In bản mạch

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập mạch in - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 71 - 73)

1. In sơ đồ mch in

Sơ đồ mạch in được thiết kế như hình 1.97 (chương 1) là sơ đồ mạch in của mạch dao động đa hài phi ổn sử dụng IC555. Ta có thể sử dụng các phần mềm thiết kế mạch in khác như Protues, ExpressPCB, Altium Designer, Eagle, EasyEDA để tạo ra một sơ đồ mạch in. Nhiệm vụ trong mục này là chuyển sơ đồ mạch in lên tấm đồng bakelit

bằng các phương pháp khác nhau.

Tùy theo phương pháp gia công mạch in lên tấm đồng bakelite mà ta chọn giấy

in là loại giấy in decal (hình 2.8), tấm film trong suốt (hình 2.9) hay giấy in từ máy in

phun lazer. Sử dụng giấy in decal (mặt bóng) trong trường hợp dùng phương pháp ép nhiệt để ép dính sơ đồ mạch in lên tấm đồng bakelit (phương pháp thủ công). Sử dụng tấm film trong suốt khi dùng phương pháp kéo lụa sơ đồ mạch in lên tấm đồng.

Hình 2.9. In sơ đồ mạch in trên tấm film trong sut

2. Chun b bn mạch đồng

Dùng bút chì và thước kẻ đo kích thước bản mạch (tấm đồng bakelit) có kích thước là kích thước đo được khi sau khi vẽ hồn chỉnh sơ đồ mạch in (tham khảo hình 1.93 chương 1).

Sử dụng dao rọc mạch in hoặc máy cắt để cắt bản mạch đồng vừa kẻ.

Hình 2.10. Sử dụng máy cắt hoc dao rc mch in

Sử dụng giấy nhám mịn để chà xử lý lớp oxit bề mặt đồng, làm cho mặt đồng

sáng và sạch.

3. Gia công sơ đồ mạch in lên tấm đồng bakelit

- Phương pháp ép nhiệt (ủi mạch): đây là phương pháp thủ công đơn giản nhất được sử dụng để gia cơng mạch in có sơ đồ nhỏ gọn và chỉ có một lớp mạch in.

+ Sử dụng bàn ủi để gia nhiệt cho mạch in, cấp điện cho bàn ủi và đặt ở nhiệt độ thích hợp (thường dựa trên kinh nghiệm), chờ khoảng 5 phút để bàn ủi đủ độ

nóng.

+ Đặt giấy in decal với mặt bóng có chứa sơ đồ mạch in úp lên mặt đồng

của bản mạch in đã chuẩn bị ở mục 2.2.

+ Lấy bàn ủi áp sát mặt giấy khơng bóng để truyền nhiệt ép dính sơ đồ mạch in lên lớp đồng (hình 2.11), đợi 5 đến 10 phút.

+ Khi toàn bộ đường mạch in đã dính lên bề mặt đồng thì lấy bàn ủi ra và lột bỏ lớp giấy, sau đó sử dụng nước sạch để vệ sinh bản mạch (hình 2.12).

Hình 2.11. Gia nhiệt đểép dính sơ đồ mạch in lên bản mch

Hình 2.12 Vệ sinh bn mch sau khi gia nhit

+ Sử dụng bút lông vẽ mạch in để tô lại những đường mạch bị đứt nét

hoặc chưa phủđều mực.

- Phương pháp in kéo lụa: đây là phương pháp thủ công nhưng khá phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Sử dụng film trong suốt có sơ đồ mạch in đặt trên khung kéo lụa có kích thước phù hợp, dùng mực phản quan để phủ lên khung và dùng cọ để

phết lớp mực in lên trên bản mạch. Tham khảo thêm trên các trang web hổ trợ in mạch bằng phương pháp in kéo lụa.

- Phương pháp in phun và in lazer: đây là phương pháp thi cơng mạch in tự động,

thích hợp cho việc sản xuất các bo mạch có nhiều linh kiện. Đây là kiểu in khắc với đầu in và vật liệu thích hợp để tạo các lớp và đường mạch dẫn điện trên nền cứng hoặc

tấm film. Quá trình in phun có thể gồm cả cơng đoạn phun chất cách điện để ngăn cách các đường dẫn điện ở vị trí chúng vắt qua nhau.

- Phương pháp in sơ đồ mạch ra thành file định dạng gerber, sau đó sử dụng file này đểđưa vào máy phay CNC hoặc máy chiếu tia UV nhằm tạo ra sơ đồ mạch in trên

tấm đồng. Đây là phương pháp hiện đại, chuẩn công nghiệp dùng sản xuất các bản mạch in nhiều lớp và nhiều linh kiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập mạch in - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)