II. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
1. Tác động của một số chính sách thương mại
1.2 Tác động của chính sách thị trường
1.2.1 Tác động của chính sách thị trường đối với việc xuất khẩu
mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam
Cùng với sự tăng trưởng nhanh kim ngạch xuất khẩu, sự chuyển biến tích cực cơ cấu hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt nam những năm gần đây đã có sự phát triển mở rộng, cơ cấu các khu vực thị trường và nước “bạn hàng” đã có những thay đổi lớn, hiện nay thị trường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực chủ yếu của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật, ASEAN.
Nếu năm 1994 thị trường Châu á chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam thì năm 1997 giảm xuống cịn 75,8 %, năm 2001 chỉ còn chiếm 61,3% (trong đó khu vực ASEAN chiếm 24,3%) và năm 2007 chỉ là 43,2%. Thị trường xuất khẩu Việt nam phát triển theo hướng mở rộng sang Châu âu, đặc biệt là Tây Bắc Âu, thị trường Liên Bang Nga và các nước Đơng Âu có dấu hiệu phục hồi. Nếu năm 1994 thị trường Châu Âu mới chỉ chiếm tỷ trọng 9,79% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt nam thì đến năm 1997 đã tăng lên gấp 2 đạt 17,16 % và năm 2000 tiếp tục tăng lên 21,5%. Năm 2001 là 27,7% ( trong đó EU là 22,5% ).
Châu Mỹ và đặc biệt là Hoa Kỳ là một hướng mới trong phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt nam. Nếu năm 1994 Châu Mỹ mới chỉ chiếm tỷ trọng 0,16% trong tổng kim ngạch của Việt nam thì năm 1997 đã tăng lên 2,76% năm 2000 chiếm tới 4,48%, và năm 2006 chiếm 21.5%. Thị trướng xuất khẩu của Việt Nam cũng đang được mở rộng đáng kể sang Châu Phi và Trung Đông. Năm 1995 xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường châu Phi mới chỉ đạt 38 triệu USD nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 681 triệu USD.
Đồ thị: Kim ngạch xuất khẩu phân theo thị trường thời kỳ 1986- 2005
Kho¸ ln tèt nghiƯp
Đặc điểm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt nam từ năm 1994 đến nay cho thấy: một mặt quan hệ buôn bán và phạm vi không gian thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng đồng thời Việt nam không chỉ phát triển thị trường gần mà đã vươn nhanh đến các thị trường xa ( Tây Bắc Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương ). Việt nam đã chuyển dần cơ cấu từ các nước Châu á - Thái Bình Dương là chủ yếu sang các khu vực thị trường khác phù hợp với chủ trương đa phương hố, đa dạng hố kinh tế đối ngoại. Trong đó đáng chú ý là đã củng cố và mở rộng thị trường Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu đi vào thi trường Bắc Mỹ, Trung Cận Đông và Châu Phi. Mặc khác Việt nam khơng chỉ phát triển mà cịn mở rộng thị trường xuất khẩu tới tồn bộ các nước cơng nghiệp phát triển , các thị trường được coi là khó tính, khó len chân và có mật độ cạnh tranh cao.
ASEAN được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam. Hàng dệt may và giày dép do trùng hợp về cơ cấu sản xuất nêm ta khó có khả năng thâm nhập mạnh mặt hàng này vào ASEAN. Tuy nhiên, năm 2007 nước ta đã xuất khẩu được khoảng 175 triệu
USD vào khu vực này. Trong năm 2008 và các năm tiếp theo, tận dụng những ưu đãi thuế để tăng cường xuất khẩu dệt may, giầy dép sang các nước ASEAN. Dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 202 triệu USD, tăng 15% so với năm 2007.
Hàng điện tử và linh kiện: Đây là mặt hàng chủ yếu do các công ty liên doanh tại Việt Nam xuất khẩu sang Philippines, Malaisia, Indonesia. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 dự đoán đạt 950 triệu USD, tăng 40% so với năm 2007.
Thị trường Singapore mặc dù chỉ chiếm 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu A, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tới Singapore đang có chiều hướng tăng rất mạnh (kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tới Singapore năm 2007 tăng 37,5% so với năm 2006, đạt 2,2 tỷ USD). Đặc biệt các mặt hàng chúng ta xuất khẩu sang nước này chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp chủ lực của ta như dệt may, da giày, đồ gỗ, dây cáp điện.
