2.5 .Xây dựng dự án học tập
2.5.3 .Dự án xem tuồng chèo cải lương
2.6. Sử dụng chiến thuật đọc hiểu văn bản
Trong hệ thống nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản hiện nay, chiến thuật (strategy) đọc hiểu là một nội dung được nhiều học giả quan tâm, đồng thời cũng được ứngdụng rộng rãi và bổ sung phong phú bởi thực tiễn cùng kinh nghiệm dạy học của giáo viên. Trong định hướng thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại mà chính tơi nghiên cứu, chúng tơi đưa ra ba chiến thuật đọc hiểu đó là:
2.6.1. Chiến thuật tổng quan về văn bản
* Mục tiêu, đặc điểm và cách thức tiến hành của chiến thuật:
Chiến thuật tổng quan về văn bản giúp người đọc biết quan sát một cách toàn diện những yếu tố liên quan, hầu hết là những yếu tố quan sát được ln, nằm bên ngồi tác phẩm để phỏng đoán, đánh giá nội dung văn bản trước khi đọc. Tuy nhiên, người đọc có kĩ năng hay sử dụng thành thạo chiến thuật sẽ khơng bị chốn ngợp trước những tri thức đọc hiểu rộng lớn, mà biết “nhặt” lấy những thông tin quan trọng, cần thiết, liên quan đến đặc trưng của văn bản, thông tin của nhà văn, hoàn cảnh ra đời... để tiết kiệm thời gian. Từ đó, làm tri thức nền cho quá trình đọc hiểu được diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.
Trong quá trình người đọc tiếp xúc với văn bản, các yếu tố hình thức, tên nhan đề, bố cục... sẽ hiện diện trước khi họ làm việc trực tiếp với các câu chữ. Những yếu tố đó là tiền thân của nảy những phỏng đốn, xâu chuỗi những hiểu
43
biết về những vấn đề có liên quan trong đời sống. Cùng với đó là hoạt động giải mã nội dung tư tưởng, người đọc sẽ đặt trong một tình thế: Mình dự đốn đúng hay sai? Chính sự hấp dẫn đó là hoạt động tích cực của bạn đọc, tránh việc đọc tác phẩm với một tâm thế mù mờ về thông tin liên quan, đọc một cách “ngấu nghiến” mà không dừng lại để “tạo tâm thế” giai đoạn trước khi đọc.
Khi đọc văn bản, người đọc ngồi việc tìm đến những thơng tin chung còn cần chú ý đọc lướt qua, quan sát bố cục để đoán luận điểm, cách thức lập luận, giọng điệu, các chú thích .... Những quan sát ban đầu đó sẽ đưa GV đến với trường hiểu biết của HS một cách dễ dàng, tinh tế hơn là việc đặt những câu hỏi liên quan để các em trả lời. Tự thể hiện mình cũng là một kênh dạy và học vậy.
Khi hướng dẫn HS đọc hiểu VB, GV có thể căn cứ vào thời lượng tiết học và đặc điểm của đối tượng dạy học để sử dụng chiến thuật tổng quan về văn bản ở thời điểm trước khi đến lớp hay khi mới bắt đầu bài học. Dưới đây là mẫu phiếu học tập khi GV vận dụng chiến thuật tổng quan về văn bản khi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản: “Chiếu dời đô” khi GV đưa cho HS về nhà làm.
Lời dẫn: Văn bản “Chiếu dời đô” phản ánh khát vọng của nhân dân ta về
một đất nước dộc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Hãy cho biết thông tin về tác giả, tác phẩm bằng cách điền vào mẫu phiếu sau:
Những điều tôi biết sơ bộ về văn bản
Những suy nghĩ ban đầu của tôi
1.Tác giả Lí Cơng Uẩn ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ 2.Hoàn cảnh sáng tác 3. Thể loại 4. Bố cục
44
Dưới đây là những ví dụ cụ thể về mẫu phiếu học tập đã hoàn thành của HS về VB “Chiếu dời đô”:
Những điều tôi biết sơ bộ về văn bản
Những suy nghĩ ban đầu của tơi
1.Tác giả Lí Cơng Uẩn - Lí Cơng Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh)
- Ơng là người thơng minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công
- Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọa mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
2.Hoàn cảnh sáng tác - Năm 1010, đất nước thái bình thịnh trị ngay sau khi lên ngơi vua, Lí Công Uẩn muốn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
3. Thể loại - Thể loại : Chiếu
- Người viết: vua, chúa
- Chức năng: Ban bố mệnh lệnh xuống thần dân, yêu cầu thần dân thực hiện.
