BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI.
2.3.1. Sản lượng hàng hóa giao nhận của công ty
Mặc dù mới thành lập được chưa đầy 5 năm, song nhờ nỗ lực của ban giám đốc cũng như sự năng nổ nhiệt tình trong cơng việc của đội ngũ nhân viên, công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại Hàng hải đã có những thành cơng nhất định trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, khối lượng hàng hóa mà cơng ty giao nhận ln ở mức cao qua các năm, đặc biệt là trong năm 2010, khối lượng giao nhận lên đến 121.727 tấn hàng hóa, các dịch vụ chính mà cơng ty cung cấp là: gom hàng lẻ, vận chuyển đường biển, vận chuyển đường không, vận chuyển đường bộ, vận chuyển container quốc tế, làm thủ tục hải quan, bảo hiểm.
Công ty thành lập trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, kéo theo sự trì trệ trong năm, 2009, thêm vào đó là mơi trường cạnh tranh của ngành giao nhận hàng hóa quốc tế trong nước bấy giờ còn rất phức tạp, hành lang luật pháp cịn nhiều bất cập. Vượt qua những khó khăn ban đầu đó, cơng ty đã chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng ở các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, đồng thời công ty cũng tận dụng những mối quan hệ với các thị trường nước ngồi để bước đầu có một lượng khách hàng ổn định, mang lại doanh thu cao cho công ty ngay từ buổi đầu mới thành lập.
Thị trường chủ yếu của công ty đấy là các khách hàng trong nước. Lượng khách hàng quốc tế hiện nay còn chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường cũng như năng lực của công ty. Trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế hiện nay, lượng khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ…
Hiện nay, công ty đã mở rộng khai thác thị trường ra các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận Hà Nội như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Phú Thọ,… và
các tỉnh có cửa khẩu lớn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, cộng với nỗ lực đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mà cơng ty cung cấp, tích cực điều chỉnh các chính sách về cơ cấu tổ chức của công ty để phù hợp với tình hình mới, cơng ty đã duy trì được sản lượng hàng hóa giao nhận trong năm 2009 và có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2010 với con số hàng hóa giao nhận lên đến 121.727 tấn. Ta có thể thấy được sự bứt phá này qua bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển trong và ngồi nước của cơng ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại Hàng hải.
Đơn vị: Tấn Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Quý I/2012 SLGN đường biển 113.044 104.487 121.727 115.775 29.812 Chỉ số phát triển (%) - 92,43 116,44 95.11 -
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của công ty
Năm 2008, tổng sản lượng của cơng ty đạt 113.044 tấn hàng hóa, đây là một con số ấn tượng với bất kỳ một doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chu kỳ đang dội những làn sóng bất lợi cho sản xuất trong nước và hoạt động xuất khẩu.
Bước sang năm 2009, mức ảnh hưởng của cuộc khủng đã tràn ra khắp thế giới trong đó có Việt Nam, theo Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 9,7% so với năm 2008, kim ngạch nhập khẩu giảm 14,7 % so với năm 2008. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành phụ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu, công ty cũng gặp khơng ít khó khăn trong giai đoạn này. Mặc dù tích cực tìm kiếm các nguồn khách hàng mới, song khơng thể bù lại được phần sản lượng giảm sút từ những khách hàng cũ, do vậy, tổng sản lượng giao nhận của công ty trong năm 2009 không tăng mà giảm 7,57% so với năm 2008.
