Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thương mại tới việc xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của việt nam (Trang 56 - 62)

II. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

2. Đánh giá chung

2.1 Kết quả đạt được

Trong quá trình đổi mới kinh tế, Đảng, Nhà nước luôn coi nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược. Đẩy mạnh xuất khẩu góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thiết bị, vật tư ngun liệu phục vụ cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước, tạo đầu ra cho các ngành sản xuất trong nước phát triển. Đặc biệt chúng ta đã coi trọng hơn

Kho¸ luËn tèt nghiƯp

các sản phẩm cơng nghiệp chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Đổi mới cớ chế chính sách xuất khẩu đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế. Chúng ta đã gặt hái được những thành công sau:

- XK nói chung đạt nhịp độ tăng trưởng cao do cơ cấu XK được đổi mới, tỷ trọng XK các sản phẩm qua chế biến đã tăng lên đáng kể, giảm dần tỷ trọng XK các sản phẩm sơ chế và thơ, tỷ trọng cơng nghiệp tăng lên nhanh chóng và nơng nghiệp giảm mạnh. Năm 2008, nhóm hàng nơng lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng 20,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; nhóm hàng nhiên liệu, khống sản chiếm 20%; nhóm hàng chế biến, cơng nghiệp và thủ công mỹ nghệ chiếm gần 60%.

- Là một trong những nước XK hàng dệt may lớn nhất thế giới. Dệt may hiện nay đang chiếm khoảng một phần tư kim ngạch xuất khẩu trong nước. Với thành tích xuất khẩu này, ngành dệt may đã vươn lên là mặt hàng đứng đầu trong danh mục hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đưa Việt Nam đứng trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Nếu như năm 1995 xuất khẩu dệt may chỉ đạt 850 triệu USD đến năm 2002 con số đã tăng lên là 2,752 tỷ USD, và năm 2008 xuất khẩu hàng may mặc cuối cùng đã lên đến 9 tỷ USD, tăng 17% so với một năm trước.

- Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải thiện mơi trường đầu tư, thể hiện bằng việc ban hành những luật mới nhằm minh bạch hố mơi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và đẩy mạnh hoạt động XNK ( Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán…), tạo điều kiện mở rộng kinh doanh (Bộ Luật dân sự 2005 và Nghị định số

163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự…), tạo ra những cơ chế phân cấp rõ ràng, đẩy nhanh q trình cải cách hành chính… Những nỗ lực này đã cải thiện được mơi trường đầu tư, thúc đẩy lượng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng kể cả trên lĩnh vực giải ngân và thu hút vốn. Nhờ đó mà hoạt động đầu tư nước ngồi tại Việt Nam trong thời gian qua rất sôi động. Chúng ta đã thu hút được hàng tỷ đơ la vốn đầu tư nước ngồi với hàng nghìn dự án.

Bảng 7: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam những năm gần đây

Năm FDI đăng ký (tỷ USD) Tốc độ tăng so với năm trước (%) 2003 2,9 + 6,4 2004 4,2 + 44,8 2005 6,8 + 61,9 2006 10,2 + 50,0 2007 20,3 + 69,3

Nguồn: Tổng hợp của NCEIF

Tính đến hết tháng 11/2007, vốn FDI thu hút đạt 15 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra (13 tỷ USD) và lượng vốn FDI thu hút của cả năm 2006 (10,2 tỷ USD). Trong số này có 1.283 dự án cấp mới với 13,4 tỷ USD (tăng 35,2% về số dự án và 67,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước) và 314 dự án tăng vốn đạt 1,67 tỷ USD. Cơng nghiệp vẫn

Kho¸ ln tèt nghiƯp

là nhóm ngành dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư nước ngoài với trên 7,55 tỷ USD (chiếm 56,4% tổng số vốn FDI).

Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút vốn hấp dẫn nhất trong khu vực và trên thế giới. Mức độ thân thiện của nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện trong mắt các nhà đầu tư nước ngồi (theo Báo cáo “Mơi trường kinh doanh 2008” của WB và IFC, Việt Nam xếp hạng 104/175 quốc gia). Tuy vậy, sự khác biệt về môi trường kinh doanh của Việt Nam so với các nước trong khu vực cịn khá lớn (vị trí của các nước cùng khu vực trong bảng xếp hạng này là Xingapo: thứ 1, Thái Lan: thứ 15, Malaixia: thứ 24).

Đóng góp của các thành phần kinh tế vào kim ngạch xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tích cực: Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, trở thành một động lực cơ bản thúc đẩy xuất khẩu của cả nước, nếu loại trừ dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp này năm 2005 (từ chỗ hồn tồn khơng có gì năm 1986) vẫn đạt trên 11 tỷ USD, chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 100% vốn trong nước tham gia ngày càng sâu rộng vào hoạt động xuất khẩu, có thể trở thành những hạt nhân quan trọng giúp nâng cao kim ngạch xuât khẩu cả nước trong thời gian tới.

