II. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
1. Tác động của một số chính sách thương mại
1.1 Tác động của chính sách cơ cấu mặt hàng
1.1.1 Nội dung của chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Chính sách mặt hàng xuất khẩu của Việt nam được thể hiện ở 3 mặt sau:
Một là, chuyển hoàn toàn, chuyển nhanh, chuyển mạnh sang hàng chế
biến sâu, giảm tới mức tối đa xuất khẩu hàng nguyên liệu và giảm tới mức thấp các mặt hàng sơ chế. Bởi vì, tài nguyên thiên nhiên của ta đang cạn kiệt dần và nhóm hàng chủ lực hiện nay như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, lạc, lâm
Kho¸ ln tèt nghiƯp
sản, thuỷ sản, dầu thơ.. sẽ khơng cịn giữ vai trị chủ lực trong tương lai. Theo ước tính của Bộ Thương mại, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng này giai đoạn 1999-2001 chỉ đạt 14%-15% năm, tăng chậm lại so với mức 18% của thời kỳ 1994-1998. Năm 2006, Bộ Thương mại đã xây dựng đề án xuất khẩu 2006 – 2010, theo đó, cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thơ. Tỷ trọng của các nhóm hàng nơng – lâm – thuỷ sản và nhiên liệu – khống sản sẽ có xu hướng giảm dần và nhóm hàng cơng nghiệp và thủ cơng mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng dần. Năm 2009 dự kiến nhóm hàng nguyên liệu thơ chỉ cịn chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu, 70% cịn lại là hàng cơng nghiệp chế biến- nhóm hàng mũi nhọn.
Hai là, phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới. Chuyển từ xuất khẩu
thô sang chế biến đối với các sản phẩm đã có như chuyển dầu thơ và khí sang xăng, phân bón; chuyển từ nơng sản thơ sang nơng sản chế biến; chuyển từ lắp ráp điện tử sang chế tạo và xuất khẩu linh kiện... Bên cạnh đó cần mở ra các mặt hàng hiện nay chưa có nhưng có tiềm năng và triển vọng phù hợp với xu hướng tiêu dùng quốc tế. Đó là các mặt hàng sản phẩm kỹ thuật điện tử, sản phẩm điện tử, máy công nghiệp, dịch vụ... và các sản phẩm trí tuệ như tạo phần mềm máy tính. Cần chú trọng tới các sản phẩm mà khi sản xuất có thể khai thác được các nguồn lực dồi dào sẵn có ở Việt nam.
Ba là, chuyển sang chế biến và mở ra các mặt hàng mới dạng chế biến
sâu nhưng không thể thực hiện bằng “tự lực cánh sinh” do điều kiện kỹ thuật lạc hậu, thị trường tiêu thụ khơng lớn. Điều này có thể thực hiện được thông qua biện pháp cơ bản là hợp tác, liên doanh với nước ngồi.
Lựa chọn những mặt hàng sản xuất có hiệu quả có thể được xác định theo cách sau:
- Lựa chọn bước 1: Chọn các mặt hàng đáp ứng được các yêu cầu trên thị trường thế giới hiện nay và trong tương lai gần đang có nhu cầu lớn trong khi sản xuất và khai thác không đủ nhu cầu hoặc không ổn định.
Nhu cầu của thị trường thế giới còn lớn, tuy trong cân đối cung cầu đã được xác lập nhưng nhu cầu đang tăng, tất cả các nước có cơ hội đều được tham gia.
Các sản phẩm Việt nam đang xuất khẩu dưới dạng thô và sơ chế, cần đầu tư phát triển sản xuất với công nghệ cao hiện đại tạo ra những sản phẩm tinh, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu ra thị trường thế giới.
- Lựa chọn bước 2: Các mặt hàng đã được lựa chọn ở bước 1 sẽ được lựa chọn tiếp ở bước 2 theo các tiêu chuẩn sau:
+ Các mặt hàng Việt nam có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người.
+ Các mặt hàng mà nếu sản xuất và xuất khẩu sẽ tác động mạnh tới sự phát triển của các ngành khác.
+ Các mặt hàng sử dụng nhiều lao động là thế mạnh của Việt nam - Lựa chọn bước 3: Căn cứ vào sự lựa chọn của bước 1 và bước 2, bước 3 là sự định hướng các mặt hàng cần đầu tư sản xuất và xuất khẩu nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Trong điều kiện thực hiện một chiến lược kinh tế mới, sản phẩm của ta một khi đã cạnh tranh được với hàng ngoại ở thị trường trong nước thì cũng có khả năng chiếm lĩnh
Kho¸ ln tèt nghiƯp
được thị trường thế giới. Vì vậy khi xác định cơ cấu mặt hàng ta cần phải tính đến cả yêu cầu của thị trường trong nước và cả thị trường thế giới.
1.1.2 Tác động của chính sách cơ cấu mặt hàng tới hoạt động xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của Việt nam trong thời gian qua
Trong những năm vừa qua, cơ cấu cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có những bước hay đổi tích cực. Nhóm hàng xuất khẩu nguyên liệu thô đã giảm từ 91% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu vào năm 1994 xuống còn 72% vào năm 1998. Tăng trội hơn cả trong các mặt hàng chế biến là các mặt hàng giày dép và may mặc tăng tới 100%/năm và 50% trong năm 1998. Tỷ trọng các mặt hàng chế biến sâu (trong đó có hàng chế tạo) năm 1994 chỉ chiếm 8,5 % năm 1997 đã lên đến 25%. Năm 1999 đã tăng lên thành 30%.