- Hình thức: Văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu.
4. Bố cục - Gồm 3 phần:
+ Nêu sử sách để làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ.
+ Soi tiền đề vào thực tiễn.
+ Khẳng định vấn đề dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.
2.6.2. Chiến thuật kết nối trước khi học * Mục tiêu, đặc điểm, cách thức của chiến thuật: * Mục tiêu, đặc điểm, cách thức của chiến thuật:
Chiến thuật kết nối trước khi đọc được sử dụng với mục đích kết nối các trải nghiệm trong đời sống để huy động kiến thức về chủ đề của VB. Chiến thuật là
45
sự biến đổi linh hoạt, sử dụng một phần của chiến thuật KWL (Know: đã biết – Want: muốn biết – L: học được). GV hồn tồn có thể khéo léo cho HS kết nối tri thức và điền vào phiếu ở cột K, W giai đoạn trước khi đọc, cột L có thể để lại và hoàn thành ở giai đoạn trong và sau khi đọc với việc so sánh những thông tin đã ghi trong hai cột trước đó, đồng thời trả lời những câu hỏi các em nêu ra trong cột W. Dưới đây là mẫu phiếu học tập có thể áp dụng.
K
(Tôi đã biết về chủ đề)
W
(Tôi muốn biết về chủ đề) L (Tôi học được về chủ đề) ........................................ ......................................... ........................................ ........................................ ......................................... ........................................ ........................................ ......................................... ........................................
Ví dụ với tác phẩm “Nước Đại Việt ta” GV sẽ phát phiếu trên cho HS vào trước buổi học và để HS tự đánh giá năng lực của mình. Ngồi ra, để tránh gây sự rắc rối, GV hoàn tồn có thể sáng tạo thành một bảng riêng, miễn sao đảm bảo tinh thần của chiến thuật kết nối trước khi đọc.
2.6.3. Chiến thuật “ Think aloud” – cuốn phim trí óc
* Mục tiêu, đặc điểm và cách thức tiến hành của chiến thuật:
Thuật ngữ “Think aloud” trong tiếng Anh có nghĩa là “Nghĩ - to tiếng” hãy nói to điều suy nghĩ đang diễn ra trong đầu độc giả khi họ tiếp xúc với văn bản. Thực chất của chiến thuật này là người đọc phát lộ “cuốn phim trí óc” đang xảy ra trong q trình nhận thức thời sự, sống động, phong phú, cũng khá ngổn ngang, bề bộn, đơi lúc cịn hiện diện rất nhiều những yếu tố cẩm tính của cá nhân mình khi tiếp xúc với từng câu chữ trong văn bản. Chiến thuật “cuốn phim trí óc” được giới thiệu trong “Nhật biên đọc” (Journal of reading) số 1, năm 1983 qua bài viết của tác giả Davey – “Cuốn phim trí óc: Mơ hình những q trình nhận thức của hoạt động đọc hiểu “ (tr44-47) (Think aloud: Modeding the Cognitive Processes of Reading Comprehension). Giáo trình “Giảng dạy văn học ở trường trung học” của hai tác giả người Mỹ là Beach và Marsall, xuất bản năm 1991 khi đề cập đến hệ thống các chiến thuật dạy học văn đã điểm tới “cuốn
46
phim trí óc” như là một trong các chiến thuật rất hữu ích đối với giáo viên và học sinh trong q trình tổ chức mơi trường học tập trên lớp.
“Cuốn phim trí óc” la một dạng kĩ thuật rất tốt để “đọc chậm”, nói một cách hình ảnh nếu xem quá trình đọc diễn ra bên trong nhận thức của mỗi cá nhân là một “tiêu bản” thì chiến thuật “cuốn phim trí óc” là “kính hiển vi” để độc giả trực quan nhận diện từng yếu tố hiện hữu. Đó cũng là thể cách quay chậm của nhà điện ảnh để người đọc quan sát kĩ lưỡng và biết cách thực hành. Hiệu quả của chiến thuật này ở chỗ nó trực quan hóa những quá trình bên trong thầm kín, riêng tư của người đọc để hiện diện và bộc lộ ra bên ngoài giúp cho việc quan sát của chính học sin, giúp GV đánh giá, thu nhận phản ứng ngược trong quá trình đọc hiểu từ đó mà điều khiển, điều chỉnh, định hướng việc dạy học.
