Tư duy nghệ thuật

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại (Chiếu - hịch - cáo) trong chương trình Ngữ Văn 8 tập 2 ở THCS (Trang 28)

1.3 .Các bước thiết kế dạy học theo chủ đề

1.3.2 .Tiến trình dạy học cụ thể cho chủ đề học tập

1.4. Đặc trưng thi pháp của văn chính luận trung đại ( Chiếu-Hịch-Cáo)

1.4.1.3. Tư duy nghệ thuật

Mỗi thời đại văn học bao giờ cũng có một kiểu tư duy nghệ thuật đặc thù, văn học trung đại Việt Nam chịu sự chi phối của lối tư duy trừu tượng khái quát và lối tư duy giántiếp. Kiểu tư duy trừu tượng khái quát: các tác giả quen nghĩ, phải nghĩ qua những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành cơng thức. Quen nghĩ là như một thói quen, cịn phải nghĩ như là quy ước cộng đồng. Với lối tư duy trừu tượng khái quát này thì đời sống đa dạng, sinh động của hiện thực được mơ hình hóa thành những kiểu dạng nhất định. Sự và vật được miểu tả trong các

29

thuộc tính chung phổ biến làm cho các hình ảnh trở thành biểu trưng.Nhà văn nhà thơ cảm thụ và diễn tả thiên nhiên, đời sống khơng bằng những hình ảnh,nhịp điệu, tình tiết cho cá nhân mình mà phải thơng qua những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành cơng thức. Từ đó, đẻ ra các hệ thống ước lệ có tính chất phi ngã.

1.4.1.4. Quan niệm thẩm mĩ

Văn học trung đại chịu sự chi phối của một quan niệm thẩm mĩ riêng. Con người thời trung đại quan niệm khơng gì hồn mĩ bằng tạo hóa, khơng gì tài hoa bằng hóa cơng, vì vậy những gì cần được lí tưởng hóa đều được so sánh với thiên nhiên, thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người.Các nhà thơ, văn trung đại quan niệm thời gian tuần hoàn, quan niệm ấy khiến cho con người ln nhìn sự vật, hiện tượng bằng góc nhìn hơm qua, cái vạn cổ thiên cổ không được cảm nhận như cái xưa đã lùi vào dĩ vãng.Con người thời trung đại thường ưa thích cái đẹp tao nhã, mĩ lệ, hài hóa cân xứng. Xuất phát từ tác động của cái cao cả, tao nhã, cân xứng nên văn học thường coi trọng phép đối để mô tả những cái hài hòa, cân xứng.

Văn học bao giờ cũng ước lệ bởi vì văn học khơng phải là đời sống thực tại. Nó là ước lệ của đời sống thực tại. Ước lệ là một thứ quy ước của một cộng đồng người. Nó là một tín hiệu riêng của cộng đồng ấy.trong văn học nghệ thuật, nó là ước lệ thẩm mỹ của một cộng đồng giới văn nghệ. Tuy nhiên, văn học trung đại sử dụng ước lệ phổ biến hơn, phức tạp và nghiêm ngặt hơn văn học dân gian hay văn học hiện đại. Nó trở thành một đặc trưng thi pháp. (Lý do: xã hội phong kiến là xã hội đẳng cấp -> nghi lễ -> ước lệ).

Tính sùng cổ: Con người trung đại cảm thụ thời gian khác con người hiện đại: thời gian là xoay trịn, tuần hồn. Thời gian không mất đi mà quay trở lại gốc nguồn. Vì thế người ta coi trọng quá khứ, coi trọng người già. Do đó,chuẩn mực của cái đẹp, cái lí tưởng là ở quá khứ. Xã hội hoàng kim là thời Nghiêu, Thuấn (Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng. Dân giàu đủ khắp đòi phương – Nguyễn Trãi). Anh hùng lí tưởng là Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng (Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ;... – Hịch Tướng Sĩ). Văn

30

chương nghị luận thường lấy tiền đề là lí lẽ và kinh nghiệm của cổ nhân. Văn học trung đại đầy rẫy những điển cố, điển tích.

