XUẤT KHẨU MỘT SỐ SĂN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC
Nhân tố quyết định qui mô và nhịp độ xuất khẩu là cơ cấu hàng XK, đặc biệt là hàng XK chủ lực. Bởi vì hàng XK chủ lực là hàng chiếm vị trí
quyết định trong KNXK do có thị trường ngồi nước và điều kiện SX trong nước thuận lợi. Ngoài ra, việc xây dựng các mặt hàng XK chủ lực cịn có ý
nghĩa rất lớn đối với việc mở rộng qui mơ SX trong nước, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa, tạo điều kiện giữ vững và ổn định thị trường XNK, góp phần tăng nhanh
Kho¸ ln tèt nghiƯp
KNXK, tạo cơ sở vất chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế khoa học- kỹ thuật với nước ngoài. Những năm gần đây, nhất là năm 2009 trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chúng ta đang tập trung mũi nhọn vào các sản phẩm công nghiệp chủ lực với mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
Định hướng các mặt hàng có thể hình dung như sau:
- May mặc và giày dép vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính với KNXK
tương ứng mỗi mặt hàng phải đạt 11.5 tỷ USD và 5-6 tỷ USD, với mức tăng tương ứng là 14% và 15-16 %/năm. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết cần có biện pháp đối phó với đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay, chúng ta vẫn tập trung các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, EU, song vẫn phải tiếp tục củng cố và mở rộng thêm thị trường mới như Trung Đông, châu Phi. Chuyển dần từ hình thức gia cơng là chính sang nội địa hố trên cơ sở tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu, trước mắt sẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, sau đó từng bước phát triển ngành nguyên liệu Việt Nam. Tiếp tục mở rộng đổi mới đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị và công nghệ để nâng cao năng lực thực hiện tốt mục tiêu xuất khẩu. Đổi mới mẫu mã, thiết kế để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh, cần có sự đầu tư đồng bộ, trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiết kế một cách bài bản, theo hướng chuyên nghiệp hoá. Đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính. Đầu tư vốn cho công tác đào tạo nhân lực, cán bộ quản lý. Tăng cường những giải pháp chống rào cản thương mại, đối phó hiệu quả với cơ chế giám sát, chống bán phá giá. Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh dệt may, da giày Việt Nam ra thị trường thế giới. Tạo thương hiệu hàng hố có uy tín, chuyển mạnh sang bán FOB, thu hút FDI, đặc biệt từ EU, Mỹ, Nhật...để tăng cường năng lực thâm nhập thị trường và mở
rộng thị trường mới...Chính sách thương mại của Nhà nước mà cụ thể là chính sách thuế, chính sách thị trường cần hỗ trợ đắc lực cho tiến trình này.
- Sản phẩm gỗ là mặt hàng đã khảng định được vụ trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu hàng hố của Việt Nam. Ngồi các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU đồ gỗ Việt Nam có khả năng thâm nhập vào thị trường Mỹ do thuế suất nhập khẩu vào Mỹ thấp. Tuy nhiên năm 2009 cũng sẽ gặp khó khăn do Đạo luật Lacey được ban hành, bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2008 trong đó sẽ thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ. Dự kiến kim ngạch tăng khoảng 8% so với năm 2008. Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguyên liệu thường xuyên mất ổn định do phụ thuộc vào nhập khẩu (chiếm 60-70% cơ cấu giá thành), khai thác trong nước chỉ đáp ứng 20% nhu cầu xuất khẩu. Để phát triển ngành hàng này cần tập trung đầu tư thoả đáng vào khâu trồng rừng và đơn giản hoá thủ tục trong xuất khẩu sản phẩm gỗ, nhất là sản phẩm gỗ rừng tự nhiên. Cần xem xét giảm thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ nguồn gỗ nhập khẩu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần có sự đầu tư vào công nghệ, dây truyền sản xuất tiết kiệm nhiên liệu, chủ động có đội ngũ thiết kế mẫu mã của mình để tận dụng nguyên liệu một cách hợp lý nhất. Phấn đâu hầu hết các DN chế biến gỗ VN đều có chứng chỉ FSC (Forest Stewardship Council). Nếu chúng ta có những giải pháp tích cực để giải quyết các vấn đề trên, ngành gỗ Việt Nam sẽ là một trong những ngành hàng đầu mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước.
- Sản phẩm nhựa: Kết quả XK sản phẩm nhựa trong những năm gần đây là đáng khích lệ, từ chỗ đáp ứng chủ yếu nhu cầu trong nước, chúng ta đã XK sang Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nước Nam A như Ân Độ, Srilanka với mặt hàng chủ yếu là bạt nhựa và đồ gia dụng. Ngoài đồ nhựa gia dụng, chúng ta chú ý phát triển nhựa cơng nghiệp và đồ chơi bằng nhựa.