Có hai dạng thực hiện chiến thuật này đó là cuốn phim trí óc – nói và cuốn phim trí óc viết. Cuốn phim trí óc nói là dạng think-aloud được phát biểu to lên, trực tiếp thông qua kênh phát âm. Còn cuốn phim trí óc viết là dạng bản ghi trung thực nội dung đang diễn ra trong đầu độc giả khi họ được văn bản.
Sau đây là một số bước để tiến hành chiến thuật:
- Bước 1: Lựa chọn phần văn bản để áp dụng chiến thuật. Đoạn văn bản được chọn cần đảm bảo một số tiêu chí như : dung lượng tối đa là 2 trang (thông thường, tốt nhất là trong phạm vi 1 trang); phải là phần văn bản hay, gắn bó chặt chẽ với nội dung kiến thức cần đạt trong bài học. Nếu phần văn bản quá dài học sinh sẽ thiếu tập trung. Nếu phần văn bản không thực sự liên quan nhiều đến đơn vị kiến thức cơ bản, chiến thuật sẽ bị lãng phí và học sinh cũng không thấy hấp dẫn. Việc lựa chọn có thể do giáo viên, cũng có thể do đề xuất của học sinh và giáo viên định hướng.
- Bước 2: Giáo viên làm mẫu chiến thuật (Khi học sinh đã được giới thiệu và thực hành nhiều lần trong một số bài đọc hiểu văn bản thì bước này có thể được bỏ qua). Giáo viên sẽ đọc to, diễn cảm phần văn bản lựa chọn, trong khi đó, học sinh được yêu cầu đọc thầm. Trong và sau khi đọc, giáo viên sẽ dừng lại và tiến hành cung cấp cuốn phim trí óc đang diễn ra bên trong nhận thức của cá nhân mình để học sinh quan sát, nhận diện và hiểu về chiến thuật. Giáo viên cần chủ động phân biệt giữa giọng đọc nội dung văn bản và giọng nói cung cấp “cuốn phim trí óc” của mình về văn bản để học sinh dễ nhận ra. Khi làm mẫu chiến
47
thuật giáo viên cũng có thể chọn một học sinh có trình độ đọc hiểu tốt ở trong lớp làm “cử toạ” cho mình. “Cử toạ” này có nhiệm vụ lắng nghe (hoặc ghi chép, ghi âm lại cuốn phim - tuỳ theo yêu cầu của giáo viên) và họ sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn hoặc bằng cử chỉ, nét mặt để khuyến khích “tác giả” chiến thuật tiếp tục cung cấp cuốn phim trí óc.
Sau khi làm mẫu, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để nhận diện xem có những yếu tố nào hiện diện trong cuốn phim trí óc mà thầy cô đã cung cấp cho mình. Nhờ sự nhận diện này, họ sẽ biết cách để xây dựng cuốn phim trí óc cho bản thân khi được yêu cầu thực hiện chiến thuật “think-aloud”. Tác giả Kylene Beers, giáo sư nghiên cứu về đọc, đã đề nghị một danh sách gồm 6 yếu tố sau đây mà chúng ta có thể tham khảo để hướng dẫn học sinh phân tích và để định hướng, gợi ý cho học sinh khi họ lúng túng trong việc xây dựng cuốn phim trí óc của bản thân mình:
+ Nhận diện vấn đề + Hiểu ra vấn đề
+ Hình dung, tưởng tượng + Dự đoán hành động tiếp tới +So sánh, đối lập
+ Nhận xét, bình giá
- Bước 3 : Giáo viên cho học sinh thực hành chiến thuật vào hoạt động đọc văn bản. Giáo viên có thể đóng vai trị cử toạ biết lắng nghe, động viên tích cực, kịp thời và gọi một số học sinh có khả năng đọc tốt thực hiện yêu cầu. Để tránh xây dựng những cuốn phim tự phát, giáo viên nên nêu rõ mục tiêu của chiến thuật, chẳng hạn như hãy đọc diễn cảm đoạn văn bản này và cung cấp cuốn phim trí óc của em về chân dung, suy nghĩ, hành động của nhân vật, hay thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật,.. Đây cũng là lúc giáo viên làm mẫu cho các học sinh khác biết cách trở thành một cử toạ tích cực như thế nào với những “hỗ trợ” kịp thời như “Đúng rồi!, Phải vậy chứ! À, ra vậy!, Cịn gì nữa khơng nhỉ?, Điều này quả là khó!,...” – tuy nhiên chỉ là những “hỗ trợ”, khuyến khích cho tác giả của cuốn phim trí óc, khơng phải là hoạt động thảo luận giữa hai người. Sau khi đọc xong toàn bộ đoạn trích, người đọc sẽ nhìn lại và tiến hành tổng hợp, tổ chức để đưa ra nhận định khái quát. Đây là một thao tác rất quan trọng, nếu
