II. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
1. Tác động của một số chính sách thương mại
1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia, hội nhập vào nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế thương mại khu vực và quốc tế, ký kết nhiều Hiệp định thương mại song phương và đẩy nhanh tiến trình hội nhập hơn nữa. Đến nay hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở trên 224/255 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ.
Trong số các Hiệp định song phương đã đàm phán và ký kết, việc bình thường hố quan hệ, lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tháng 7-1995 và việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đóng vai trị khá quan trọng trong tiến trình mở cửa thị trường và hội nhập của Việt Nam. Tháng 9/1996 Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán, ngày 13/7/2000 Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ được ký kết và Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Đây là một bản Hiệp định mang tính tổng thế và bao quát nhất từ trước tới nay mà Việt Nam tham gia ký kết, đề cập tới hầu hết các vấn đề về thương mại hàng hoá, những điều khoản về thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữư trí tuệ trên cơ sở các nguyên tắc của WTO. Quyết định số 35/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/3/2002 về Chương trình hành động tổng thể và tồn diện được ban hành nhằm đáp ứng những địi hỏi, yêu cầu về thực thi cam kết của Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Như chúng ta đã biết, Hoa Kỳ vẫn luôn là bạn hàng lớn với Việt Nam kể từ đó đến nay, là thị trường nhập khẩu lớn các sản phẩm công nghiệp chủ lực của ta. Khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế, hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được triển khai một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực đã tạo thuận lợi cho các mặt hàng công nghiệp chủ lực của ta thâm nhập thị trường mới, mở rộng quan hệ buôn bán, trao đổi, nhận được các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan của các nước, chằng hạn việc dành cho nhau chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) giữa Việt Nam và EU, giữa Việt Nam và Nhật Bản. Điều này đã góp phần để kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng cao, tăng nhanh.
Tính từ năm 1988 đến hết tháng 5/2005, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho trên 6.400 dự án ĐTNN với tổng số vốn đăng ký kể cả tăng vốn 60,5 tỷ USD, trong đó có 5.412 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là
Kho¸ luËn tèt nghiƯp
48,49 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt trên 226,1 tỷ USD. Cho tới nay, công ty và tập đồn lớn có tiềm lực kinh tế – cơng nghệ góp phần làm thay đổi trình độ sản xuất, kinh nghiệp quản lý và đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đã phát huy những lợi thế xuất khẩu mà Việt Nam đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 1990 chỉ chiếm có 19,5%, năm 2005 đã lên tới 57%, trong đó nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã chiếm trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp.
Vị thế của đất nước được nâng cao, nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, như dệt may, da giày…. Việc khơi phục quan hệ bình thường với IMF, WB, ADB đã thúc đẩy sự hỗ trợ tài chính thường xuyên nhận của các tổ chức này. Năm 1995, Việt Nam đã gia nhập ASEAN, từ 1/1/1996 chính thức tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Đây được coi là những bước đột phá về hành động, biến chủ trương đường lối đối ngoại của Đảng ta từ trước đến nay thành hành động thực tế. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã chấm dứt một thời kỳ dài khu vực Đơng Nam Á bị chia rẽ thành hai nhóm đối lập nhau, tạo điều kiện để Việt Nam tham gia và nâng cao hình ảnh của mình trong cộng đồng khu vực, mở rộng qua hệ hợp tác kinh tế sang các nước này. Tiếp đó, Việt Nam tham gia sáng lập ASEM năm 1996, được kết nạp vào APEC tháng 11/1998, quan trọng hơn là thành viên chính thức của WTO tháng 1/2007.
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cơ cấu kinh tế ngành và vùng đã có sự chuyển biến theo định hướng về lợi thế năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế, hình thành các khu kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung để hạ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện áp dụng khoa học – công nghệ hiện đại hơn trong sản xuất và đầu tư. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000 lên 40,1% năm 2004. Hiện tại cơ cấu dịch vụ và công nghiệp của Việt Nam chiếm gần 80% tổng GDP. Những thay đổi này cho thấy Việt Nam đã và đang xây dựng được một nền kinh tế hướng về xuất khẩu với hàng loạt các ngành hàng có năng lực cạnh tranh và kim ngạch xuất khẩu nhanh chóng như hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ…
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần nâng cao một bước trình độ của lực lượng lao động nước ta, tạo ra tư duy mới trong sản xuất kinh doanh, cạnh tranh quốc tế, địi hỏi các doanh nghiệp phải vươn lên bằng chính sức mình. Phương châm lấy chất lượng, hiệu quả làm thước đo của doanh nghiệp đã được hình thành, ngày càng củng cố, ăn sâu vào hành động của doanh nghiệp Việt Nam. Sự chuyển mình sang một cơ chế mới nhằm đẩy mạnh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thích ứng với xu thế phân cơng chun mơn hố và hiện đại hố trên quy mơ sản xuất lớn đang diễn ra trên toàn cầu và khu vực.