Vận dụng phần mềm kế toán cho kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Định hướng tích hợp kế toán quản trị cho các phần mềm kế toán áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (Trang 60)

Chỉ tiêu khảo sát Số DN Tỷ lệ (%)

Phần mềm kế tốn có dùng cho kế tốn quản trị 35 100

Có 22 62.86

Khơng 13 37.14

Nguồn: Do tác giả tổng hợp Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, phần mềm kế tốn tại các doanh

nghiệp này có hỗ trợ cho kế tốn quản trị chiếm 62.86%, còn lại 37.14% chỉ hỗ trợ cho cơng tác kế tốn tài chính và kế tốn thuế. Các doanh nghiệp nhỏ (cơng ty tư nhân) vẫn chưa mua phần mềm kế toán mà chủ yếu sử dụng phần mềm thiết kế trên Excel.

Bảng 2.20:Phần mềm kế tốn tại DN có thể tùy chỉnh theo yêu cầu quản lý

Chỉ tiêu khảo sát Số DN Tỷ lệ (%)

Phần mềm kế tốn đang sử dụng có dễ dàng thêm, bớt, chỉnh

sửa tài khoản, sổ sách kế tốn theo u cầu quản lý 35 100

Có 27 77.14

Không 8 22.86

Nguồn: Do tác giả tổng hợp Các phần mềm đang sử dụng tại các doanh nghiệp này có khả năng thêm bớt tài

khoản, sổ sách kế toán theo yêu cầu quản lý chiếm 77.14% số doanh nghiệp được khảo sát, còn lại 22.86% số doanh nghiệp sử dụng phần mềm khơng có khả năng thêm bớt, chỉnh sửa tài khoản, sổ sách kế toán theo yêu cầu của người sử dụng,

Bảng 2.21: Mức độ ứng yêu cầu quản lý của phần mềm kế toán

Chỉ tiêu khảo sát Số DN Tỷ lệ (%)

Phần mềm kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm sốt và

truyền đạt thơng tin liên quan đến kế toán quản trị ở mức độ 35 100

Rất tốt 3 8.57

Tốt 25 71.43

Chưa tốt 7 20

Nguồn: Do tác giả tổng hợp

Đa số các doanh nghiệp được khảo sát đều sử dụng phần mềm kế toán phục vụ cho cơng tác kế tốn của mình. Tuy nhiên, phần mềm đó hỗ trợ cho kế tốn tài chính là chủ yếu. Các doanh nghiệp chưa tổ chức hồn chỉnh mơ hình kế toán quản trị tại doanh nghiệp mình nên chưa thể ứng dụng hồn tồn trên phần mềm kế tốn. Có đến 20% số doanh nghiệp đánh giá là phần mềm kế toán đang sử dụng đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm soát và truyền đạt thông tin liên quan đến kế toán quản trị ở mức độ không tốt, chỉ có 8.57% số doanh nghiệp đánh giá rất tốt cho việc vận dụng kế toán quản trị trên phần mềm.

Bảng 2.22: Chức năng dùng cho kế toán quản trị của phần mềm kế toán

Chỉ tiêu khảo sát Số DN Tỷ lệ (%)

Phần mềm kế tốn có tính năng phục vụ kế tốn quản trị 35 100

Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 31 88.57 Quản lý cơng nợ phải thu/phải trả 31 88.57 Phân tích tài chính 2 5.71

Dự báo nhu cầu hàng tồn kho 3 8.57 Khả năng hoạch định sản xuất 2 5.71 Báo cáo phân tích doanh thu 7 20 Báo cáo công nợ khách hàng 31 88.57

Nguồn: Do tác giả tổng hợp Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần mềm phục vụ cho kế toán quản trị tại các

doanh nghiệp này chủ yếu là để tính giá thành, quản lý cơng nợ phải thu/ phải trả và lập các báo cáo theo dõi về công nợ. Các chức năng về hoạch định sản xuất, dự báo hàng tồn kho, lập các báo cáo phân tích thì chưa được các doanh nghiệp ứng dụng trên phần mềm nhiều. Đa số các báo cáo phân tích được lập chủ yếu là báo cáo tài chính so sánh kỳ này với kỳ trước.