48
không chú ý sẽ làm cho hoạt động đọc hiểu trở nên tản mạn, vụn vặt, mất định hướng. Về phía người nghe, giáo viên có thể giao thêm cho họ nhiệm vụ nhận diện, phân loại nội dung của cuốn phim trí óc theo mẫu phiếu học tập nhất định. Ví dụ, đây là một mẫu phiếu học tập Kylene Beers đề nghị mà chúng ta có thể tham khảo và thay đổi các tiêu mục cho phù hợp với thực tế đối tượng học sinh và văn bản cần đọc hiểu:
Độc giả: ______________________________ Thính giả: ______________________________
Sau khi một số học sinh khá đã thực hành thử chiến thuật, giáo viên cho học sinh tiến hành chiến thuật cuốn phim trí óc theo cặp. Cần dành thời gian để học sinh được phát biểu và trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá, rút ra nội dung cần đạt.
Nhận xét về cuốn phim trí óc Dẫn chứng
Hiểu ra vấn đề
Dự đốn điều sẽ xảy ra Hình dung, tưởng tượng So sánh, đối chiếu
49
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC VĂN CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI CHIẾU –HỊCH – CÁO TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ
VĂN 8 - TẬP 2 3.1. Xây dựng chủ đề dạy học
I. Xác định tên chủ đề: Tìm hiểu các văn bản văn học trung đại Chiếu–Hịch–
Cáo trong chương trình ngữ văn 8–tập 2
II. Mơ tả chủ đề:
1. Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 4
+ Nội dung tiết 1, 2, 3: Tìm hiểu các văn bản văn học trung đại Chiếu–Hịch–Cáo trong chương trình ngữ văn 8–tập 2
+ Nội dung tiết 4: Ngoại khóa về văn chính luận trung đại
2. Mục tiêu chủ đề:
2.1. Mục tiêu tiết 1: Tìm hiểu các văn bản văn chính luận trung đại Chiếu– Hịch– Cáo trong chương trình ngữ văn 8
- Kiến thức:
+ Trình bày được những vấn đề chung về ba văn bản “Chiếu dời đô”, “ Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta”.
+ Trình bày được những đặc điểm của văn chính luận trung đại Chiếu- Hịch - Cáo
+ Trình bày được sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
+ Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
- Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng đọc, phân tích lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận trung đại
+ Đọc - hiểu một văn bản vết theo thể chiếu.
+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tìm tư liệu phục vụ bài học
- Thái độ
+ Ghi nhớ công ơn của những vị tiền bối
+ Có ý thức biết ơn và kính trọng các anh hùng vì nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
50
+ Tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Đại Việt
2.2. Mục tiêu tiết 2: - Kiến thức:
+ Biết được các tấm gương trung thần nghĩa sĩ
+ Thấy được tư tưởng chủ đạo của bài Hịch: Lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đấu của tác giả,
+ Thấy được hào khí Đơng A thời Trần.
- Kỹ năng:
+ Đọc hiểu một văn bản viết theo thể thể Hịch
+ Nhận biết được khơng khí thời đại sơi sục thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến Mông – Nguyên xâm lược.
+ Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
- Thái độ:
+ Có ý thức bảo biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
+ Giáo dục lòng yêu nước tự hào về truyền thống yêu nước dân tộc.
2.3. Mục tiêu tiết 3: