2.2.3.1. Thị trường và đối tác trong nước
Từ năm 2008 đến 2011 số lượng khách hàng trong nước của công ty đã có sự tăng trưởng rõ rệt, đặc biệt là hai khu vực thị trường : Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
Nhìn vào bảng số liệu 2.4, có thể thấy trong 4 năm qua, cơng ty đã tích cực khai thác các thị trường mới, đa dạng hóa thị trường. Có thêm nhiều khách hàng mới ở nhiều thị trường mới. Với quy mơ ban đầu là hai thị trường chính: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và các thị trường khác bao gồm tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phịng và Bắc Ninh. Cho đến năm 2010, số lượng khách hàng ở các thị trường này khơng những tăng mà cơng ty cịn có thêm nhiều khách hàng ở nhiều tỉnh của miền Bắc như, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên. Ta có thể quan sát sự chuyển biến về quy mô thị trường của công ty từ bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.3:
Bảng 2.4: Lợi nhuận theo khu vực thị trường của công CP Vận tải biển và TM Hàng hải từ 2008- 2011 – Vận tải biển quốc tế
Đơn vị: triệu VNĐ Khu vực thị trường 2008 2009 2010 2011 Số KH LN Số KH LN Số KH LN Số KH LN Hà Nội 10 252 13 303,4 17 370,8 15 316,1 Bắc Ninh 4 104 2 47,5 5 101.6 4 84,3 Bắc Giang 1 24 2 43,6 1 20,1 Quảng Ninh 7 183,75 5 119.6 6 130 2 44,3 Hải Phòng 3 78,75 2 45,5 2 40,6 Hải Dương 1 22.5 2 40,1 3 55,8 Hưng Yên 1 22,9 2 48,7 Tp HCM 9 274 12 300,5 15 336,6 11 234,2 Thái Bình 2 52,5 1 25.5 2 44,7 1 18,2 Nghệ An 1 21 2 43,2 1 22,4 Tổng 36 945 36 864 54 1178 42 885
Từ bảng thống kê trên, ta có được biểu đồ về lượng khách hàng tương ứng với từng khu vực thị trường của công ty:
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng từ các thị trường của công ty CP Vận tải biển và TM Hàng hải từ 2008- 2011
Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận từ các khu vực thị trường của công ty CP Vận tải biển và TM Hàng hải từ 2008- 2011
Từ biểu đồ 2.3 và 2.4, ta thấy rằng thị trường Hà Nội là thị trường có số lượng khách hàng lớn nhất và mang lại doanh thu cao nhất cho công ty. Nhưng điểm đáng lưu ý là số lượng khách hàng ở khu vực Tp Hồ Chí Minh dù không lớn bằng Hà Nội nhưng lại đem lại doanh thu rất cao cho cơng ty. Tp Hồ Chí Minh là khu vực có nhiều khu cơng nghiệp với quy mơ lớn, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động tại các khu cơng nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. Do đó tiềm năng của khu vực thị trường này là rất lớn, cơng ty cần có biện pháp nắm bắt cơ hội đó và khai thác nhiều hơn nữa khu vực thị trường béo bở này.
Qua 2 biểu đồ 2.3 và 2.4, ta cũng có thể nhận thấy sự tăng trưởng khá ổn định về lợi nhuận cũng như số lượng khách hàng từ 2 thị trường Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Dễ dàng nhận thấy sự thiếu ổn định của các thị trường khác so với 2 thị trường lớn nhất này. Qua đó có thể kết luận được rằng cơng ty còn thiếu sự quan tâm đến các thị trường khác trong cả nước mà chỉ chú trọng tới 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Từ việc quan sát thực tế hoạt động của công ty, đặc biệt là của bộ phận Sale và bộ phận Customer cho thấy cơng tác chăm sóc khách hàng của cơng ty khá chu đáo, báo giá thường xuyên được cập nhật và khách hàng luôn đánh giá cao thái độ làm việc của đội ngũ nhân viên công ty. Do vậy ngun nhân chính của việc doanh thu trung bình mỗi khách hàng khơng ổn định chỉ là vì số lượng khách hàng tăng quá nhanh trong khi đơn đặt hàng từ các khách hàng mới này còn nhỏ lẻ. Điều này cũng cho thấy thị trường của công ty mới chỉ tăng trưởng về số lượng chứ chưa phát triển mạnh về chất lượng cũng như độ thâm nhập sâu thị trường. Để thâm nhập thị trường sâu hơn, coi những khách hàng với đơn đặt hàng nhỏ là những khách hàng tiềm năng đồng thời phát triển nhiều khách hàng mới thêm nữa, giai đoạn cuối năm 2011, công ty đã đầu tư thêm một đội ngũ nhân lực cho bộ phận Sale, với chuyên môn tiếp cận thị trường dày dặn. Vì vậy triển vọng phát triển thị trường của công ty là rất lớn, hứa hẹn mang lại doanh thu từ khách hàng nhảy vọt trong năm 2012.
Hiện tại, phần doanh thu từ hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Bởi từ khi thành lập, cơng ty đã có sẵn những liên kết với các đối tác lớn cả trong nước và nước ngoài, đảm nhiệm khâu logistics, xuất nhập khẩu nội địa và làm đại lý cho một số hãng giao nhận vận tải quốc tế. Phần doanh thu này là khá lớn và chiếm tỷ lệ đa số trong tổng doanh thu của công ty.