Bảng 2.23: Khả năng nâng cấp của phần mềm kế toán đang sử dụng

Chỉ tiêu khảo sát Số DN Tỷ lệ (%)

Phần mềm có thể nâng cấp hoặc thay đổi theo yêu cầu quản

lý của doanh nghiệp 35 100

Có 6 17.14

Khơng 29 82.86

Nguồn: Do tác giả tổng hợp

Các phần mềm kế toán đang sử dụng tại doanh nghiệp lớn thì có khả năng nâng cấp để phục vụ thêm cho công tác kế tốn quản trị tại đơn vị (chiếm 17.14%), cịn lại 82.86% các doanh nghiệp được khảo sát cho biết phần mềm kế tốn đang áp dụng tại đơn vị khơng có khả năng nâng cấp thêm để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý.

Bảng 2.24: Các công cụ hỗ trợ lập báo cáo của phần mềm kế toán

Chỉ tiêu khảo sát Số DN Tỷ lệ (%)

Các công cụ hỗ trợ lập báo cáo có thể tích hợp với dữ liệu của

phần mềm hiện tại 35 100

Có 14 40

Khơng 21 60

Nguồn: Do tác giả tổng hợp

Có 40% doanh nghiệp được khảo sát nhận định là phần mềm có thể tích hợp thêm các cơng cụ để hỗ trợ lập báo cáo như: Crystal report, Excel,... Còn lại 60% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế tốn nhưng các phần mềm này khơng có khả năng hỗ trợ tích hợp thêm các cơng cụ để lập báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lý.

2.4 Đánh giá thực trạng thiết kế và vận dụng kế toán quản trị trên các phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam toán tại các doanh nghiệp Việt Nam

2.4.1 Đánh giá thực trạng thiết kế kế toán quản trị trên các phần mềm kế tốn

Tác giả có những đánh giá như sau sau khi tìm hiểu về các phần mềm kế toán cũng như khảo sát việc vận dụng phần mềm tại các doanh nghiệp Việt Nam:

Ưu điểm:

- Đối với các phần mềm kế toán do Việt Nam sản xuất

Các phần mềm kế toán do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được xây dựng bằng ngôn ngữ tiếng Việt, tạo thuận lợi cho người sử dụng trong việc tiếp cận. Hệ thống kế toán xây dựng trong phần mềm phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam. Giá cả của các phần mềm này khá rẻ, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ. Khi tổ chức sử dụng việc bảo trì và nâng cấp các phần mềm này dễ dàng, kịp thời.

Các phần mềm kế tốn Việt Nam thiết kế tốt cơng tác kế tốn tài chính và kế tốn thuế và đã có thiết kế dữ liệu phục vụ cho cơng tác kế tốn quản trị tuy ở mức độ còn đơn giản: có thể giúp các doanh nghiệp lập các dự tốn cơ bản, tính giá thành sản phẩm, cung cấp một số báo cáo quản trị ở dạng đơn giản, trong đó có các báo cáo so sánh kỳ này và kỳ trước.

- Đối với các phần mềm kế tốn do nước ngồi sản xuất

Đây là các phần mềm mang tính chuyên nghiệp cao, được sản xuất theo quy trình và cơng nghệ hiện đại nên các tính năng về kế tốn quản trị thực hiện rất tốt. Việc tổ chức kế toán quản trị trên các phần mềm này được thực hiện một cách dễ dàng và thuận lợi, phục vụ được nhu cầu của nhà quản lý. Các phần mềm này có thể phù hợp với quy mơ hoạt động của cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các phần mềm kế tốn nước ngồi đa phần đã thiết kế khá tốt về chức năng phục vụ cho kế tốn tài chính và kế tốn quản trị: giúp doanh nghiệp lập các dự toán, cung cấp nhiều phương pháp phân bổ chi phí và tính giá thành để các doanh nghiệp lựa chọn, cung cấp một số báo cáo quản trị.

Tồn tại và hạn chế:

- Về tổ chức thu thập thông tin đầu vào cho kế toán quản trị:

Việc tổ chức chứng từ, hệ thống tài khoản và khai báo các thông tin đầu vào trên phần mềm chủ yếu thực hiện cho kế toán tài chính. Chưa hỗ trợ nhiều cho kế toán

quản trị. Tuy nhiên, một số phần mềm kế tốn nước ngồi đã tổ chức tốt các thông tin đầu vào, hỗ trợ người dùng trong việc nhập liệu thông tin. Từ các thông tin nhập liệu vào cơ sở dữ liệu của phần mềm. Kế tốn có thể in ra hệ thống sổ sách và báo cáo phục vụ cho cả kế tốn tài chính và kế tốn quản trị.