Thị trường Malaysia cũng thuận lợi không kém đối với các mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ liên tục tăng trong những năm gần đây và hiện đứng thứ 6 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta sang thị trường này. Một số mặt hàng công nghiệp khác như giày dép, dệt may, nhựa, giấy, hoá chất… vẫn tăng mạnh. Dự báo, kim ngạch các mặt hàng này sẽ đạt từ 15-20% trong vài năm tới.
Nhật Bản: Các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang
Nhật Bản có kim ngạch lớn gồm hàng dệt may, dây cáp điện, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa.
Kho¸ ln tèt nghiƯp
Nhật Bản là một trong những nước có kim ngạch nhập khẩu dây cáp điện hàng năm tương đối cao, chiếm tới 4,56% thì phần nhập khẩu dây cáp điện của thế giới vào năm 2005. Nhu cầu nhập khẩu dây, cáp điện của Nhật Bản ổn định và có xu hướng tăng cao qua các năm. Dây và cáp điện đang nổi lên là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam. Mặt hàng dây và cáp điện có khả năng gia tăng xuất khẩu rất lớn do xu hướng đầu tư của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào sản xuất mặt hàng này khá mạnh mẽ. Nắm bắt được những điều kiện thuận lợi này, Việt Nam đang cố gắng phát triển ngành dây cáp điện và thị trường số một nhập khẩu dây cáp điện Việt Nam là Nhật Bản (hơn 90% dây cáp điện Việt Nam được xuất sang Nhật). Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng khá nhanh trong thời gian qua. Nếu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chỉ đạt145 triệu USD, chiếm 6,4% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật bản thì chỉ 4 năm sau đã tăng gấp trên 3 lần, đạt 472,7 triệu USD năm 2005, chiếm 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản (trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện năm 2005 đạt 523 triệu USD) và năm 2006 đạt 588,0 triệu USD.
Thị trường Nhật Bản cũng đã và đang nhập khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam với số lượng ngày càng lớn, tăng từ 137,9 triệu USD năm 2003 lên 286,6 triệu USD năm 2006.
Kim ngạch xuất khẩu nhựa của ta sang thị trường này trong cả năm 2008 đạt 192,8 triệu USD, tăng 54,1% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 21% tổng kim ngạch. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2009 đạt khoảng gần 200 triệu USD, tăng 54% so với năm 2007.
Tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này cũng gặp khơng ít khó khăn. Trong năm 2008, thuế xuất của hàng dệt may Việt Nam vào đây vẫn phải chịu 10% trong khi 6 nước ASEAN khác (Singapore, Malaysia, Philippinm Indonesia, Brunei và Thái Lan) đã được hạ xuống 0% do đáp ứng được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”. Trong thời gian tới Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi này vì nguồn nguyên liệu của ta trên 80% là hàng nhập khẩu ngoài Nhật và ASEAN. Khi đó, chúng ta phải chấp nhận cuộc cạnh tranh, đưa ra giải pháp thích hợp mới thắng thế được.
EU: Hiện nay, EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam, mặc dù thuế chống bán phá giá 10% áp dụng với giày mũ da sản xuất tại Việt Nam từ ngày 6 tháng 10 năm 2006. Hết năm2007, kim ngạch xuất khẩu giày dép của ta sang EU đạt 2,6 tỷ USD, tăng 33,9% so với năm 2006 và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam. Từ đầu năm 2009, da giày của Việt Nam khơng cịn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU, nhưng mặt hàng này vẫn có nhiều khả năng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thông qua việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tăng cường hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu bằng cách tập trung vào khâu thiết kế kiểu dáng tạo mẫu sản phẩm… Thị trường EU vẫn sẽ là thị trường trọng tâm trong năm này.
Sản phẩm gỗ Việt Nam cũng đã có một vị trí nhất định tại khu vực này. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU tăng từ 160 triệu USD năm 2003 lên 500 triệu USD năm 2006. Tuy nhiên kể từ năm 2009 ngành chế biến gỗ Việt Nam cũng sẽ đối mặt với khó khăn do Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và bn bán gỗ” (FLEGT).
Kho¸ ln tèt nghiƯp
Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sang khối EU đạt 241,3 triệu USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 26,4% tỷ trọng. Đây là mức tăng trưởng kim ngạch cao hơn so tốc độ tăng trưởng của tồn ngành. Trong đó, xuất khẩu nhựa sang Hà Lan đạt trên 5,2 triệu USD, tăng 154% so cùng kỳ năm 2007, sang Anh đạt 3,46 triệu USD, tăng 48,1%...
