Tổng quan về các hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần tràng an thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 49)

1.2.2.1 .Đặc thù của doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo

1.3. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

1.3.1. Tổng quan về các hoạt động đầu tư

Từ một doanh nghiệp nhà nước, sau cổ phần hóa, cơng ty cổ phần Tràng An đã nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị trường, đưa doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngày càng vững mạnh. Đó là kết quả của sự nhiệt tình năng động sáng tạo của ban giám đốc , sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân người lao động trong công ty, với chất lượng sản phẩm và uy tín của cơng ty ngày càng được khẳng định. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động công ty đã chủ động vượt qua những thử thách, đã trưởng thành và lớn mạnh, vị thế của công ty được nâng cao. Để có được những kết quả đó thì cơng tác đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư có đóng góp khơng nhỏ.

Từ 2004 chuyển sang hình thức cổ phần, cơng tác quản lý hoạt động đầu tư của công ty được sắp xếp và tổ chức lại cho phù hợp.Và với việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000, công tác quản lý hoạt động đầu tư được thực hiện đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO và có sự vận dụng linh hoạt phù hợp với qui mơ và tính chất của cơng ty.

Hoạt động đầu tư của công ty trong những năm qua chủ yếu là đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng cho sản xuất kinh doanh.

Quản lý hoạt động đầu tư ở công ty cổ phần Tràng An là hoạt động không thể tách rời với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một số nội dung chủ yếu của quá trình quản lý hoạt động đầu tư ở cơng ty:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư: thể hiện thông qua các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của công ty. Các chiến lược và kế hoạch đầu tư ở công ty bao gồm các kế hoạch huy động vốn, kế hoạch trả nợ, kế

- Tổ chức lập dự án đầu tư. Công tác lập dự án đầu tư nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, được thực hiện ngay từ khi xây dựng ý tưởng dự án đến giai đoạn lập báo cáo tiền khả thi và khả thi.

Các dự án của công ty từ trước đến nay hầu hết đều được quản lý theo mơ hình “chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án” cụ thể là chủ đầu tư (công ty cổ phần Tràng An) tự thực hiện dự án: tự kí kết hợp đồng, tự sản xuất, xây dựng, tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là điều hợp lý với qui mô của công ty, phù hợp với việc mở rộng qui mô sản xuất của công ty cũng như gần với chuyên môn của công ty, các cán bộ quản lý dự án có đủ năng lực chun mơn và kinh nghiệm để quản lý dự án. Điều này cũng góp phần tiết kiệm được chi phí quản lý của cơng ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

- Công tác lập được tiến hành khá khoa học theo các bước của qui trình lập dự án đầu tư với sự tham gia của đội ngũ nhân viên của các phịng ban trong cơng ty.

Đối với dự án có qui mơ lớn, cơng ty thực hiện công tác lập dự án thông qua đơn vị tư vấn lập dự án chẳng hạn dự án xây dựng công ty cổ phần Tràng An tại khu công nghiệp Đan Phượng, đơn vị tư vấn lập dự án được công ty thuê là công ty cổ phần tư vấn Lộc &cộng sự, công ty sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn, cung cấp các số liệu cần thiết để hồn thành cơng tác lập dự án.

Đối với các dự án có qui mơ nhỏ thì q trình lập dự án đầu tư có sự tham gia của ban giám đốc(cụ thể là Giám đốc và Phó giám đốc) lãnh đạo, nhân viên các phịng ban.

Q trình đó diễn ra như sau:

- Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư: Ban giám đốc, phịng marketing, phịng bán hàng… sẽ tìm hiểu, phát hiện và nắm bắt cơ hội đầu tư dựa trên những phân tích về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như

chiến lược phát triển của công ty thị trường, về thị hiếu người tiêu dùng theo từng mùa trong năm, mức sống của người dân, nguồn nguyên nhiên vật liệu, khả năng cung ứng…

- Nghiên cứu khả thi: Sau khi đã xác định được ý tưởng dự án, giám đốc sẽ triển khai công việc nhiệm vụ cho các phịng ban có liên quan để nghiên cứu, thu thập thơng tin cần có. Sau đó Hội Đồng Quản trị, ban giám đốc, lãnh đạo các phòng ban sẽ họp triển khai công tác soạn thảo dự án:

Chủ nhiệm dự án quản lý xuyên suốt quá trình soạn thảo đề cương sơ bộ và chi tiết của dự án do Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm. Trên cơ sở tổng hợp những tài liệu do các phịng ban cung cấp, phó giám đốc tiến hành cơng việc soạn thảo dự án, phân cơng cho các thành viên của các phịng có liên quan: trong đó các phịng có liên quan tiến hành soạn thảo dự án có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phịng mình: chẳng hạn phịng kế tốn tài chính đảm nhận phần phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội, phịng marketing đảm nhận việc phân tích thị trường, phịng kĩ thuật trình bày các phương án kĩ thuật của dự án, lựa chọn công suất phù hợp với nhu cầu thực tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tính tốn các hao tổn trong q trình sản xuất vận chuyển, phịng nhân sự dự kiến phương án bố trí lao động , phòng kế hoạch tư ván các vấn đề chuyên môn liên quan đến quản lý dự án, tiến độ lập và thực hiện dự án…Cuối cùng là phó giám đốc tổng hợp và hoàn thiện việc soạn thảo dự án, trình bản dự án dự kiến. Ban giám đốc sẽ họp và thông qua dự án, tiếp theo duyệt kế hoạch và triển khai dự án theo kế hoạch đã định.

Do hầu hết các dự án của công ty đều là tự lập dự án , do vậy công tác thẩm định dự án của công ty do các thành viên của cơng ty đảm nhận. Đối với những dự án có sử dụng vốn vay của ngân hàng, vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước thi việc thẩm định cịn có sự tham gia của các bên liên quan.

Hiện tại, các dự án của cơng ty có qui mơ nhỏ do phó giám đốc phụ trách cơng tác soạn thảo, chịu trách nhiệm thẩm định các chỉ tiêu dự án thuộc về phòng kế tốn tài chính(về hiệu quả tài chính), phịng cơng nghệ kĩ thuật (về vấn đề công nghệ). Do vậy, công tác thẩm định được tiến hành tương đối đơn giản, còn mang tính hình thức.

- Tổ chức quản lý q trình thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư: Tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, kí kết các hợp đồng, quản lý tiến độ thực hiện dự án, quản lý việc sử dụng vốn đầu tư, rủi ro, thông tin, mua bán …Đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào thì cơng ty kí hợp đồng dài hạn với các cơng ty có uy tín trên thị trường đồng thời đảm bảo yếu tố cạnh tranh về giá thành. Trong giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư: như quản lý các dây chuyền máy móc thiết bị nhập về thì nội dung cơ bản của quản lý đầu tư là quản lý tốt máy móc thiết bị, thực hiện duy tu bảo dưỡng thường xuyên, sử dụng tối đa công suất…

- Điều phối kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư của cơng ty đối với từng dự án và tồn bộ hoạt động đầu tư của công ty. Công ty lập bảng báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của cơng ty trong từng giai đoạn và có báo cáo hiệu quả đầu tư cho từng loại máy móc thiết bị nhập về, đưa ra được những nguyên nhân, tình hình trả nợ vay của từng loại dự án…

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần tràng an thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)