Các doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến kế tốn tài chính, chưa nắm rõ được vai trị của thơng tin kế tốn quản trị nên chủ yếu là đặt mua các phần mềm phục vụ cho nhu cầu của kế tốn tài chính, phần tổ chức kế tốn quản trị chưa được thực hiện trên phần mềm, hoặc nếu có chỉ là phục vụ một số chức năng cơ bản cho kế toán quản trị.

- Về xử lý dữ liệu để cung cấp thông tin cho kế toán quản trị:

Cách thức phân loại chi phí và tính giá thành sản phẩm: Các phần mềm kế tốn trong nước cịn khá đơn giản trong việc cho người sử dụng lựa chọn cách thức phân loại chi phí, phương pháp tính giá thành chủ yếu là theo đơn đặt hàng, giản đơn. Phương pháp tỷ lệ và hệ số thì chỉ có một số ít phần mềm đã cung cấp như: SSP, Smart, Bravo… Tuy nhiên, các phần mềm kế tốn nước ngồi thì đã có hỗ trợ khá tốt, cho phép người sử dụng lựa chọn nhiều cách thức tập hợp chi phí, phân loại chi phí, và cung cấp nhiều phương pháp tính giá thành hơn. Nhưng các phần mềm kế tốn nước ngồi này lại có giá thành khá cao nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mơ lớn.

- Về hệ thống sổ sách và báo cáo quản trị cung cấp thông tin cho người sử dụng:

Các phần mềm kế toán do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất còn yếu kém trong việc cho người sử dụng chỉnh sửa, định nghĩa lại các thông tin, thiết kế thêm sổ sách kế toán.

Đa số các phần mềm kế toán đang sử dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào giải quyết kế tốn tài chính và kế tốn thuế, chưa đi sâu vào kế toán quản trị. Những báo cáo về kế tốn quản trị nếu có được lập trên phần mềm thì chủ yếu là được làm theo yêu cầu riêng của các doanh nghiệp chứ chưa tạo thành một hệ thống chuyên biệt, độc lập và có đầu tư đúng mức. Báo cáo kế toán quản trị chỉ dừng lại ở mức độ báo cáo các con số, chưa có những phân tích đánh giá sâu hơn về xu hướng, nguyên nhân tăng giảm của các biến động trong tồn bộ ngân sách. Vì vậy việc vận dụng kế tốn quản trị trên các phần mềm Việt Nam ở các doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn.

Khả năng lập báo cáo quản trị thì các phần mềm thuộc các doanh nghiệp trong nước sản xuất còn khá đơn giản (AccNet, Fast, SSP, Dami…). Các phần mềm kế toán sản xuất tại nước ngoài (Peachtree, QuickBooks, MYOB,…) đã có những báo cáo phục vụ cơng tác kế tốn quản trị ở tầm doanh nghiệp nhỏ như: Báo cáo thu chi tiền mặt, dự toán hàng tồn kho: Các báo cáo phân tích về các chỉ số tài chính cơ bản, các báo cáo so sánh kỳ này và kỳ trước, so sánh thực tế với dự toán…

Các phần mềm kế toán trong nước đang sử dụng ở các doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên nhân viên thực hiện cơng việc kế tốn quản trị ở các doanh nghiệp này chủ yếu thực hiện các báo cáo quản trị bằng cách trích xuất dữ liệu thơ từ phần mềm để thực hiện lại vì thơng tin lấy trực tiếp từ phần mềm chưa đủ cung cấp thông tin cho nhà quản trị.

Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế:

Do tính chuyên nghiệp và bảo mật của các phần mềm kế toán Việt Nam chưa cao. Các phần mềm kế tốn Việt Nam sản xuất cịn mang tính rời rạc, chưa xây dựng kế tốn quản trị một cách có hệ thống, nên khi doanh nghiệp sử dụng cịn gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức dữ liệu áp dụng cho doanh nghiệp mình.

Khâu tổ chức đầu vào trên các phần mềm kế tốn cịn khá đơn giản, chưa thể phục vụ đồng thời cho cả kế tốn tài chính và cả kế tốn quản trị.