Năm 2010 là một năm mang nhiều tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam với GDP đạt 6,78%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với năm 2009. Cùng lúc đó, nền kinh tế thế giới cũng có nhiều dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Nhờ những chuyển biến tích cực đó, sản lượng hàng hóa giao nhận của cơng ty tăng mạnh cả hàng xuất lẫn hàng nhập. Đặc biệt là cuối năm 2009, công ty đã bắt đầu khai thác và mở rộng thị trường cả trong và ngoài
nước, đồng thời trong năm 2010, công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác là các hãng tàu, hãng bảo hiểm và hải quan, tháng 11 năm 2010 cơng ty cịn mở rộng quy mơ bằng việc tuyển thêm một số vị trí, nhất là bổ sung một đội ngũ nhân viên sale hoàn toàn mới nhằm khai thác tốt hơn thị trường, nâng cao thị phần. Nhờ những điều chỉnh đó, cơng ty đạt mức tăng trưởng sản lượng giao nhận lên đến 16,44 % so với năm 2009. Chúng ta có thể quan sát những chuyển biến tích cực đó qua biểu đồ 2.1 dưới đây:
Đơn vị: Tấn
Biểu đồ 2.1: Khối lượng hàng hóa giao nhận trong và ngồi nước giai đoạn từ 2008-2011
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của cơng ty
2.2.2. Doanh thu giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty
Đây là lĩnh vực giao nhận hàng hóa đóng vai trị quan trọng của cơng ty. Cũng là lĩnh vực giao nhận hàng hóa đường biển có tốc độ tăng trưởng về sản lượng cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Mức tăng trưởng về sản lượng năm 2009 là – 10,2% so với năm 2008 và năm 2010 là 11,71% so với năm 2009, mức tăng lợi nhuận năm 2009 là -8,57% so với năm 2008 và năm 2010 là 36,34% so với năm 2009. Nhờ có sự phát triển cao và ổn định của loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, trong năm 2009- một năm nhiều khó khăn với kinh tế Việt Nam và thế giới, sản lượng của công ty chỉ giảm nhẹ ( dưới 1% ), và cũng chính sự tăng trưởng mạnh về sản lượng của loại hình dịch vụ này đóng vai trị quyết định cho sự tăng trưởng của hoạt động giao nhận hàng hóa
của cơng ty.
Bảng 2.3 dưới đây cho ta thấy sản lượng và lợi nhuận trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011:
Bảng 2.3 : Sản lượng và lợi nhuận của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển giai đoạn 2008-2011
NĂM SẢN LƯỢNG LỢI NHUẬN
Sản lượng (kg) Tỷ trọng ( % ) Mức tăng (% ) Lợi nhuận (triệu VNĐ) Mức tăng ( %) 2008 33838 29,93 945 2009 30386 29,08 -10,2 864 -8,57 2010 35579 29,23 11,71 1178 36,34 2011 33528 29,95 -5,76 885 -25
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh công ty CP Vận tải biển và TM Hàng hải
Ta có thể quan sát tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận từ hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển của cơng ty trong 4 năm gần đây từ biểu đồ dưới đây:
Đơn vị: triệu VNĐ
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận từ hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của CP Vận tải biển và TM Hàng hải
Điểm đến của phương thức vận tải biển của công ty chủ yếu là các cảng của Trung Quốc, Singapore, Đức, Brazil, Nhật Bản và Mỹ. Sắp tới, cơng ty có
chiến lược mở rộng phạm vi khai thác dịch vụ vận tải biển sang khu vực Địa Trung Hải nhằm tiếp cận thị trường EU và Bắc Phi đầy tiềm năng.
Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có đặc điểm là chi phí thấp, có thể vận chuyển được một khối lượng hàng hóa lớn, các cảng biển của miền Bắc như cảng Hải Phòng, cảng Hạ Long,… hiện nay đang được nâng cấp và phát triển, rất thuận lợi cho ngành tàu biển và vận tải biển phát triển thịnh vượng. Từ những thuận lợi đó, giao nhận vận tải biển đang là lĩnh vực hứa hẹn mang lại lợi nhuận đồ sộ cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao nhận hàng hóa quốc tế, trong đó có cơng ty CP Vận tải biển và Thương mại Hàng hải. Nhận thức được tiềm năng của phương thức vận tải biển, công ty đã coi vận tải biển là thế mạnh chiến lược lâu dài cho mình. Hiện tại cơng ty có một văn phịng đại diện tại Quảng Ninh và một chi nhánh tại Hải Phịng - là hai khu vực có hệ thống cảng biển lớn và hiện đại nhất miền Bắc - với mong muốn khai thác triệt để lĩnh vực vận tải biển, thuận thiện cho việc giao nhận và vận chuyển hàng hóa, duy trì và thiết lập nhiều mối làm ăn, hợp tác với các hãng tàu biển, đưa dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng biển lên kế hoạch xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