Kho¸ ln tèt nghiƯp
Trong những năm tới cần có đầu tư thoả đáng vào khâu chất lượng và mẫu mã để mở rộng thị phần trên thị trường hiện có, tăng cường thâm nhập các thị trường mới. Nếu làm tốt việc này, kim ngạch có thể vượt ngưỡng 1 tỷ USD năm 2009, bởi lẽ sản phẩm này đã thâm nhập được vào thị trường khó tính như Mỹ, EU Nhật (tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sang thị trường Mỹ trong năm 2008 đạt 164,16 triệu USD, tăng 20,2% so với năm 2007 và chiếm 17% tỷ trọng)
- Dây và cáp điện: Dây và cáp điện đang nổi lên là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam, có khả năng gia tăng xuất khẩu rất lớn. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 35-40%/ năm. Thị trường lớn nhất là Nhật Bản ( chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện của VN) với lợi thế cạnh tranh về nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài vào sản xuất dây và cáp điện khá mạnh là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dây, cáp điện của Việt Nam. Tuy nhiên, để tăng kim ngạch xuất khẩu, ngành sản xuất dây và cáp điện còn phải nỗ lực vượt qua những khó khăn mà trong đó, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề về thuế nhập khẩu nguyên liệu và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngồi.Trên cơ sở đó, các chuyên gia dự báo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dây và cáp điện cả nước tăng trung bình khoảng 31%/ năm trong giai đoạn 2006-2010 và đạt khoảng 1,85 tỷ USD vào năm 2010; trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ tăng khoảng 800 triệu USD.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1. Xây dựng cơ chế điều hành xuất khẩu các sản phẩm công nghiệpchủ lực chủ lực
Để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực, công tác quản lý, hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sỏ pháp lý của pháp luật hiện hành nhất là Luật Thương mại năm 2005, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đang thực hiện việc xuất khẩu các mạt hàng công nghiệp chủ lực liên tục phát triển với tốc độ cao, ổn định, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh… Phải triển khai gấp việc xây dựng cơ chế điều hành xuất khẩu hàng hoá ổn định lâu dài cho những năm tiếp theo.
2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại
Nguyên tắc cơ bản xây dựng cơ chế quản lý xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực và tiếp tục đẩy mạnh cơ chế hành chính theo hướng xố bỏ các thủ tục phiền hà, cơng khai minh bạch ổn định môi trường pháp lý, phù hợp với luật pháp Việt Nam, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý có chọn lọc hàng sản xuất trong nước bằng các công cụ bảo hộ hợp lệ phù hợp với các cam kết quốc tế, nâng cao khả năng hàng sản xuất trong nước.
3. Loại bỏ những quy định không phụ hợp với bối cảnh mới
Rà soát lại các quy định hiện hành nhằm loại bỏ những quy định khơng cịn phù hợp, chồng chéo thay thế băng các quy định mới; xây dựng các danh mục hàng hoá xuất khẩu đầy đủ rõ ràng, phù hợp với quy định của WTO và các cam kết quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
Kho¸ ln tèt nghiƯp
4. Vận dụng linh hoạt các định chế của WTO trong phát triển xuấtkhẩu khẩu
Vận dụng linh hoạt các định chế của WTO về hàng rào kỹ thuật, chống trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ trong việc ban hành các văn bản quy phạm về tự vệ, về chống bán phá giá hàng hoá, về đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.
Ban hành các chính sách hỗ trợ xuất khẩu phù hợp với quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu.
Rà soát hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại của các nước đối với hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất, xuất khẩu về các loại rào cản của các nước nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hoá tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
5. Ưu tiên nguồn lực nhằm phát triển xuất khẩu các mặt hàng côngnghiệp chủ lực những năm tiếp theo nghiệp chủ lực những năm tiếp theo
Một là, tập trung vào các mặt hàng lớn vì các mặt hàng này tăng trưởng sẽ tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, giải quyết nhiều lao động và các vấn đề xã hội khác, các mặt hàng thuộc nhóm này là hàng dệt may, giầy dép, linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ.