Các phần mềm kế tốn nước ngồi hiện nay tổ chức kế toán quản trị rất có hệ thống, nhưng doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng phần mềm kế tốn nước ngồi. Vì các phần mềm kế tốn nước ngồi sản xuất thì chưa phù hợp với chế độ kế tốn Việt Nam, giá thành cao, nhân viên khó thích ứng với ngơn ngữ nên đa số các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ đều lựa chọn phần mềm kế tốn Việt Nam để sử dụng tại đơn vị mình.

Vì nhu cầu sử dụng chính của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là kế toán tài chính, kế tốn quản trị vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên các doanh nghiệp thiết kế phần mềm khi phân tích để thiết kế ra các sản phẩm phần mềm chỉ đáp ứng theo nhu cầu của đa số các doanh nghiệp, đó là phục vụ chính cho kế tốn tài chính.

2.4.2 Đánh giá thực trạng vận dụng kế toán quản trị hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam có sử dụng phần mềm kế tốn nghiệp Việt Nam có sử dụng phần mềm kế tốn

Tác giả có những đánh giá như sau sau khi khảo sát 35 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh:

- Ưu điểm:

Các doanh nghiệp có quy mơ lớn thì thật sự đã quan tâm đến việc tổ chức kế toán quản trị, các doanh nghiệp này có sự đầu tư về việc tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn của doanh nghiệp mình. Vì vậy, họ đã đầu tư xây dựng phần mềm kế tốn, mua phần mềm của các cơng ty có uy tín, có tổ chức tốt về cơng tác kế toán và kế toán quản trị cũng đã được quan tâm đúng mức. Trên phần mềm đã có thể lập các dự tốn, lập báo cáo quản trị như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán tiền, báo cáo về chi phí, báo cáo bộ phận, báo cáo giá thành sản phẩm, .... Đội ngũ nhân viên ở các doanh nghiệp này đã được đào tạo chuyên sâu về kế toán quản trị, đội ngũ quản lý có trình độ cao.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa phần là đã có ứng dụng phần mềm kế tốn vào cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp của mình. Các doanh nghiệp đều tổ chức tốt và đúng quy định về lĩnh vực kế tốn tài chính. Đa số các doanh nghiệp đã có áp dụng kế tốn quản trị tuy ở các mức độ khác nhau và phần nào đã đáp ứng được các thông tin mà nhà quản lý cần. Các doanh nghiệp có quy mơ lớn đã tổ chức tốt kế tốn quản trị và có áp dụng trên phần mềm kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Các doanh nghiệp có áp dụng kế toán quản trị đã tạo được các sản phẩm cho riêng mình đó là các báo cáo quản trị, mặc dù chưa hồn thiện nhưng là cơng cụ cung cấp thơng tin cho nhà quản lý.

Tuy cịn khá nhiều doanh nghiệp chưa lập dự toán trên phần mềm, nhưng doanh nghiệp có lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng năm. Đặt ra yêu cầu về doanh thu, lợi nhuận, lương và có kiểm tra tình hình sản xuất thực tế so với kế hoạch.

- Tồn tại và hạn chế:

Về tổ chức kế toán quản trị: Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ đã sử dụng phần mềm kế tốn nhưng chưa có bộ phận kế tốn quản trị rõ rệt. Nhân viên kế tốn tài chính kiêm nhiệm cả phần cơng việc của kế toán quản trị.

Việc thực hiện kế tốn quản trị chưa có tính hệ thống, nhiều nội dung trùng lắp với kế tốn tài chính, chưa tạo được sự kết nối, định hướng giữa thông tin kế tốn quản trị với nhu cầu thơng tin nhằm phục vụ cho nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh.

Một số doanh nghiệp có quy mơ lớn có hệ thống kế tốn quản trị riêng thì chỉ lập các báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lý dưới sự hỗ trợ của phần mềm (như các

báo cáo: báo cáo bán hàng theo khu vực/ nhân viên, báo cáo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, ....), chưa xây dựng được hệ thống báo cáo quản trị cho riêng mình.

Về khả năng cung cấp dữ liệu của phần mềm kế toán: Các phần mềm kế toán mà

doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng chỉ đáp ứng chủ yếu cho cơng tác kế tốn tài chính, cịn phần hành kế tốn quản trị thì chưa được tổ chức trên phần mềm mặc dù các doanh nghiệp có nhận thấy tầm quan trọng của kế tốn quản trị trong hoạt động của

Một phần của tài liệu Định hướng tích hợp kế toán quản trị cho các phần mềm kế toán áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w