1.3 .Các bước thiết kế dạy học theo chủ đề
1.3.2 .Tiến trình dạy học cụ thể cho chủ đề học tập
1.4. Đặc trưng thi pháp của văn chính luận trung đại ( Chiếu-Hịch-Cáo)
1.4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật
1.4.3.1.Về lời văn, hịch thời xưa thường được viết theo lối văn biền ngẫu,như văn tứ lục (hai câu văn song đôi, mỗi câu mười chữ, được ngắt theo nhịp 4/6), tứ lục biến thể, hoặc lối văn lưu thủy (một kiểu văn xuôi cổ). Cũng có khi hịch được viết bằng văn xuôi và bằng cả thơ lục bát. Trong một bài hịch, tác giả có thể sử dụng phối hợp các thể văn khác nhau, như bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có sự đan xen tản văn ( văn xuôi ) với biền văn. Dù sử dụng thể văn nào thì lời hịch cũng trang trọng, hùng hồn.
1.4.3.2. Thể cáo vốn ban đầu được viết theo văn xuôi cổ, nghiêng về luận thuyết hơn là tự sự. Dần dần về sau, có khi thể cáo dùng đan xen tản văn với biền văn. Nhưng nhiều hơn cả, cáo được viết bằng văn biền ngẫu, khơng có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn khơng gị bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Tiến thêm một bước, cáo được viết theo thể tứ lục – một kiểu văn biền ngẫu, gồm hai câu sóng đôi, mỗi câu mười chữ, được chia thành hai vế, vế trước bốn chữ, vế sau sáu chữ,ví dụ: “ Đau lịng nhức óc / chốc đà mười mấy năm trời – Nếm mặt nằm gai / há phải một hai sớm tối” (Đại cáo bình Ngơ).
Trong văn cáo có sự kết hợp giữa lời văn tự sự và lời văn trữ tình. Lời văn tự sự để kể, thuật, tả, tái hiện lại q trình chinh phạt thắng lợi của lực lượng chính nghĩa. Lời văn trữ tình để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, thái độ của chủ thể bài cáo. Tuy nhiên, ngôn ngữ trần thuật của cáo thấm đượm cảm xúc, vì vậy ngơn ngữ chủ yếu của thế cáo là ngơn ngữ chính luận – trữ tình.
Sự trang trọng, tính chất thậm xưng, cách điệu, giàu chất biểu tượng là những đặc điểm nổi bật của lời văn ở thể cáo. Điều này cho thấy lời văn vừa chịu sự quy định, vừa phát huy cao nhất mục đích chức năng của thể cáo là tun ngơn và tổng kết.
1.4.3.3. Chiếu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu. Cũng có khi văn xi và văn biền ngẫu đan xen nhau như bài Chiếu dời đơ của Lí Thái Tổ. Về văn phong của chiếu phải tao nhã, sắc gọn, mẫu mực đúng quy cách trong dùng từ, đặt câu.