Hai là, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tuy chưa thật lớn nhưng vừa qua có tốc độ tăng trưởng nhanh, có tiềm năng, không bị hạn chế hoặc chưa bị hạn chế về thị trường, hạn ngạch. Các mặt hàng thuộc nhóm này là sản phẩm nhựa, dây cáp điện…
Kho¸ ln tèt nghiƯp
KẾT LUẬN
Thơng qua đề tài này, em cũng mong muốn phần nào cung cấp được những thơng tin tổng qt nhất về chính sách thương mại của Việt Nam, những tác động của công cuộc đổi mới chính sách thương mại đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chủ lực của ta trong những năm gần đây, thành tựu và hạn chế còn tồn tại.
Đồng thời qua việc nghiên cứu những kết quả của hoạt động xuất khẩu những năm qua phần nào cho chúng ta thấy vai trị quản lý, điều hành của chính sách thương mại khơng chỉ quan trọng và cần thiết đối với hoạt động xuất khẩu hàng hố nói chung, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm cơng nghiệp chủ lực nói riêng, mà cịn đối với tồn bộ nền kinh tế quốc dân.
Do thời gian có hạn và trình độ của người viết cịn hạn chế, khóa luận khơng tránh được những sai sót và khiếm khuyết nhất định.
Cuối cùng cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các thầy cơ giáo trường Đại học Ngoại thương, những người đã chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt là Th.S Vũ Đức Cường, người trực tiếp hướng dẫn em hồn thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Như Quỳnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Lưu, (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
2. Lê Danh Vĩnh, (2006), 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại
Việt Nam những thành tựu và bài học kinh nghiêm, NXB Thế giới, Hà Nội.
3. Nguyễn Công Liêm, Nguyễn Huy Anh, Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt
Nam trong bối cảnh xu thế phát triển của kinh tế thế giới đến năm 2020,
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Hà Nội.
4. Chính sách thương mại, đầu tư và sự phát triển một số mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam - NXB Khoa học Xã hội – 1998
5. Chu Văn Cấp, (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước
ta trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, NXB Chính trị Quốc gia.
6. Nguyễn Thị Hường, Chính sách XNK của Việt Nam trong xu thế tự
do hóa thương mại, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Mã số: 5.02.05, Học viện Hành
chính Quốc gia Hồ Chính Minh.
7. Lê Đình Ân, Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng
chiến lược 2011-2020, Bộ kế hoạch và đầu tư, Hà Nội.
Các Website dùng tham khảo và tìm kiếm tài liệu:
1. http://www.vietnam.gov.vn 2. http://www.mof.gov.vn 3. http://www.mpi.gov.vn 4. http://www.industry.gov.vn 5. http://www.customs.gov.vn 6. http://www.vinanet.com.vn Ngun Nh Qnh - Ph¸p 4 K44 G74
Kho¸ ln tèt nghiƯp
MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG I........................................................................................................3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM.............3
I. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, VAI TRỊ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI.........................................................................................3
1. Khái niệm chính sách thương mại...................................................3
2.Nội dung của chính sách thương mại ở nước ta..............................4
3. Vai trị của chính sách thương mại đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng..............................5
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU.................8
CHỦ LỰC..................................................................................................8
1. Khái niệm...........................................................................................8
2. Quá trình hình thành và đặc điểm...................................................9
3. Ý nghĩa của việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực.............10
4. Một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam những năm gần đây.............................................................................11 4.1 Dệt may........................................................................................11 4.2 Da giày........................................................................................14 4.3. Sản phẩm gỗ..............................................................................17 4.4 Sản phẩm nhựa...........................................................................20 4.5 Dây và cáp điện.......................................................................21 CHƯƠNG II................................................................................................23
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM....................................................23
I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 – 2008.....................23
II. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI..................27
TỚI VIỆC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM.....................................................................................27
1. Tác động của một số chính sách thương mại.............................27
1.1 Tác động của chính sách cơ cấu mặt hàng...........................27
1.1.1 Nội dung của chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.........27
1.1.2 Tác động của chính sách cơ cấu mặt hàng tới hoạt động xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của Việt nam trong thời
gian qua..........................................................................................29
1.1.3 Đánh giá kết quả đạt được....................................................33
1.2 Tác động của chính sách thị trường......................................36
1.2.1 Chính sách và phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực.................................................37
1.2.1 Tác động của chính sách thị trường đối với việc xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam..................43
1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế........................................................52
2. Đánh giá chung.............................................................................54
2.1 Kết quả đạt được.....................................................................54
2.2 Bất cập về chính sách.............................................................60
CHƯƠNG III..............................................................................................64
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI.............................................................................................................64
I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA NƯỚC TA VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ SĂN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC..64
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..................................................................67
1. Xây dựng cơ chế điều hành xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chủ lực...................................................................................................67
2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại.........67