.Dự án sân khấu hóa

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại (Chiếu - hịch - cáo) trong chương trình Ngữ Văn 8 tập 2 ở THCS (Trang 40 - 42)

2.5 .Xây dựng dự án học tập

2.5.2 .Dự án sân khấu hóa

Theo PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh “Đóng kịch là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung học tập” [2,tr.227]. Trong cuốn Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, tác giả Phan Trọng Ngọ đã đề cập đến phương pháp đóng kịch: “Phương pháp đóng kịch trong dạy học là giáo viên cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động các vai diễn. Qua đó họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng như các kĩ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản” [3,tr.283]. Đối với bộ mơn Ngữ văn khi “Sân khấu hóa”, học sinh được tham gia đóng vai, hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm. Khi đó giáo viên đảm nhiệm phần kịch bản hoặc hướng dẫn học sinh viết kịch bản. Bằng việc nhập vai vào các nhân vật trong tác phẩm, các em sẽ chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt động trực tiếp trong suốt q trình đóng vai. Việc “Sân khấu hóa” trong mơn Ngữ văn không chỉ hấp dẫn, giúp các em khắc sâu kiến thức dễ dàng mà qua đó cịn hình thành kinh nghiệm cá nhân và rèn luyện kĩ năng tự tin trước đám đơng.

Sân khấu hóa tác phẩm văn học hay một hiện tượng đời sống, đưa ra những suy nghĩ của mình, hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết kịch bản, xây dựng các nhân vật, lời thoại để các em được sáng tạo, phát huy khả năng của mình. Sân khấu hóa tác phẩm là một hoạt động thuộc mơ hình dạy học theo hướng tích cực. Các tiểu phẩm chuyển thể từ các tác phẩm có trong chương trình lớp 8 do chính HS biên kịch lại và đóng vai. Qua những tiểu phẩm HS được củng cố và khắc sâu nội dung ý nghĩa những tác phẩm đã học.

41

Bước 1: Cơng tác chuẩn bị

- Mục đích, ý nghĩa: Buổi sân khấu hóa gắn với nội dung kiến thức trong chương trình học

- Nội dung: Chuyển thể các tác phẩm, đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 8 - Hình thức: Chèo, diễn kịch,…

- Đối tượng tham gia: học sinh lớp 8 - Thời gian: 10-15 phút/ tiết mục

- Địa điểm: trong lớp học,nhà đa năng,… - Kinh phí: đạo cụ, trang phục,…

Bước 2: Triển khai kế hoạch

- GV thông báo kế hoạch đến từng thành viên tham gia để HS hiểu được ý nghĩa cũng như mục đích của buổi ngoại khóa.

- u cầu HS: lựa chọn đoạn trích, tác phẩm sân khấu hóa, tìm hiểu chuyển thể đoạn trích, tác phẩm sang kịch bản có lời thoại.

- Tập luyện: HS cần tập luyện nhiều buổi trước khi diễn xuất, từ MC dẫn chương trình, các nhân vật, đạo cụ,…Tổng duyệt đầy đủ các yếu tố trước ngày diễn. - Trình diễn: Sau khi đã duyệt thì HS tuyệt khơng được thay đổi nhân vật, thay đổi chương trình.

Bước 3: Tổ chức biểu diễn

* Mở đầu:

- Ổn định tổ chức lớp - Giới thiệu chương trình

- Tun bố lí do, giới thiệu đại biểu

* Biểu diễn

- MC giới thiệu các tiết mục theo kịch bản đã xây dựng - Biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị

* Kết thúc

- Đại diện phát biểu bế mạc chương trình

- Trao phần thưởng cho nhóm, đội tham gia biểu diễn

Việc xây dựng một số tiểu phẩm, một lớp cảnh trong vở kịch, hoặc trọn vẹn một vở kịch đã trở thành xu hướng mới trong tổ chức hoạt động ngoại khóa (hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngồi mơn học) và một hoạt động trong tiến trình giờ

42

dạy Văn (hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học và trong giờ học). Đây là một xu hướng tích hợp văn hóa nghệ thuật khá điển hình cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại (Chiếu - hịch - cáo) trong chương trình Ngữ Văn 8 tập 2 ở THCS (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)