II. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
2. Đánh giá chung
2.2 Bất cập về chính sách
Các biện pháp khuyến khích SX và XK trên thực tế chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của sự tăng trưởng.
Kết hợp giữa tăng trưởng số lượng và tăng trưởng chất lượng không phải là vấn đề của riêng Việt Nam. Mọi quốc gia đều mong muốn có mức tăng trưởng cao về số lượng, duy trì liên tục, kèm theo những yếu tố nâng cao chất lượng tăng trưởng như phát triển xã hội, môi trường, pháp luật, thể chế để đảm bảo được phát triển bền vững của quốc gia.
Thành tích về tăng trưởng số lượng của Việt Nam thời gian gần đây là rất khả quan. Tuy nhiên với mức thu hút vốn chiếm trên 40% GDP, hệ số ICOR của Việt Nam là khoảng gần 5. Hệ số này cao hơn rất nhiều so với của Trung Quốc cách đây 10 năm (ICOR của Trung Quốc giai đoạn 1991-2003 là 4,1). Với cùng tỷ lệ đầu tư so với GDP tương đương của Việt Nam, Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng 9-10%, trong khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức xung quanh 8%. Điều này có nghĩa là với quy mô nền kinh tế hiện tại, hàng năm, Việt Nam “mất đi” khoảng 1 tỷ USD. Nếu so sánh với các nước Đông Bắc A khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thì hệ số ICOR cảu Việt Nam cịn cao hơn rất nhiều.
Bảng 8: Đầu tư, tăng trưởng và hệ số ICOR của một số nước châu A
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Nước và vùng lãnh thổ Đầu tư(%GDP) Tăng trưởng GDP (%) ICOR Việt Nam (2000-2007) 38,0 7,6 5,0 Trung Quốc (1991- 2003) 39,1 9,5 4,1 Đài Loan (1981-1990) 21,9 8,0 2,7 Hàn Quốc (1981-1990) 29,6 9,2 3,2 Nhật Bản (1961-1970) 32,6 10,2 3,2
Nguồn: Thống kê của các nước và tính tốn của NCEIF
- Đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua tuy đạt được nhiều thành tích nhưng cũng cịn tồn tại nhiều vấn đề như tình trạng quy hoạch treo, tốc độ giải ngân nguồn vốn cịn thấp, nhiều cơng trình xây dựng dở dang kéo dài… làm giảm chất lượng và hiệu quả đầu tư. Tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu tư, hiệu quả đầu tư thấp sẽ làm giảm sút chất lượng tăng trưởng. Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ thực hiện là cịn có sự chồng chéom khơng thống nhấtm chưa kịp thời; sự chỉ đạo điều hành của một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cịn thiếu quyết liệt. Cơng tác quản lý, thực hiện dự án còn nhiều hạn chế, nhất là năng lực tư vấn, lập dự án, tư vấn thiết kế cịn yếu; cơng tác giải phóng mặt bằng cịn chậm. Các nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chậm trễ trong thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng trong thời gian qua là giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh, trong khi đó, các cơ quan chức năng lại chưa đưa ra được phương án giải quyết thống nhất, khiến nhiều nhà thầu không muốn tiếp tục dự án để tránh thua lỗ.
- Hiện nay Việt Nam đang đối mặt với tình trạng nhập siêu lớn. Trong năm 2007, giá trị nhập siêu hàng hố của Việt Nam ước tính là 12,4 tỷ USD, gấp 2,5 lần mức nhập siêu của năm 2006. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm cơng nghiệp, đặc biệt là nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Dẫn đầu về tăng tốc độ nhập khẩu là ôtô (tăng 101%), tiếp theo là thép thành phẩm (tăng 66,2%) và máy móc, thiết bị, phụ tùng (tăng 56,5%). Có thể thấy tình trạng gia tăng nhập siêu của Việt Nam bắt nguồn từ những nguyên nhân chính như: Các điều kiện thương mại trở nên thuận lợi, việc giảm thuế quan theo cam kết với WTO, cùng với việc thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư trong nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu; Hay là do nhiều dự án công nghiệp lớn được triển khai nên nhu cầu nhập máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất rất lớn; Ngồi ra do các nhóm hàng cơng nghiệp xuất khẩu chủ lực của ta lại phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên để tăng được kim ngạch xuất khẩu thì nhập khẩu cũng phải tăng. Từ thực tế này cho thấy rằng: (i) sức cạnh tranh của các mặt hàng nội địa cịn kém, nhiều mặt hàng xuất khẩu cao nhưng khơng thể phục vụ thị trường nội địa, chẳng hạn hàng dệt may Việt Nam được công nhận chất lượng trên nhiều nước nhưng người dân Việt vẫn dùng các sản phẩm rẻ tiền nhập khẩu, hay sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam khó dùng ở nội địa do nhà ở Việt Nam thường là nhà ống,…; (ii) Cơ cấu công nghiệp Việt Nam cịn nặng về gia cơng (70% hàng nhập khẩu là nguyên liệu tái xuất khẩu và phục vụ sản xuất trong nước); (iii) Các ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ xuất khẩu hầu như chưa phát triển khiến hiệu quả xuất khẩu giảm sút do phải phụ thuộc vào các trung gian xuất khẩu.
- Mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu có chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng chế biến và chế taọ, tới nay, xuất khẩu ngun liệu thơ
Kho¸ ln tèt nghiƯp
và hàng sơ chế vẫn là chủ yếu ( hàng ngun liệu thơ cịn chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu ). Khả năng cạnh tranh của hàng hố cịn thấp do giá thành cao, chất lượng, mẫu mã khơng đáp ứng được địi hỏi của thị trường.
- Việc tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động XNK cịn chưa hồn thiện, thiếu tính đồng bộ thống nhất, chưa rõ ràng và chưa bình đẳng cho giới DN, làm nản lịng giới đầu tư. Theo Báo cáo “Môi trường kinh doanh 2008” của WB và IFC, nhiều lĩnh vực của Việt Nam bị đánh tụt hạng, đó là lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư, giải thể doanh nghiệp và đóng thuế.
- Mặc dù những năm qua chất lượng hàng xuất khẩu Việt nam không ngừng được cải thiện, song khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt nam trên thị trường thế giới vẫn còn yếu kém.
- Hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến đầu tư của các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ DN chưa cao, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương
- Cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu, chưa thật sự thuận lợi cho hoạt động SX, kinh doanh; chi phí để duy trì SX kinh doanh ở Việt Nam còn cao hơn một số nước trong khu vực như cước vận chuyển, giá điện, cước viễn thơng...
- Cơng tác quản lý của Nhà nước cịn lỏng lẻo, vẫn xuất hiện cơ chế “xin, cho”, tệ tham nhũng, quan liêu, làm thất thoát vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội. Trong đánh giá “Cảm nhận tham nhũng” năm 2007 do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố, tuy số điểm giữ nguyên ở mức 2,6/10 điểm tối đa, nhưng vị trí của Việt Nam đã tụt từ hạng 111 vào năm 2006 xuống hạng 123 trong năm 2007. Kết quả trên cho thấy Việt Nam cịn kém thành cơng so với các nước khác để “nâng điểm” trong mắt của cộng đồng quốc tế, mặc dù chủ trương chống tham nhũng và lãng phí đã được phát động, và thúc đẩy mạnh mẽ trong vài năm gần đây.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ THẾ GIỚI