Tính phi ngã: Thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển. Sự khinh trọng đối với một cá nhân khơng xuất phát từ chính bản thân người ấy mà từ dòng dõi, đẳng cấp, địa vị trong xã hội. Chưa có tình u đích thực được lựa chọn theo tình cảm cá nhân. Người có văn hóa, có giáo dục là người biết hạ thấp cái tơi cá nhân của mình xuống (tiểu thiếp, kẻ ngu này,tại hạ, kẻ hèn…). Từ đó sinh ra hệ thống ước lệ mang tính phi ngã.

Trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đó là lời của chủ tướng (tâm sự cá nhân) thay lời cho tiếng nói của dân tộc hay trong bài Chiếu dời đơ của Lí Cơng Uẩn đó là tiếng nói cá nhân để nói lên việc đại sự quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc.

Tính quy phạm thể hiện ở quan điểm nghệ thuật rất coi trọng mục đích giáo huấn của văn học, ở tập quán và tư duy nghệ thuật là quen nghĩ và phải nghĩ qua những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành cơng thức. Về mặt hình thức, tính quy phạm đó thể hiện ở việc sử dụng các thể loại văn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và thống nhất, ở cách sử dụng văn liệu, thi liệu đã thành những mơ tip quen thuộc. Tính quy phạm cịn là việc đề cao phép đối (…), tính quy phạm như trên đã tạo ra một kiểu ước lệ mang đặc điểm riêng là thiên về cơng thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật.

1.4.2. Kết cấu

1.4.2.1. Hịch là thể văn nghị luận mang tính chiến đấu mạnh mẽ, hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn đanh thép. Về kết cấu, thông thường bài hịch gồm bốn phần chính. Phần mở đầu có tính chất nêu vấn đề. Phần thứ hai thường nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng. Phần ba thường nhận định tình hình để gây lịng căm thù giặc, phân tích phải trái để làm rõ đúng sai. Phần kết thúc thường đề ra chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.

1.4.2.2. Cũng như hịch, cáo là thể văn nghị luận mang tính hùng biện, do đó kết cấu cũng phải chặt chẽ, lí luận phải sắc bén, lời lẽ phải đanh thép, trang trọng, hào hùng. Về kết cấu, nhìn chung bài cáo thường gồm bốn phần: Phần mở đầu nêu luận đề chính nghĩa; phần thứ hai lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi

31

nghĩa; phần thứ ba thuật lại quá trình chinh phục gian khổ và tất thắng của lực lượng chính nghĩa với cảm hứng ngợi ca; phần cuối cùng tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

Kết cấu bốn phần của Đại cáo bình Ngơ liên kết hữu cơ với nhau bởi tư tưởng chủ đạo của bài cáo. Phần mở đầu nêu luận đề chính nghĩa là tun ngơn

về nhan nghĩa và độc lập dân tộc. Trên cơ sở đề, soi sáng tiền đề vào thực tiễn để vạch rõ bộ mặt phi nghĩa của giặc Minh, để nêu cao sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Đại Việt. Phần thứ hai lên án, tố cáo tội ác kẻ thù, xuất phát từ lập

trường nhân nghĩa và lập trường dân tộc. Phần thứ ba là bản tổng kết, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Phần kết khẳng định sự nghiệp chính nghĩa bằng lời tuyên bố chiến thắng và một kỉ nguyên mới được mở ra.

Có thể thấy kết cấu của bài cáo là một kết cấu hết sức chặt chẽ, theo logic; đầu tiên nêu tiêu đề có tính chất nguyên lí, chân lí làm cơ sở để triển khai lập luận; tiếp đến soi tiên đề vào thực tiễn để chỉ rõ kẻ trái với tiền đề là phi nghĩa, phải lên án tố cáo, người hợp với tiền đề là chính nghĩa, phải khẳng định, ngợi ca; cuối cùng rút ra kết luận trên cơ sở tiền đề và thực tiễn để khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

1.4.2.3. Kết cấu của một bài chiếu thường gồm ba phần. Trong bài Chiếu dời đô, mở đầu người viết viện dẫn sử sách nói về việc dời đơ. Đây là đoạn có tính chất nêu tiên đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ ở những phần sau. Tiếp đến, tác giả chỉ rõ việc đóng n đơ thành ở Hoa Lư là khơng cịn thích hợp. Đoạn này có tính chất soi sử sách vào tình hình thực tế. Cuối cùng người viết khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô. Ở đoạn cuối, tác giả đã từ cơ sở lí lẽ và thực tiễn để rút ra kết luận.

Chiếu có công thức mở đầu và kết thúc bằng các cụm từ: “Đại thiên hành hóa”, “Thừa thiên hưng vận”, “hồng đế chiếu viết”, “trẫm văn”, “thường văn”, … Kết thúc thường có ý “báo cáo gần xa”, công thức “khâm thử” (vâng làm theo chiếu này).

Kết cấu của bài chiếu nhìn chung linh hoạt, khơng có những quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, cũng như nhiều thể văn nghị luận khác, các phần của bài chiếu đều phải tập trung hướng tới tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

32

1.4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật

1.4.3.1.Về lời văn, hịch thời xưa thường được viết theo lối văn biền ngẫu,như văn tứ lục (hai câu văn song đôi, mỗi câu mười chữ, được ngắt theo nhịp 4/6), tứ lục biến thể, hoặc lối văn lưu thủy (một kiểu văn xi cổ). Cũng có khi hịch được viết bằng văn xuôi và bằng cả thơ lục bát. Trong một bài hịch, tác giả có thể sử dụng phối hợp các thể văn khác nhau, như bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có sự đan xen tản văn ( văn xuôi ) với biền văn. Dù sử dụng thể văn nào thì lời hịch cũng trang trọng, hùng hồn.

1.4.3.2. Thể cáo vốn ban đầu được viết theo văn xuôi cổ, nghiêng về luận thuyết hơn là tự sự. Dần dần về sau, có khi thể cáo dùng đan xen tản văn với biền văn. Nhưng nhiều hơn cả, cáo được viết bằng văn biền ngẫu, khơng có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn khơng gị bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Tiến thêm một bước, cáo được viết theo thể tứ lục – một kiểu văn biền ngẫu, gồm hai câu sóng đơi, mỗi câu mười chữ, được chia thành hai vế, vế trước bốn chữ, vế sau sáu chữ,ví dụ: “ Đau lịng nhức óc / chốc đà mười mấy năm trời – Nếm mặt nằm gai / há phải một hai sớm tối” (Đại cáo bình Ngơ).

Trong văn cáo có sự kết hợp giữa lời văn tự sự và lời văn trữ tình. Lời văn tự sự để kể, thuật, tả, tái hiện lại q trình chinh phạt thắng lợi của lực lượng chính nghĩa. Lời văn trữ tình để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, thái độ của chủ thể bài cáo. Tuy nhiên, ngôn ngữ trần thuật của cáo thấm đượm cảm xúc, vì vậy ngơn ngữ chủ yếu của thế cáo là ngơn ngữ chính luận – trữ tình.

Sự trang trọng, tính chất thậm xưng, cách điệu, giàu chất biểu tượng là những đặc điểm nổi bật của lời văn ở thể cáo. Điều này cho thấy lời văn vừa chịu sự quy định, vừa phát huy cao nhất mục đích chức năng của thể cáo là tun ngơn và tổng kết.

1.4.3.3. Chiếu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu. Cũng có khi văn xi và văn biền ngẫu đan xen nhau như bài Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ. Về văn phong của chiếu phải tao nhã, sắc gọn, mẫu mực đúng quy cách trong dùng từ, đặt câu.

1.4.4. Tính lập luận

1.4.4.1. Mỗi phần của bài hịch có mục đích cụ thể nhưng tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo. Kết cấu của bài hịch đồng thời là trình tự lập luận của tác

