biết và đã hiểu về các tiêu chí đánh giá

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Hình 3.4. Mức độ hiểu biết của người lao động về tiêu chí đánh giá

Cơng tác truyền thông đánh giá chưa được tiến hành rộng rãi và triệt để đặc biệt là đối với khối lao động trực tiếp. Các cán bộ nhân sự gửi các tài liệu về truyền thông đánh giá để các trưởng xưởng phổ biến cho người lao động nhưng do lượng công nhân tại mỗi phân xưởng là khá đông và các trưởng xưởng chưa nhân thức được vai trị của cơng tác này nên thường không phổ biến đến người lao động.

Công ty cũng đã chú trọng đến công tác đào tạo đánh giá nhưng lại chưa thực hiện công tác đánh giá sau đào tạo. Chính vì vậy, cơng ty khơng kiểm sốt được kết quả sau quá trình đào tạo đánh giá, tức là cơng ty khơng xác định được trình độ của các cán bộ làm cơng tác đánh giá có nâng cao hay khơng sau q trình đào tạo để từ đó có sự điều chỉnh trong công tác đào tạo đánh giá ở những kỳ tiếp theo.

Công tác phỏng vấn đánh giá của cơng ty cịn hạn chế và mang tính hình thức. Khi tiến hành khảo sát 200 nhân viên về thông tin phản hồi của công ty khi tiến hành phỏng vấn đánh giá về tình hình thực hiện cơng việc thu được kết quả như sau: 100% số nhân viên được phỏng vấn được thông báo về kết quả đánh giá, nhưng chỉ có 28% số nhân viên này được cho biết về năng lực các nhân, điểm mạnh, điểm yếu của họ cũng như các lỗi khi thực hiện cơng việc để từ đó đề ra giải pháp tăng cường trong cơng việc.

3.4.3. Nguyên nhân

- Cơng tác phân tích cơng việc tại cơng ty cịn chưa được chú trọng, đó là ngun nhân khiến công tác đánh giá thực hiện cơng việc tại cơng ty chưa thực sự hồn thiện.

- Công tác truyền thơng đánh giá tại cơng ty đã có nhưng chưa thực sự có hiệu quả, chưa nhận được sự quan tâm của người lao động. Công tác truyền thông đánh giá mới chỉ được thực hiện trước khi đánh giá chứ chưa thực hiện triệt để.

- Công ty chưa tiến hành đánh giá kết quả đào tạo, do vậy chưa xác định được hiệu quả của cơng tác đào tạo. Ngồi ra, cán bộ nhân sự chưa có sự hướng dẫn, kèm cặp giúp

giải thích những thắc mắc về cơng tác đánh giá thực hiện cơng việc bởi họ khơng có kiến thức căn bản về đánh giá thực hiện công việc.

- Đánh giá đơi khi cịn mang tính chất chủ quan, đặc biệt là đối với khối lao động trực tiếp do tiêu chuẩn đánh giá đối với khối lao đơng này cịn chưa cụ thể, chưa được định lượng rõ ràng.

CHƯƠNG 4

ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH SUMIRUBBER VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH sumirubber việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)