Tạo mới kiểu chân linh kiện

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập mạch in - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 44 - 51)

- Phân tích theo biến thời gian Transient (trục X là trục thời gian): chọn Time Domain (Transient) trong mục Analysis type (hình 1.51).

2. Thư viện linh kiện

2.4. Tạo mới kiểu chân linh kiện

Mục này sẽ hướng dẫn người thiết kế tạo kiểu chân linh kiện mới trong thư viện phần mềm thiết kế mạch in Orcad Layout. Chọn linh kiện là nút nhấn (pushbutton) của hãng panasonic (Panasonic part EVQ-PAG04M) để làm mẫu.

Trước khi tạo mới kiểu chân, ta cần thống nhất hệ đơn vị đo lường được sử dụng trong Layout. Bản mạch in PCB (Printed circuit board – gọi tắt là mạch in) có kích thước chế tạo bằng đơn vị inches (hay mils, 1mil=1/1000inch), trong khi đó hầu hết

các kích thước chân linh kiện được nhà sản xuất thiết lập ở hệ m (hay mm). Ta có quy đổi 1mm=40mils.

Trên phần mềm Layout, chọn menu Tools Library Manager. Vào menu

Options chọn System settings, trong cửa sổ System settings, click chọn Millimeters.

Hình 1.59. Ca s System settings

- Để tạo mới kiểu chân linh kiện, trong cửa sổ Libraries, click chọn Create New

Footprints…, nhập tên kiểu chân trong mục Name of Footprint, click chọn hệ đơn vị

English, click OK.

Hình 1.60. Ca s Create New Footprint

- Quy định lớp cho các thành phần của kiểu chân linh kiện được mơ tả ở hình 1.61. Quy định kích thước chân linh kiện (tìm trong trang datasheet) của nút nhấn được biểu diễn ởhình 1.62.

Hình 1.61. Quy định lp cho kiểu chân linh kiện

Hình 1.62. Quy định kích thước kiểu chân nút nhấn Panasonic part EVQ-PAG04M

Nút nhấn gồm 4 chân chia thành 2 hàng, 2 cột. Đường kính chân lỗ khoan là 1mm, hàng cách hàng (tính từ tâm chân linh kiện) là 6.5mm, cột cách cột (tính từ tâm chân linh kiện) là 4.5mm.

- Vào menu ViewDatabase SpreadsheetsPadstacks. Trong cửa sổ Padstacks, double click vào T1, xuất hiện cửa sổ Edit Padstack. Đặt lại tên “button” trong mục Padstack, click vào mc Undefined, click OK. Tham khảo hình 1.64. Xuất

hiện Padstask tên Button với các lớp chưa định dạng của nó (hình 1.64).

Hình 1.64. Các lớp chưa định dng ca kiểu chân linh kiện

- Định dạng chân lỗ khoan: click chọn 2 lớp DRLDWGDRILL, click phải chọn properties, trong cửa sổ Edit Padstack, click chọn Round trong mục Pad Shape, điền giá trị 1mm (=40mils) vào ô Height và Width (đường kính chân lỗ khoan: 1mm).

Tham khảo hình 1.65.

- Định dạng vịng xuyến: kích thước đường kính vịng xuyến lớn hơn chân lỗ khoan 0.5mm; tương tự cách định dạng chân lỗ khoan, ta chọn lớp TOP, BOTTOM và INNER, điền giá trị 1.5mm vào ô HeightWidth.

- Định dạng lớp giữa: vì lớp giữa của mạch là miếng đồng dành cho power và ground, đểtránh hiện tượng ngắn mạch ta tạo ra xung quanh các lỗ khoan một khoảng trống lớn hơn kích thước đường kính chân hàng 0.75mm. Ta chọn lớp PLANE và điền giá trị1.75mm vào ô Height Width.

- Định dạng lớp mặt để hàn: kích thước lớn hơn đường kính vịng xuyến 0.125mm; chọn lớp SMTOP, SMPOT và điền giá trị 1.625mm vào ô Height

Width. Xuất hiện Padstask tên Button với các lớp đã định dạng của nó (hình 1.66).

Hình 1.66. Các lớp đãđịnh dng ca kiểu chân linh kiện

- Lưu tên footprint: click vào Save as trong cửa sổ Libraries manager, chọn

đường dẫn bằng nút Browser, sau đó click OK.

- Đóng cửa sổ Padstack, click vào mục Text Tool, xóa các phần văn bản (text) khơng cần như button chỉ để lại &Com và &Value. Click vào các text cần xóa và nhấn Delete. Chọn thuộc tính cho text cịn lại: rê chuột chọn &Com và &Value, click phải chọn Properties (hoặc Ctrl+E), chọn lớp SSTOP trong mục Layer, sau đó click OK.

Tham khảo hình 1.67.

- Để thêm chân linh kiện, click vào mục Pin Tool, click phải màn hình chọn New, sau đó click chọn tại vị trí muốn đặt chân linh kiện thì chân linh kiện sẽ xuất hiện.

- Dựa vào sơ đồ chân linh kiện, ta sẽ sắp xếp lại các chân đúng tọa độ. Trước tiên, ta ghi tọa độ các chân của nút nhấn (hình 1.68).

Hình 1.67. Chn thuộc tính cho text

Hình 1.68. Tọa độcác chân của nút nhấn

+ chân 1: mặc định tọa độ (0, 0), double click vào chân 1, cửa sổ Edit Pad xuất hiện, đặt tên “1” vào mục Pad Name, điền giá trị “0” vào mục Pad X và Pad Y, click OK. Tham khảo hình 1.69.

+ chân 2: tọa độ (4.5, 0), double click vào chân 2, cửa sổ Edit Pad xuất hiện, đặt tên “2” vào mục Pad Name, điền giá trị “4.5” vào mục Pad X và “0” vào

Hình 1.69. Định tọa độchân số 1 của nút nhấn

+ Tương tự, ta định tọa độcho chân 3 có tọa độ(0, 6.5) và chân 4 có tọa độ (4.5, 6.5). Sử dụng công cụ thước đo để tiến hành đo chính xác các kích thước: trong menu Tool, chọn Dimension, chọn New, trở lại màn hình chọn đo kích thước.

- Đặt đường bao cho chân linh kiện: click vào mục Obstacle Tool, click phải

chọn New, giữ chuột trái kéo đến các góc chân Pad sẽ tạo đường bao quanh. Click

phải chọn Properties để đặt thuộc tính cho đường bao: trong cửa sổ Edit Obstacle ta đặt tên bất kỳ trong mục Obstacle Name, trong mục Obstacle Type (kiểu đường bao) ta chọn Place outline, chọn lớp Global layer, chọn độ rộng trong mục Width. Tham

khảo hình 1.70. Click vào mục Save để lưu lại kiểu chân linh kiện.

Hình 1.71. Kiểu chân linh kiện hàn của nút nhấn

Hình 1.71 mơ tả kiểu chân linh kiện của nút nhấn trong sơ đồ Layout vừa được tạo mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập mạch in - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 44 - 51)