2.2.3. Các khu vực thị trường và đối tác của công ty.
2.2.3.1. Thị trường và đối tác trong nước
Từ năm 2008 đến 2011 số lượng khách hàng trong nước của cơng ty đã có sự tăng trưởng rõ rệt, đặc biệt là hai khu vực thị trường : Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
Nhìn vào bảng số liệu 2.4, có thể thấy trong 4 năm qua, cơng ty đã tích cực khai thác các thị trường mới, đa dạng hóa thị trường. Có thêm nhiều khách hàng mới ở nhiều thị trường mới. Với quy mơ ban đầu là hai thị trường chính: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và các thị trường khác bao gồm tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phịng và Bắc Ninh. Cho đến năm 2010, số lượng khách hàng ở các thị trường này khơng những tăng mà cơng ty cịn có thêm nhiều khách hàng ở nhiều tỉnh của miền Bắc như, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên. Ta có thể quan sát sự chuyển biến về quy mô thị trường của công ty từ bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.3:
Bảng 2.4: Lợi nhuận theo khu vực thị trường của công CP Vận tải biển và TM Hàng hải từ 2008- 2011 – Vận tải biển quốc tế
Đơn vị: triệu VNĐ Khu vực thị trường 2008 2009 2010 2011 Số KH LN Số KH LN Số KH LN Số KH LN Hà Nội 10 252 13 303,4 17 370,8 15 316,1 Bắc Ninh 4 104 2 47,5 5 101.6 4 84,3 Bắc Giang 1 24 2 43,6 1 20,1 Quảng Ninh 7 183,75 5 119.6 6 130 2 44,3 Hải Phòng 3 78,75 2 45,5 2 40,6 Hải Dương 1 22.5 2 40,1 3 55,8 Hưng Yên 1 22,9 2 48,7 Tp HCM 9 274 12 300,5 15 336,6 11 234,2 Thái Bình 2 52,5 1 25.5 2 44,7 1 18,2 Nghệ An 1 21 2 43,2 1 22,4 Tổng 36 945 36 864 54 1178 42 885
Từ bảng thống kê trên, ta có được biểu đồ về lượng khách hàng tương ứng với từng khu vực thị trường của công ty:
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng từ các thị trường của công ty CP Vận tải biển và TM Hàng hải từ 2008- 2011
Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận từ các khu vực thị trường của công ty CP Vận tải biển và TM Hàng hải từ 2008- 2011
Từ biểu đồ 2.3 và 2.4, ta thấy rằng thị trường Hà Nội là thị trường có số lượng khách hàng lớn nhất và mang lại doanh thu cao nhất cho công ty. Nhưng điểm đáng lưu ý là số lượng khách hàng ở khu vực Tp Hồ Chí Minh dù khơng lớn bằng Hà Nội nhưng lại đem lại doanh thu rất cao cho công ty. Tp Hồ Chí Minh là khu vực có nhiều khu cơng nghiệp với quy mơ lớn, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động tại các khu cơng nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. Do đó tiềm năng của khu vực thị trường này là rất lớn, cơng ty cần có biện pháp nắm bắt cơ hội đó và khai thác nhiều hơn nữa khu vực thị trường béo bở này.