Các mặt hàng mà công ty được thuê giao nhận chủ yếu là dệt may, nơng sản, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử. Đây cũng là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua. Bảng 2.5 cho ta thấy rõ được cơ cấu các mặt hàng chủ yếu mà công ty phụ trách giao nhận.
Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng giao nhận bằng đường biển tại công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải từ năm 2009 - 2011
Đơn vị: Triệu VNĐ Năm Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Dệt may 1941 32,29 1805 33,12 2237 33,37 1991,5 31,19 Nông sản 1590 26,46 1410 25,87 1755,8 26,19 1621 25,39 Máy móc thiết bị 898 14,95 877 16,09 1178,7 17,58 1245,8 19,51 Linh kiện điện tử 986 16,41 921 16,90 897 13,38 884,3 13,85 Các mặt hàng khác 594 9,89 437 8,02 635,5 9,48 642,4 10,06 Tổng 6011 100,00 5450 100,00 6704 100,00 6385 100,00
Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ phịng vận tải biển
Mặt hàng dệt may và nơng sản là 2 mặt hàng đứng đầu trong 4 năm từ 2008 đến 2011. Nó cũng phản ánh đúng tình hình kinh tế nước ta hiện nay với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dệt may và nơng sản. Ngồi ra các mặt hàng như máy móc, linh kiện điện tử cũng là những mặt hàng chính của cơng ty.
Từ bảng 2.5 trên, ta có thể vẽ được biểu đồ về tỷ trọng các mặt hàng mà công ty thường xuyên giao nhận. Cơ cấu các mặt hàng dễ dàng được nhận thấy khi quan sát biểu đồ. Dệt may và nông sản chiếm đến hơn 50% giá trị giao nhận của công ty.
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các mặt hàng giao nhận bằng đường biển tại công ty CP Vận tải biển và Thương mại Hàng hải
Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ các phòng vận tải biển 2.2.3.2. Thị trường và đối tác nước ngoài
Mặc dù thành lập năm 2008 nhưng với sự năng động của đội ngũ nhân viên cũng như với sự chỉ đạo đúng đắn của ban giám đôc, công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải đã có nhiều khách hàng nước ngoài. Mặc dù lượng doanh thu từ đối tượng khách hàng này không cao như đối với khách hàng trong nước nhưng đây là một dấu hiệu tích cực đáng mừng đối với công ty khi mà chất lượng dịch vụ của cơng ty đã được các bạn hàng nước ngồi tin tưởng và chấp nhận sử dụng.
Các khách hàng nước ngồi của cơng ty chủ yếu đến từ ASEAN, châu Mỹ và Đông Bắc Á. Đây cũng là những khu vực có kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều nhất đối với nước ta. Ngồi ra cịn một số khu vực khác như châu Âu, châu Phi và châu Úc… Bảng 2.6 dưới đây sẽ cho ta biết giá trị hợp đồng mà công ty đã giao nhận tại một số thị trường chủ chốt của công ty.
Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế theo đường biển của công ty.
Đơn vị: Triệu VNĐ Năm Thị trường 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Khu vực ASEAN 1992,5 36,56 2534,8 37,81 3242,4 35,12 Châu Mỹ 1370,7 25,15 1795,3 26,78 2017,6 31,60 Đông Bắc Á 1138,8 20,89 1440,7 21,49 1325,5 20,76 Châu Âu 656,5 12,05 525,6 7,84 396,5 6,21 Khu vực khác 291,5 5,35 407,6 6,08 403 6,31 Tổng 5450 100,00 6704 100,00 6385 100,00
Nguồn: Báo cáo kinh doanh tổng hợp hàng năm của công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải
ASEAN là thị trường lớn nhất vì mục đích xuất khẩu các mặt hàng giày da, nông sản, dệt may và một số mặt hàng khác. Trong 3 năm qua, từ 2009 đến năm 2011, ASEAN nắm giữ vị trí là đối tác quan trọng nhất của công ty, với giá trị hợp đồng năm 2011 là 3242,4 triệu đồng. Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế nên giá trị giảm xuống còn 2512,5 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó vào năm 2010 và 2011, giá trị này lần lượt là 2534,8 và 3242,4 – điều này cho ta thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới.
Biểu đồ 2.6 dưới đây cho ta một cái nhìn khái quát về cơ cấu thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế của cơng ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải. Nhìn vào biểu đồ ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ thị phần giữa các thị trường với nhau. ASEAN, châu Mỹ và Đơng Bắc Á là những thị trường có tỷ lệ lớn nhất, phản ánh đúng tình trạng nền kinh tế nước ta hiện nay.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của cơng ty
Nguồn: Báo cáo kinh doanh tổng hợp hàng năm của cơng ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải
Ngồi ra, thị trường châu Mỹ và Đông Bắc Á cũng là 2 thị trường rất tiềm năng của công ty. Nhưng giá trị hợp đồng vẫn chưa tương xứng với kết quả có thể đạt được, nhất là thị trường láng giềng Trung Quốc – khu vực Đông Bắc Á. Điều này một phần là do sự cạnh tranh gay gắt của các cơng ty đối thủ, cũng như chính sách phát triển của cơng ty – tập trung vào thị trường ASEAN, dồi dào và đầy tiềm năng.