Hướng dẫn học sinh hiểu được bối cảnh lịch sử tác giả tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại (Chiếu - hịch - cáo) trong chương trình Ngữ Văn 8 tập 2 ở THCS (Trang 36 - 39)

1.3 .Các bước thiết kế dạy học theo chủ đề

1.3.2 .Tiến trình dạy học cụ thể cho chủ đề học tập

2.1. Hướng dẫn học sinh hiểu được bối cảnh lịch sử tác giả tác phẩm văn học

học trung đại gắn với các sự kiện trọng đại của đất nước thời bấy giờ

Khi dạy các văn bản nghị luận trung đại, giáo viên phải dựng lại được khơng khí văn hóa, lịch sử của thời đại, phải tạo được khơng khí văn hóa văn học. Từ điểm xuất phát là hiện tại, giáo viên giúp học sinh trở lại quá khứ để học tập cách cảm cách nghĩ của người xưa. Tác phẩm văn học trung đại lớp 8 là những tác phẩm có ý nghĩa lịch sử gắn liền với các sự kiện trọng đại của đất nước và tác giả là những vị vua, vị tướng, người có vai trị quan trọng găn cuộc đời mình với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ. Vì thế, nắm được bối cảnh lịch sử - tác giả - tác phẩm sẽ gợi khơng khí thời đại góp phần soi sáng nội dung tác phẩm.

Các tác phẩm văn học trung đại là những áng văn chương xuất sắc của các thời đại và của các giai đoạn phát triển trong lịch sử Việt Nam. Các tác phẩm ra đời trong một thời kì lịch sử có nhiều chiến cơng hiển hách của dân tộc trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước, phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến: Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Lê Lợi,… Trong nhà trường phổ thông Việt Nam, văn học trung đại chiếm một vị trí quan trọng, xứng đáng với tầm cỡ của nó. Những tác phẩm văn học trung đại khơng cịn quá xa lạ với học sinh THCS tuy nhiên việc tiếp cận các tác phẩm cịn rất khó khăn với các em bởi khoảng cách thời gian.

Để các em hứng thú, tiếp cận dễ dàng hơn các tác phẩm, chúng tôi định hướng cho các em tìm hiểu các tác phẩm này gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và tác giả thời bấy giờ. Thơng qua đó giúp các em có thể hiểu tác phẩm sâu sắc và chân thực hơn, vừa có thể tích hợp với bộ mơn lịch sử.

37

Ở mỗi tiết dạy, mỗi giáo viên thường chú trọng phần giới thiệu bài. Đây là bước tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận văn bản. Với văn bản trung đại giáo viên cần giới thiệu ngắn gọn, súc tích, liên quan trực tiếp đến sự kiện trong văn bản.

Giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi:

Ví dụ: * Đối với văn bản Hịch tướng sĩ có thể gợi mở:

- Tiếp nối thắng lợi của triều Lý, nhà Trần đã để lại dấu ấn trong lịch sử bằng sự kiện vẻ vang nào? ( Sau khi HS trả lời GV khái quát lại dấu mốc lịch sử đó) - Nói đến dấu ấn lịch sử vĩ đại ấy phải kể đến công của người anh hùng nào? - Vậy Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã làm gì để có thể huy động được sức mạnh toàn quân làm nên chiến thắng vang dội đến như vậy?

Từ đó giới thiệu bài học

* Đối với văn bản Nước Đại Việt ta

- Nước ta từ xưa đến nay có mấy văn bản được xem là Tuyên ngôn độc lập của đất nước? Đó là những văn bản nào?

- Các em đã được học bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất ở lớp nào? *Với bài Chiếu dời đô

- GV cho học sinh quan sát tranh ảnh (về cố đô Hoa Lư – Tràng An, Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay,…)

- GV có thể khát quát về các sự kiện lịch sử, địa lí vùng Hoa Lư, dẫn chứng lịch sử triều Nghiêu – Thuấn, Triều đình Tiền Lê,…để HS hiểu rõ hơn và có sự hình dung về các tác phẩm mà mình được học.