Qua 2 biểu đồ 2.3 và 2.4, ta cũng có thể nhận thấy sự tăng trưởng khá ổn định về lợi nhuận cũng như số lượng khách hàng từ 2 thị trường Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Dễ dàng nhận thấy sự thiếu ổn định của các thị trường khác so với 2 thị trường lớn nhất này. Qua đó có thể kết luận được rằng cơng ty còn thiếu sự quan tâm đến các thị trường khác trong cả nước mà chỉ chú trọng tới 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Từ việc quan sát thực tế hoạt động của công ty, đặc biệt là của bộ phận Sale và bộ phận Customer cho thấy cơng tác chăm sóc khách hàng của cơng ty khá chu đáo, báo giá thường xuyên được cập nhật và khách hàng luôn đánh giá cao thái độ làm việc của đội ngũ nhân viên công ty. Do vậy ngun nhân chính của việc doanh thu trung bình mỗi khách hàng khơng ổn định chỉ là vì số lượng khách hàng tăng quá nhanh trong khi đơn đặt hàng từ các khách hàng mới này còn nhỏ lẻ. Điều này cũng cho thấy thị trường của công ty mới chỉ tăng trưởng về số lượng chứ chưa phát triển mạnh về chất lượng cũng như độ thâm nhập sâu thị trường. Để thâm nhập thị trường sâu hơn, coi những khách hàng với đơn đặt hàng nhỏ là những khách hàng tiềm năng đồng thời phát triển nhiều khách hàng mới thêm nữa, giai đoạn cuối năm 2011, công ty đã đầu tư thêm một đội ngũ nhân lực cho bộ phận Sale, với chuyên môn tiếp cận thị trường dày dặn. Vì vậy triển vọng phát triển thị trường của công ty là rất lớn, hứa hẹn mang lại doanh thu từ khách hàng nhảy vọt trong năm 2012.
Hiện tại, phần doanh thu từ hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Bởi từ khi thành lập, cơng ty đã có sẵn những liên kết với các đối tác lớn cả trong nước và nước ngoài, đảm nhiệm khâu logistics, xuất nhập khẩu nội địa và làm đại lý cho một số hãng giao nhận vận tải quốc tế. Phần doanh thu này là khá lớn và chiếm tỷ lệ đa số trong tổng doanh thu của công ty.
Các mặt hàng mà công ty được thuê giao nhận chủ yếu là dệt may, nơng sản, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử. Đây cũng là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua. Bảng 2.5 cho ta thấy rõ được cơ cấu các mặt hàng chủ yếu mà công ty phụ trách giao nhận.
Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng giao nhận bằng đường biển tại công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải từ năm 2009 - 2011
Đơn vị: Triệu VNĐ Năm Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Dệt may 1941 32,29 1805 33,12 2237 33,37 1991,5 31,19 Nông sản 1590 26,46 1410 25,87 1755,8 26,19 1621 25,39 Máy móc thiết bị 898 14,95 877 16,09 1178,7 17,58 1245,8 19,51 Linh kiện điện tử 986 16,41 921 16,90 897 13,38 884,3 13,85 Các mặt hàng khác 594 9,89 437 8,02 635,5 9,48 642,4 10,06 Tổng 6011 100,00 5450 100,00 6704 100,00 6385 100,00
Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ phòng vận tải biển
Mặt hàng dệt may và nông sản là 2 mặt hàng đứng đầu trong 4 năm từ 2008 đến 2011. Nó cũng phản ánh đúng tình hình kinh tế nước ta hiện nay với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dệt may và nơng sản. Ngồi ra các mặt hàng như máy móc, linh kiện điện tử cũng là những mặt hàng chính của cơng ty.
Từ bảng 2.5 trên, ta có thể vẽ được biểu đồ về tỷ trọng các mặt hàng mà công ty thường xuyên giao nhận. Cơ cấu các mặt hàng dễ dàng được nhận thấy khi quan sát biểu đồ. Dệt may và nông sản chiếm đến hơn 50% giá trị giao nhận