PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
5. Kết cấu của đề tài
2.5. Phân tích thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.5.1. Phân tích SWOT của cơng ty CP An Phú
- Cơ hội.
Kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng là mặt hàng quan trọng nên số lượng mặt hàng bán ra tùy thuộc vào quy mô dân số và cơ cấu dân số. Công ty CP AN Phú nằm sát với trung tâm Thành phố Huế nên việc kinh doanh của cơng ty gặp nhiều thuận lợi đó là:
Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng có nhu cầu ngày càng tăng. Chính phủ ban ngành rất quan tâm đến việc xúc tiến thương mại.
Các hình thức hợp đồng mua đầu vào của công ty ngày càng nhiều hơn.
Các khách hàng đang có xu hướng mua hàng của các doanh nghiệp tư nhân do vậy khách hàng của Cơng ty có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh đó thì việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra thị trường cho Công ty. Các sản phẩm về kinh doanh của Cơng ty khơng những có thể kinh doanh ở trong tỉnh mà cịn mở rộng ra các thị trường xung quanh như khu vực Đà Nẵng, Quảng Trị và có thể đưa ra tiêu thụ ở mơi trường bên ngồi các nước như: Lào, Campuchia…Kèm theo đó là việc thơng hầm đèo Hải Vân nó đóng vai trị khác quan trọng trong việc đưa thị trường của Cơng ty dịch chuyển dần vào các tỉnh Miền Nam Trung Bộ.
- Thách thức.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường kinh doanh một sản phẩm nào đó đều cần có sự hiểu biết nhất định về các đối thủ cạnh tranh hiện hữu trên thị trường hàng hóa của mình. Đó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Nhu cầu về xây dựng nhà cửa, các cơng trình… ngày càng tăng, chính vì thế ngành kinh doanh vật liệu xây dựng ln chứa đựng trong đó sự cạnh tranh gay gắt, nhất là vào thời điểm hiện nay, thị trường vật liệu ln có sự biến động.
Đối với Công ty Cp An Phú là doanh nghiệp khơng trực tiếp sản xuất mà chỉ đóng vai trị nhà bán bn, cũng cần nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh, từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ nếu muốn nâng cao hiệu quả phân phối. Trên cơ sở đó, cơng ty có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ cho cơng tác phân phối tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài các đối thủ kể trên, đối thủ cạnh tranh của cơng ty cịn có các nhà cung cấp sản phẩm cho Công ty TNHH Xi măng Luks, cơng ty cổ phần Long Thọ….Họ có lợi thế là sản phẩm của họ đã được người tiêu dùng biết đến, chất lượng cao, người tiêu dùng có thể mua ngay tại chính hang mà khơng cần phải mua các nhà bán bn, bán lẻ khác. Điều này cho thấy, cơng ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ các mặt hàng này.
Mặt khác, sự biến động của thị trường Thế Giới ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt hàng kinh doanh của Cơng ty.
Khách hàng địi hỏi chất lượng ổn định và địi hỏi khá cao về thương hiệu.
- Điểm mạnh:
Cơng ty được sự lãnh đạo của hội đồng quản trị và ban giám đốc luôn quan tâm đến việc kinh doanh của Công ty, hỗ trợ cho vay vốn. Ngồi ra Cơng ty cịn có một bộ phận nhân viên có kinh nghiệm và nhiệt tình với cơng việc của mình. Cơng ty có hệ thống các đại lý trải dài theo địa lý của vùng và có hệ thống kho bãi khá lớn có khả năng chứa được một lượng hàng hóa khá cao và các mặt hàng của cơng ty được bảo quản khá cẩn thận nên giảm bớt được những khoản về vận chuyển và hư hỏng của Cơng ty.
Cơng ty có một thị trường từ lâu và khách hàng đã biết đến nhiều hơn về các sản phẩm của công ty nên doanh thu bán hàng của Cơng ty tăng lên và ít phải qua các khâu trung gian nên giảm các chi phí cho Cơng ty đáng kể.
Và từ khi ra đời, công ty CP An Phú luôn cố gắng phục vụ khách hàng những mặt hàng tốt và gắn bó với khách hàng nên có thể giữ được khách hàng cho dù thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng đã áp dụng các biện pháp nhằm tạo ra lợi ích cho khách hàng của mình và đây được coi là vũ khí cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau để có thể thu hút được khách hàng
về phía mình. Đối với Cơng ty CP An Phú để có thể tạo ra lợi ích cho khách hàng và lấy được niềm tin khi mua hàng của Công ty, hiện nay Công ty đã nghiên cứu áp dụng các biện pháp trong hoạt động bán hàng của mình nhằm thu hút khách hàng và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng của mình. Các chính sách của cơng ty dựa vào sự phân tích kỹ lưỡng của ban lãnh đạo như sau:
Đối với khách hàng việc lựa chọn sản phẩm hay doanh nghiệp nào sẽ là đối tác của mình thì khách hàng đó dựa trên tiêu chuẩn đánh giá như sau: Giá cả, chất lượng của sản phẩm tương ứng với giá cả đó. Các chính sách dịch vụ kèm theo trong chính sách bán hàng của cơng ty đó, uy tín của cơng ty đó, thời hạn thực hiện hợp đồng….
- Điểm yếu:
Bên cạnh đó thì cơng ty cịn tồn tại những điểm yếu sau:
Công ty chưa chú trọng đến việc chào hàng nhằm lôi kéo, thu hút sự chú ý và đặt hàng của khách hàng.
Cơng ty vẫn chưa có nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn nên những chính sách hỗ trợ vẫn chưa có cơ hội được thể hiện.
Công ty bán hàng vẫn chủ yếu tập trung vào các thế mạnh như sắt thép, xi măng…. Công ty chưa chú trọng đến các hoạt động xúc tiến như quảng cáo, Pr…
Chi phí đầu tư ngày càng có xu hướng tăng. Nguyên nhân của những tồn tại nói trên là:
Các mặt hàng của Cơng ty kinh doanh và phục vụ nhiều và cần thiết cho cuộc sống, khơng có sự đặc trưng khác biệt nên việc khách hàng có nhu cầu tự tìm đến các cửa hàng để mua sản phầm chứ không phân biệt là của công ty nào.
Công ty kinh doanh vẫn chưa lớn nên với những đơn đặt hàng với số lượng lớn Cơng ty khó có khả năng đáp ứng.
Những mặt hàng mang lại thế mạnh cho Công ty thường được chú trọng hơn trong việc kinh doanh, sẵn sang bỏ nhiều vốn để đầu tư.
Những mặt hàng kinh doanh của Cơng ty có xu hướng tăng giá nên chi phí đầu tư mua hàng ngày càng lớn. Thêm vào đó là chi phí vận chuyển và chi phí sửa chữa có sở vật chất kỹ thuật của Cơng ty.
Dựa trên những chính sách đó đã có những chính sách áp dụng cho khách hàng như sau: