Quan niệm và ý thức nghệ thuật

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại (Chiếu - hịch - cáo) trong chương trình Ngữ Văn 8 tập 2 ở THCS (Trang 27 - 28)

1.3 .Các bước thiết kế dạy học theo chủ đề

1.3.2 .Tiến trình dạy học cụ thể cho chủ đề học tập

1.4. Đặc trưng thi pháp của văn chính luận trung đại ( Chiếu-Hịch-Cáo)

1.4.1.2. Quan niệm và ý thức nghệ thuật

Tính quy phạm, đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu.

Ở quan điểm văn học: Coi trọng mục đích giáo huấn, văn để chở đạo; ở tư duy nghệ thuật nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành cơng thức; ở thể loại văn học với những quy định chặt chẽ và kết cấu; ở cách sử dụng thì liệu dẫn nhiều điển tích điển cố, dùng nhiều văn liệu quen thuộc. Do tính quy phạm, văn học trung đại thiên về ước lệ, tượng trưng.

Trong quan niệm và ý thức nghệ thuật, văn chương thời trung đại có một số khn mẫu đã thành ngun tắc, đó là “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngơn chí”. “Văn dĩ tải đạo” là quan niệm của nhà nho về chức năng xã hội của Văn học và Nghệ thuật. Trong quan niệm này, văn chương khơng phải là trị chơi giải trí mà phải

28

có ích cho xã hội, phải chuyển tải được những lí tưởng đạo đức, chính trị của đạo Nho, phải truyền thụ đạo lí của Thánh hiền, đó nhiệm vụ, là mục đích và là bản chất của văn chương. Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà văn tiêu biểu đề cao chức năng này của văn chương nghệ thuật. Nguyễn Công Trứ: Văn chương chép lấy vài câu thánh Sự nghiệp tua nghìn phải đạo trung Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược. Có nhân, có trí, có anh hùng.

“Thi dĩ ngơn chí” là quan niệm của nhà nho về chức năng của thơ ca. Thơ phải nói được cái chí của nhà nho về tu thân, trị quốc, thơ thiên về khẳng định chí hướng, hồi bão, tấm lịng, hướng con người nhìn vào một miền lí tưởng, trả lời cho câu hỏi: Nhà thơ muốn gì, hướng tới cái gì? (Trong khi đó, các nhà văn hiện đại quan niệm văn chương: ta là ai?).

Quan niệm “văn dĩ tải đạo” và “thi dĩ ngơn chí” của các nhà nho cho ta thấy trong văn học trung đại người sáng tác rất coi trong chức năng xã hội của văn học. Theo quan niệm này, các nhà nho xác định chức năng xã hội của văn chương là để giáo huấn đạo lí, để di dưỡng tính tình. Văn chương là một thứ vũ khí, là phương tiện, cơng cụ để giúp đời, để bảo vệ thế nước, tục dân. Bên cạnh sứ mệnh đó, tác phẩm cịn là thơng điệp về chí tu thân,trị quốc, bình thiên hạ của nhà nho.Đề cao chức năng xã hội của văn học, các nhà thơ, nhà văn tất yếu sẽ quan tâm ít hơn đến việc phản ánh hiện thực mà coi trọng thuyết minh cho đạo lí. Hiện thực khi đi vào thơ văn phải được tỉa gọt cho phù hợp với mục đích tuyên truyền. Nghệ sĩ không chạy theo việc mô phỏng, tái hiện sự vật (xã hội và thiên nhiên) mà cảm vật ngâm chí, cảm sự ngâm chí. Sự vật chỉ là môi giới, phương tiện cịn mục đích là để người nghệ sĩ ngâm ngợi chí của mình hay truyền đạt đạo lí nhà nho.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại (Chiếu - hịch - cáo) trong chương trình Ngữ Văn 8 tập 2 ở THCS (Trang 27 - 28)