2.2.Xây dựng cuộc thi phim tài liệu tích hợp tri thức khoa học lịch sử - khoa học văn học.

Với việc xây dựng cuộc thi phim tài liệu liên quan đến các tác phẩm văn học trung đại giúp các em hứng thú, tìm tịi, khám phá và sáng tạo; các em sẽ phải tìm hiểu các tư liệu lịch sử hoặc có thể sưu tầm các hình ảnh liên quan đến các văn bản “Hịch tướng sĩ”, “Chiếu dời đô”, “Nước Đại Việt ta” để xây dựng

thành một thước phim ngắn. Qua đó, các em có cái nhìn cụ thể nhìn chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, niềm tự hào về các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc của ông cha ta đi trước.

38

- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao việc cho các nhóm, mỗi nhóm sẽ được phân công một chủ đề riêng tương ứng với một văn bản văn học trung đại trong sách giáo khoa.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về văn bản “Chiếu dời đơ” + Nhóm 2: Tìm hiểu về văn bản “Hịch tướng sĩ” + Nhóm 3: Tìm hiểu về văn bản “Nước Đại Việt ta”

- Nhiệm vụ của HS: làm việc theo nhóm, tìm hiểu, sưu tầm các đoạn phim tư liệu có liên quan đến ba văn bản “Hịch tướng sĩ”, “Chiếu dời đô”, “Nước Đại Việt ta” .

- Trong tiết hoạt động ngồi giờ lên lớp, các nhóm sẽ trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau.

- Giáo viên là người nhận xét, đánh giá kết quả cuối cùng.

2.3.Xây dựng sơ đồ tư duy về cách lập luận của các văn bản chính luận trung đại

Do đặc điểm các văn bản đều thuộc văn nghị luận nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn bám sát hệ thống luận điểm, luận cứ và nghệ thuật lập luận đầy sức thuyết thục. Vì thế việc tạo lập sơ đồ không chỉ để học sinh nắm bắt nội dung mà cịn có thể biết cách làm văn nghị luận .

Bất cứ sự sáng tạo nào cũng được ưu ái. Nhất là trong dạy học, khi sơ đồ tư duy kích thích sự phát triển đào sâu chuyên môn và nghiệp vụ của GV, sự hứng thú của HS khi thị phạm được những sơ đồ hấp dẫn, đầy tính mới mẻ để chinh phục sự hiếu kì của các em. Cách sử dụng sơ đồ, bảng biểu góp phần ghi nhớ những kiến thức một cách ngắn gọn, dễ nhớ nhất, giúp HS có thể nhớ lâu hơn nội dung của VB. HS thay vì việc nhìn vào vở để ghi nhớ những kiến thức được đúc kết lại một cách khơ khan mà hồn thồn tự ghi nhớ theo sự logic đầy hình ảnh mang đến từ sơ đồ.

Dùng sơ đồ để phân tích luận điểm: Mỗi văn bản nghị luận đều được trình bày dưới dạng các luận điểm. Nội dung luận điểm có thể xuất hiện ngay trong văn bản hoặc có thể suy luận để tìm ra. Về cách lập luận có thể theo lối diễn dịch hoặc quy nạp ( tích hợp tập làm văn). Giáo viên có thể lập ra các sơ đồ theo cấu trúc diễn dịch hoặc quy nạp để học sinh triển khai vào từng luận điểm cụ thể. Hoặc GV có thể cho một sơ đồ trống gợi ý cho HS cách điền.

39

Ví dụ: + Hệ thống luận điểm trong Chiếu dời đô + Hệ thống lập luận trong bài Hịch tướng sĩ + Hệ thống lập luận trong bài Nước Đại Việt ta

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại (Chiếu - hịch - cáo) trong chương trình Ngữ Văn 8 tập 2 ở THCS (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)