Hoa Kỳ: Chủng loại hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
sang Hoa Kỳ chủ yếu là hàng may mặc, giày dép…
Hiện nay Mỹ vẫn là bạn hàng lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam, thị trường Mỹ chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm. Việt Nam cũng đang đứng thứ 3 trên thế giới và thứ nhất trong các nước ASEAN về xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ. Năm 2007, tổng khối lượng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ ước đạt khoảng 2,5 tỷ USD.
Tuy nhiên xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cũng gặp khơng ít khó khăn. Đặc biệt, khi Bộ thương mại Hoa Kỳ đặt ra chương trình giám sát hàng dệt may xuất xứ từ Việt Nam, khởi động điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam đã tạo ra lo ngại thực sự cho các nhà sản xuất. Như vậy, Việt Nam đã bị sai sót như thế nào? Chúng ta cần phải giám sát để biết mình xuất hàng nhiều hay ít, và làm thế nào để khống chế vấn đề giá cả, không suất những lô hàng với giá quá thấp. Tuy nhiên, hiện giờ việc xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là do các doanh nghiệp xuất, các doanh nghiệp gồm doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngồi là chủ yếu, và họ có cái quyền xuất khẩu. Nếu họ úo khách hàng thì họ có quyền xuất khẩu. Chỉ có vấn đề là hiện chính phủ Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp không nên xuất sang Hoa Kỳ các lơ hàng có giá trị thấp để tránh bị
Hoa Kỳ hiểu nhầm là bán phá gí. Bởi vì giá cả thì lệ thuộc vào đẳng cấp, thương hiệu, chất lượng… Bây giờ nếu xuất một lô hàng giá thấp thì có thể là do đẳng cấp của nó thấp, có thể là do thương hiệu khơng có, chứ chưa hẳn đó là bán phá giá. Nhưng dù sao chính phủ Việt Nam cũng muốn rằng các doanh nghiệp hãy tập trung để làm những lơ hàng có giá trị cao và thương hiệu tốt. Song le, đấy chỉ là khuyến cáo của chính phủ, cịn các doanh nghiệp Việt thực chất vẫn chưa thể cải thiện tình hình ngay được. Đó cũng chính là lý do tại sao Chủ tịch phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam, ông Christopher Muesse, đã phải cảnh báo Việt Nam là các nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn của Hoa Kỳ có thể sẽ có kế hoạch rút khỏi Việt Nam, nếu phía Việt Nam khơng có hành động thích hợp trong việc điều hành cơ chế hàng dệt may xuất sang Hoa Kỳ.
Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của toàn ngành da giày. Năm 2004, Việt Nam đã vượt Italy trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia. Trong năm 2007, xuất khẩu vào Mỹ đạt 995 triệu USD, tăng 30% so với năm 2006. Hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam và các sản phẩm xuất khẩu chính sẽ là giày thể thao, giày da nam nữ.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều thách thức đối với ngành giày dép Việt Nam khi chinh phục thị trường này. Thách thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép. Gần đây Trung Quốc lại có thêm lợi thế với việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu cảu Việt Nam do trình độ cơng nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn. Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng thị phần cảu Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng so với 83,5% của Trung Quốc.
Kho¸ ln tèt nghiƯp
Ngồi ra, thị trường Mỹ cũng tiêu thụ khơng ít sản phẩm nhựa xuất xứ Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sang thị trường này trong năm 2008 đạt 164,16 triệu USD, tăng 20,2% so với năm 2007 và chiếm 17% tỷ trọng.
Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ mạnhđồ gỗ. Hàng năm, người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ khoảng 75 tỷ USD cho đồ gỗ. Theo số liệu của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, Việt Nam xếp thứ 5 trong các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ, sau các nước Trung Quốc, Canada, Mehico và Italia. Riêng 5 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gỗ sang Mỹ đã chiếm đến 80% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của quốc gia này. Đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ sau thời điểm Hiệp định Thương mại Viêt – Mỹ có hiệu lực (ngày 10/12/2001). Nếu như năm 2002, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang mỹ chỉ đạt 44,7 triệu USD thì đến năm 2007, con số này đã lên đến 1,1 tỷ USD, tức là tăng 27 lần sau 6 năm. Tuy rằng trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của thị trường này có chậm lại nhưng vẫn đạt tốc độ tăng cao hơn các thị trường quan trọng khác như Nhật và EU. Năm 2007, đồ gỗ đứng thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Thị trường này hiện nay chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.