Cơ hội và thách thức đối với du lịch Bắc Giang

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 52)

6. Cấu trúc của khoá luận

3.1.3.Cơ hội và thách thức đối với du lịch Bắc Giang

3.1.3.1. Cơ hội.

Nhu cầu về mở rộng hợp tác giao lu, trao đổi văn hóa giữa ngời dân trong tỉnh Bắc Giang với các tỉnh trong cả nớc, với nớc ngoài gia tăng trên nền tảng trao đổi và buôn bán kinh tế ngày càng phát triển.

Nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch nghỉ dỡng, di tích lịch sử, du lịch sinh thái, cộng đồng... về các địa điểm vui chơi, giải trí, du lịch nghỉ dỡng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa sẽ gia tăng khi hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đợc cải thiện, có những sản phẩm, điểm, tuyến du lịch hấp dẫn.

Là một trong những tỉnh có nhiều di tích lịch sử, danh thắng, lễ hội truyền thống, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian truyền thống, có thể phát triển thể thao gắn với lễ hội và du lịch. Đó là lợi thế đặc thù của tỉnh trong tiến trình thống nhất hoạt động của cả 3 lĩnh vực.

Sự phát triển các cụm đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh đợc hình thành và phát triển: Vùng động lực phát triển, Vùng kinh tế nông, lâm, công nghiệp Lục Ngạn, Vùng kinh tế kết hợp quốc phòng, Khu trọng điểm kinh tế Hiệp Hòa... Sẽ tạo động lực phát triển mạnh kinh tế giúp cho các hoạt động xã hội - văn hóa đợc phát triển.

Tốc độ tăng trởng GDP đạt mức cao của Bắc Giang trong những năm tới là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh: Nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 12%, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 35 %; dịch vụ chiếm 35,5 %; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 30,5 %. Với sự tăng trởng cao về kinh tế, sự đầu t của Nhà nớc cho cả ba lĩnh vực này sẽ tăng lên. Sự tăng trởng về kinh tế giúp cho đời sống nhân dân đợc cải thiện hơn do đó nhu cầu thởng thức nghệ thuật, đi du lịch, tham gia các hoạt động thể dục thể thao và hởng thụ giá trị thể dục thể thao của nhân dân sẽ tăng lên trong những năm tới. Cùng với cả nớc, Bắc Giang đang đứng trớc cơ hội phát triển nhìn từ góc độ "cầu" ngày một tăng của khách du lịch trong nớc đến từ Hà Nội và đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Sự phát triển về kinh tế-xã hội của tỉnh, sự phát triển các lĩnh vực khác trong khối văn hóa - xã hội của Bắc Giang trong những năm tới sẽ là tiền đề và điều kiện tốt cho các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch phát triển. Bắc Giang có nhiều tiềm năng thuận lợi trong phát triển kinh tế cũng nh văn hoá, thể thao và du lịch: Với vị trí là tỉnh nằm ở khu vực các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên; là tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi, khoảng cách từ trung tâm thành phố Bắng Giang đến cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng biển Quốc tế Hải Phòng, Quảng Ninh và cửa khẩu Quốc tế Lạng Sơn không quá 100 km. Với giao lu quốc tế, Bắc Giang còn là tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh. Đây là điều kiện thuận lợi không chỉ trong phát triển kinh tế mà là còn là cơ hội thuận lợi cho phát triển văn hóa, thể thao và du lịch trong thời kỳ hội nhập. Vị trí địa lý này cho phép Bắc Giang gắn với các trung tâm đô thị lớn của vùng, với thủ đô Hà Nội, tận dụng các tác động tích cực, lực hút của các trung tâm kinh tế công nghiệp và dịch vụ đối với tỉnh.

3.1.3.2. Thách thức

Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa/quốc tế hóa, mặt trái của kinh tế thị trờng, quá trình đô thị hoá nhanh; t tởng sùng ngoại, Làm mai một,… biến dạng ít nhiều văn hoá truyền thống.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh so với mặt bằng chung của cả n- ớc còn thấp, không những hạn chế về nguồn lực mà còn hạn chế về t duy và tầm nhìn, tâm thế và khả năng tham gia của các lực lợng xã hội vào hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, giữa các tộc ngời trong tỉnh không những hạn chế khả năng phát triển của các vùng chậm phát triển, không phải ngay một lúc có thể khắc phục đợc mà còn có thể tiêu tốn những nguồn lực cho việc san bằng khoảng cách phát triển.

Sự khác biệt về truyền thống lịch sử, văn hoá giữa các tộc ngời trong tỉnh đã tạo ra những khoảng cách nhất định trong tiến trình phát triển, đòi hỏi phải có những chính sách để cân bằng lại khoảng cách này.

Nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch còn nhiều hạn chế nhất là nhân lực quản lý cấp huyện, thành phố và cấp xã phờng, thị trấn, đặc biệt là nguồn nhân lực cho phát triển du lịch các cấp.

Trong những năm qua đã có những thay đổi về nhận thức đối với tầm quan trọng của hoạt động phát triển du lịch trong chiến lợc phát triển kinh tế -xã hội của địa phơng. Tuy nhiên, công tác đầu t phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập nên sự phát triển của du lịch Bắc Giang cha tơng xứng với tiềm năng, lợi thế(11).

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 52)