- Cơ cấu mặt hàng được mở rộng, các mặt hàng có giá trị XK cao tăng nhanh. Tính đến năm 1990 Việt Nam mới có trên 60 mặt hàng XK nhưng chỉ có 35 mặt hàng đạt giá trị từ 5 triệu USD trở lên, trong đó có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD: dầu thô, gạo, hàng may sẵn và tơm đơng, thì đến năm 2008 Việt Nam đã có hàng trăm mặt hàng xuất khẩu, trong đó có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch trên 500 triệu USD, đặc biệt có 4 mặt hàng

cơng nghiệp đạt trên 1 tỷ USD: dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính.

- Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng qua đó, khơng những ta khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do việc Liên Xơ và hệ thống XHCN tan rã gây nên mà còn mở rộng được thị trường xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách. Nếu như vào những năm 90 do sự bao vây cấm vận kinh tế của Mỹ buộc chúng ta phải chuyển hướng thị trường từ Âu sang A. KNXK sang châu A chiếm 22.6% năm 1986 lên 72.4% năm 1995; năm 1995 châu Âu chỉ chiếm 18% tổng giá trị XK của Việt Nam thì năm 2001, sau khi Mỹ tuyên bố bình thường hố quan hệ với Việt Nam và Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được thơng qua; Việt Nam là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN, ASEM, APEC, WTO,..., khu vực này và Mỹ chiếm 33.2% và châu A chiếm khoảng 60% tổng KNXK của Việt Nam. Như vậy, từ chỗ lệ thuộc hồn tồn vào thị trường Liên Xơ và các nước XHCN, cơ cấu thị trường xuất khẩu đã được cải thiện rõ rệt. Đến nay, thị trường xuất khẩu Việt Nam rất đa dạng. Đến hết năm 2004, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới trên 221 thị trường trên thế giới, các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực nói riêng và nhiều hàng hố Việt Nam khác đã có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…

- Chất lượng hàng hố cơng nghiệp xuất khẩu của Việt nam đã được nâng lên đáng kể, bước đầu tạo sức cạnh tranh của hàng Việt nam trên thị trường thế giới, đồng thời gây tác động tích cực với chất lượng sản phẩm trong nước. Hàng may mặc, giầy dép xuất khẩu từ Việt nam đã được thừa

Kho¸ ln tèt nghiƯp

nhận đạt chất lượng quốc tế. Đi theo hàng xuất khẩu và để chống lại sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng trong nước cũng nâng cao chất lượng khá nhanh.

Nhìn chung, trong hơn 20 năm qua hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu các sản phẩm cơng nghiệp chủ lực của Việt Nam nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, về cơ bản đã thực hiện được những chủ trương đề ra trong ‘Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội’, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những thành tựu đó có được là nhờ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Công cuộc đổi mới đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cơ cấu xuất khẩu.

- Xuất khẩu được coi là nhiệm vụ trọng tâm, sản xuất gắn liền với lưu thông và xuất khẩu; các cơ chế chính sách ngày càng phù hợp, thơng thoáng, tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất, các địa phương, các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu.

- Chính sách đối ngoại, độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã góp phần đẩy lùi chính sách bao vây, cấm vận, mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Chính sách cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tích cực. Coi xuất khẩu các mặt hàng cơng nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao là mũi nhọn, giảm dần xuất khẩu các mặt hàng có giá trị thấp nhằm mang lại nguồn thu lớn hơn.

Tóm lại, chính sách thương mại của Việt Nam đã thực sự đóng góp một

vai trị khơng thể thiếu trong giai đoạn đổi mới tồn diện vừa qua. Các chính sách ln được cải cách, biến chuyển theo hướng tự do hoá và hội nhập hoá, do vậy đã làm thay đổi căn bản cơ chế thương mại của Việt Nam, đồng thời

giải quyết và xúc tiến được mối quan hệ giữa thương mại và phát triển kinh tế. Thương mại giờ đây đã dành được vị trí xứng đáng của mình trong nền kinh tế, đã góp phần hình thành nên các quyết định SX và tiêu dùng trong nước, chứ khơng cịn đơn thuần là việc mở rộng quan hệ đối ngoại. Tuy vậy đây mới chỉ là một trong vô vàn công việc mà Việt Nam phải tiến hành để có thể hồn thiện được cơng cuộc đổi mới và chính sách quốc gia.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thương mại tới việc xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của việt nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)