Năm 2001, cơ cấu xuất khẩu tăng tuy chậm nhưng vẫn tiếp tục chyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến, nhất là chế biến sâu. Tỷ trọng của 3 nhóm hàng dệt may, giày dép và sản phẩm gỗ tinh chế trong kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 27,8% lên 31,5%. Đặc biệt ngày 23 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 theo QĐ số 55/2001/QĐ-TTg. Với chiến lược này ngành dệt may có nhiều cơ hội mới để phát triển đó là: Chính phủ có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ, khuyến khích phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh như được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư, được Ngân hàng đầu tư và phát triển, các Ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu, cho vay đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, được hưởng thuế thu nhập ưu đãi 25%. Hiện nay, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang từng bước đổi mới để hội nhập vào xu thế toàn cầu hố của cả thế giới. Năm 2005, nhóm ngun liệu và khống sản chỉ cịn chiếm 24,78%, nhóm nơng, lâm, thuỷ sản chiếm 21,12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (so
với năm 2000 tương ứng là 35,64% và 30,1%). Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm cơng nghiệp ngày càng tăng, năm 2005 đạt 38,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là một bước chuyển tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam, thể hiện :
+ Việt nam đã bắt đầu chuyển từ một nước xuất khẩu nguyên vật liệu sang chế biến các sản phẩm đạt giá trị cao hơn để xuất khẩu. Việc này giúp cho xuất khẩu đóng góp nhiều hơn vào GDP và tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm cho người lao động và từng bước đưa hàng hóa Việt nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
+ Năng lực sản xuất chế biến của Việt nam đã tăng lên và hàng hóa Việt nam đã dần dần tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới và khu vực.
+ Chủ trương của Đảng và Nhà nước “ xuất khẩu chuyển mạnh sang các mặt hàng chế biến, giảm tối đa xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thơ ” đang được thực hiện đúng hướng và có kết quả:
Bảng 4: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam
Đơn vị: %
Cơ cấu xuất khẩu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2004 2005 Hàng CN nặng & KS 34 28.8 25.5 28.9 24.8 23.9 22.7 24.8 Hàng CN nhẹ & TTCN 17.6 23.1 28.4 28.9 35.5 38.2 40.02 38.4 Nông, lâm, thủy sản 48.4 48.1 46.1 42.2 36.7 37.9 20.67 21.1
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Kho¸ ln tèt nghiƯp
Đi kèm với việc giảm tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu là khống sản, nơng, lâm, thuỷ sản, xuất khẩu Việt Nam đã tập trung mũi nhọn vào một số mặt hàng cơng nghiệp chủ lực có triển vọng như: dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, dây điện và cáp điện… Đây là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, giúp tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam thời kỳ 1995 – 2008
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng 1995 2000 2004 2005 2008 Dệt may 850 1.892 4.386 4.838 9.000 Giày dép 296 1.472 2.692 3.040 4.700 Sản phẩm gỗ 97 311 1.139 1.563 2.800 Sản phẩm nhựa 4 105 261 350 930 Dây và cáp điện 130 389 523 1,05
Nguồn: Niên giám thống kê và Tổng cục Hải quan
Trong giai đoạn 1990-1997, chúng ta đã đầu tư để hình thành dần các ngành sản xuất hàng hố, các khu cơng nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ nên đã tạo ra thêm một mặt hàng cơng nghiệp chủ lực mới có khối lượng và giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD là dệt may. Nhờ có chính sách phát triển kinh tế hàng hố nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Mặc dù phát triển chậm hơn so với các nước láng giềng Châu á, nhưng ngành đã tự đứng dậy vươn lên, phát triển một cách đầy ấn tượng. Bước đầu năm 1993 kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD và đến cuối năm 1997 xuất khẩu đạt 1,35 tỷ USD. Không dừng lại ở con số này, hàng dệt may xuất khẩu đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu mũi
nhọn của Việt Nam nằm trong chiến lược phát triển CNH, HĐH của đất nước. Hai năm cuối của kế hoạch 1997 - 1998, Việt Nam chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, tích cực tiến hành CNH - HĐH đất nước nên đã hình thành thêm mặt hàng cơng nghiệp chủ lực nữa là giầy dép. Như vậy đến cuối năm 1998, trong 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chúng ta có 2 mặt hàng cơng nghiệp chủ lực mà giá trị xuất khẩu của mỗi mặt hàng là trên 100 triệu USD: dệt may và giầy dép. Những mặt hàng này có tốc độ tăng trưởng nhanh, có sức cạnh tranh và có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới.
Khơng thể không kể tới sản phẩm gỗ với thị trường đa dạng, có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu lớn thư 5 hiện nay.
Sản phẩm nhựa cũng khẳng định được mình với sự tăng trưởng ấn tượng về giá trị xuất khẩu – tính đa dạng của các sản phẩm xuất khẩu cũng như thị trường xuất khẩu (trên 48 thị trường) – mức độ tăng trưởng bình qn từ 25% - 43%.
Tuy có điểm xuất phát thấp nhưng mặt hàng dây và cáp điện trong ba năm qua đã tăng trưởng xuất khẩu ổn định và đang nổi lên là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Mặt hàng này có khả năng gia tăng xuất khẩu rất lớn do xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào snả xuất mặt hàng này khá mạnh mẽ. Dự kiến giai đoạn 2006-2010, ngành dây và cáp điện có thể duy trì mức tăng trưởng 30%/năm và sẽ đạt hơn 2 tỷ USD vào năm 2010.