33

phẩm. Tư tưởng chủ đạo của Hịch tướng sĩ là nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng thì ở các phần của bài hịch đều hướng tới tư tưởng chủ đạo này. Tinh thần quyết chến quyết thắng là xương sống của Hịch tướng sĩ để liên kết và quy tụ tất cả các phần trong một sự thống nhất hữu cơ. Trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, mở đầu bài hịch tác giả nêu những gương trong sử

sách Trung Quốc, thậm chí nêu cả những tấm gương của tướng lĩnh nhà Nguyên để khích lệ ý chí lập cơng danh, hi sinh vì nước ở các tướng sĩ. Sau khi nêu gương sử sách, tác giả quay về với thực tế trước mắt, lột tả tội ác và sự ngang ngược của giặc đồng thời nêu mối ân tình giữa chủ tướng và tướng. Mục đích là khơi gợi lịng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người. Tiếp đến, tác giả phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ và chỉ ra cho họ những thái độ, hành động đúng nên theo, cần làm. Cuối cùng, để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng, phần kết bài Hịch, một lần nữa Trần Quốc Tuấn vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính – tà, cũng có nghĩa là hai con đường sống, chết để thuyết phục tướng sĩ.

Nghệ thuật lập luận của Hịch tướng sĩ là khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng. Khích lệ từ ý chí lập cơng danh, lịng tự trọng cá nhân, tự tơn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục,…để cuối cùng khích lệ lịng u nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

1.4.4.2. Về lập luận, để tăng sức thuyết phục, khẳng định, bài cáo thường có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn, giữa tư duy logic và tư duy hình tượng. Trong Đại cáo bình Ngơ, để làm sáng tỏ sức mạnh của nhân nghĩa, của

độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã chứng minh bằng thực tiễn: “Việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi”. Lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù, tác giả đã sử dụng hình tượng có sức gợi tả và ấn tượng mạnh mẽ: “ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội– Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.

1.4.4.3. Kết cấu ba phần của Chiếu dời đơ cũng chính là trình tự lập luận và

nghệ thuật lập luận của tác giả để hướng đến mục đích chức năng.

Phần 1: Mở đầu bài chiếu, tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đơ của các vua thời xưa bên Trung Quốc: thời nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu ba lần

34

dời đô, việc dời đô đều là mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau.

Phần 2: Soi sử sách vào tình hình thực tế và nhận xét có tính chất phê phán hai triều Đinh Lê.

Phần 3: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô, thắng địa có nhiều lợi thế mọi mặt, nơi trung tâm tụ hội bốn phương trời đất của mảnh đất định đơ: “Chính Nam Bắc Đơng Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kì địa quảng nhi thản bình; quyết thổ cao nhi sảng khải” (Đã đúng ngôi Nam Bắc Đơng Tây; lại tiện hướng nhìn song tựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thống).

Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, không ra mệnh lệnh mà đặt câu hỏi: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy, để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. Bên cạnh tính chất ban bố mệnh lệnh là tính chất tâm tình, bên cạnh ngơn từ mang tính đơn thoại, một chiều của người trên ban bố mệnh lệnh cho kẻ dưới là ngơn từ mang tính chất đối thoại trao đổi. Đây là nét khác biệt của văn phong Chiếu dời đơ cũng là của chiếu thời Lí, chẳng hạn vua Lí Thái Tơng hỏi “Nếu trăm họ no đủ thì trẫm cịn lo gì thiếu thốn?” (Chiếu xá thuế) (Lâm chung di chiếu); vua Lí Nhân Tơng hỏi: “Trẫm đã ít đức khơng làm gì cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại bắt dân chúng mặc xơ gai, sớm tối khóc lóc, bỏ cúng tế, giảm ăn uống thì thiên hạ sẽ cho trẫm là người như thế nào?”.

Có thể thấy logic lập luận của bài chiếu rất chặt chẽ, chặt chẽ từ bố cục đến kết cấu, cùng với việc sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh, các điển tích điển cố mang tính sùng cổ rất rõ nét. Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, tư tưởng sắc bén, sách lược cụ thể khiến cho bài chiếu khơng cịn chỉ đơn thuần là một văn bản hành chính mang tính chất quan phương, mà cũng rất thuyết phục bởi tính hàn lâm, tri thức và giọng điệu trữ tình tha thiết.

35

Tiểu kết chương I

Việc dạy học theo chủ đề là thực hiện đúng chủ trương đổi mới phương pháp học hiện nay nhằm tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn học sinh được tăng cường vận dung kiến thức vào giải

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại (Chiếu - hịch - cáo) trong chương trình Ngữ Văn 8 tập 2 ở THCS (Trang 28)