3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
3.3.1.1. Hồn thiện khung pháp lý, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hải quan.
Hiện nay tại Việt Nam, do cơ cấu hành chính và sự thay đổi liên tục trong quá trình cải cách các cơ quan ở Việt Nam thì việc tìm được tiếng nói chung trong vấn đề thủ tục hải quan là tương đối phức tạp. Các công ty, doanh nghiệp luôn muốn được thoải mái, đơn giản trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu (XNK), nhưng các cơ quan hải quan thì muốn quản lý chặt chẽ các hoạt động trên để ngăn chặn những hành vi gian lận, bn bán trái phép, trốn thuế…
Ngun nhân chính của tình trạng trên là do mơi trường hải quan của nước ta hiện nay bị phân tán, cơ cấu hành chính và hành lang pháp lý còn chồng chéo, các văn bản pháp lý, quy phạm pháp luật bị thay đổi liên tục, tạo ra khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định. Đối với riêng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế mà nhất là lĩnh vực giao nhân hàng hóa quốc tế bằng đường biển thì việc hồn thiện thủ tục XNK cho hàng hóa là một nghiệp vụ rất quen thuộc của các doanh nghiệp này. Do đó, doanh nghiệp thường xuyên phải thay đổi đề phù hợp với những biến đổi của các văn bản pháp lý. Vì vậy, vấn đề hồn thiện khung pháp lý cùng với việc cải cách các thủ tục hành chính hải quan – khi hồn thành - sẽ tạo lập môi trường phát triển tốt cho ngành giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
Chính phủ hiện nay đã đang đề ra chiến lược phát triển cho ngành hải quan từ năm 2011 đến năm 2020. Chiến lược này được kỳ vọng sẽ tạo nên chuyển biến to lớn trong môi trường làm việc của hải quan Việt Nam. Chiến lược phát triển này nhằm xây dựng một hệ thống hải quan điện tử hiện đại, đào tạo trình độ nghiệp vụ nhân viên hải quan hiện đại tương đương với các nước
tiên tiến, sửa đổi và hoàn thiện luật pháp hải quan, xây dựng bộ máy hành chính phù hợp với quy chuẩn quốc tế và phù hợp với bộ máy quản lý của Việt Nam.
Chính phủ cần tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của các nhà hoạch định chính sách ở trong và ngồi nước trong q trình xây dựng, hồn thiện hệ thống các văn bản pháp luật. Đồng thời tổ chức nhiều buổi trao đổi, chất vấn để doanh nghiệp nói lên mong muốn của mình với việc sửa đổi, bổ xung và thực hành các quy định mới.
3.3.1.2. Thúc đẩy xúc tiến thương mại nhằm tạo cơ hội hợp tác phát triển của ngành giao nhận vận tải trong nước với thế giới.
......Xúc tiến thương mại là một hệ thống các chương trình hội thảo, hội chợ thương mại, giao lưu giao đổi kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài. Nhờ các hoạt động này, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được với môi trường Logistics năng động và chuyên nghiệp của thế giới, từ đó học hỏi kinh nghiệm quản lý và các kỹ năng nghiệp vụ. Doanh nghiệp cũng có cơ hội quảng bá thương hiệu cơng ty mình với nước bạn…
. Các cơ quan xúc tiến thương mại của nước ta đã và đang hoạt động rất tích cực, có vai trị là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới. Tuy nhiên không nên chỉ tập trung hoạt động xúc tiến thương mại ở các thị trường truyền thống như Mỹ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Nhật Bản, mà nên mở rộng phạm vi ra những thị trường mới, có nhiều tiềm năng phát triển như Nam Mỹ hay một số nước Châu Phi. Thêm vào đó cần tổng hợp những thơng tin cập nhật về thị trường thế giới để giúp các doanh nghiệp bám sát những biến động của thị trường thế giới, trở thành kho thơng tin chính xác cho các doanh của doanh nghiệp.
3.3.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế đường biển của Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển nhanh và mạnh. Số lượng các công ty hoạt động trong ngành này ngày càng tăng. Theo đó thì mật độ tham gia các hoạt động giao nhận, vận tải cũng tăng lên hàng ngày. Vào những thời điểm nhiều hàng hóa, diện tích kho bãi hiện nay khơng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.
Với tốc độ hội nhập và phát triển của Việt Nam hiện nay thì ngành giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển sẽ song hành cùng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, phát triển với quy mô lớn hơn trong thời gian tới. Để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành thì Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ về cơ sở hạ tầng sản xuất như: mở rộng và tu sửa các cơng trình giao thơng, mở rộng quy mô, xây mới các bến cảng và kho bãi. Cùng đó là đầu tư các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa hiện đại.