ĐO THỜI GIAN LÀM VIỆC

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế chuyền - điều chuyền (Ngành/Nghề: Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 32)

1. Định nghĩa

Đo thời gian làm việc là xác định khoảng thời gian hồn thành một bƣớc cơng việc (cơng đoạn) trong qui trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm.

2. Phân loại hoạt động của công nhân

Hoạt động của một công nhân làm việc 8 giờ trong một xí nghiệp đƣợc phân ra cơng việc thƣờng lệ, hoạt động tác nghiệp và hoạt động bất thƣờng cho phép. Hoạt động bất thƣờng cho phép đƣợc phân chi tiết ra thành các loại:

Cho phép về công việc: Tùy theo từng loại công việc của từng công nhân Cho phép tại nơi làm việc: Do các yếu tố khác nhau phát sinh tại chỗ làm việc Cho phép về vệ sinh cá nhân: Do mệt mỏi hoặc vệ sinh cá nhân

Bảng 1.7. Bảng phân loại hoạt động

Thể loại Biến đổi

hành động Mô tả động tác

Hoạt động tác nghiệp

Công việc chủ yếu May: Sử dụng chân vịt, sử dụng tay quay, chỉ khâu, chân vịt, xử lý vật liệu

Công việc phụ Nhấc vải lên, đặt vải, thay đổi vị trí cầm vải, cắt chỉ

Cho phép trong tác

nghiệp

Các điều kiện

Kiểm tra hƣớng dẫn qui trình, đặt ra các điều kiện làm việc, thay đổi các bộ phận phụ tùng, chuẩn bị bàn làm việc, công việc sắp xếp, điều chỉnh độ cao của ghế, xâu chỉ đúng yêu cầu, kiểm tra hoạt động của máy, điều chỉnh độ căng của chỉ, kiểm tra nhiệt độ bàn là, vệ sinh máy, kiểm tra nhiệt độ của bàn là ép

Sắp xếp sản phẩm

Chuẩn bị nguyên vật liệu, kiểm tra xem nguyên vật liệu chuẩn bị thích hợp chƣa. Buộc và tháo nguyên vật liệu. Kiểm tra số lƣợng nguyên vật liệu.

Thay chỉ Thay chỉ ở kim và chỉ ở cuộn chỉ

Ghi chép Các sai sót, bảng ký nhận, các mục điền vào báo cáo hàng ngày

Sửa vặt

Xâu chỉ trong máy khi đứt chỉ, thay thế kim, máy hoạt động có trục trặc, sửa bàn là chân không…

Đánh giá Đánh giá và duy trì chất lƣợng sản phẩm làm ra Sửa lại Tháo đƣờng khâu, may lại, là lại, ép lại

Cho phép tại nơi làm việc

Sắp xếp công việc

Ban đầu Hƣớng dẫn, báo cáo, huấn luyện, tƣ vấn

Chuyển giao Chuyển giao các vật liệu, sản phẩm, thiết bị dụng cụ.

Đi lại Đi lại quanh chỗ làm việc (điều chuyền, chuyển bán thành phẩm…).

Chờ việc Chờ công việc do một số vật liệu, bộ phận (khóa, dây kéo, khuy,…) đã hết.

Cho phép do mệt mỏi

Mệt mỏi Tạm nghỉ chút ít trong giờ làm việc ngoài giờ nghỉ qui định.

Vệ sinh cá nhân Đi vệ sinh, uống nƣớc, lau mồ hơi…

Linh tinh Lơ là nhiệm vụ Nói chuyện phiếm trong lúc làm việc, nhìn ra ngồi.

3. Phân loại thời gian làm việc

Dựa vào cách phân loại hoạt động của một cơng nhân, ta có thể chia thời gian làm việc thành 3 loại:

Thời gian trực tiếp sản xuất: Là thời gian trực tiếp chế tạo sản phẩm.

Thời gian phụ sản xuất: Là thời gian những hoạt động phụ để hỗ trợ cho công việc trực tiếp sản xuất, nhƣ cầm, nắm, di chuyển bán thành phẩm, cắt chỉ khi may xong.

Thời gian ngồi sản xuất: Là thời gian chết, khơng hoạt động bao gồm thời gian nghỉ giải lao, vệ sinh cá nhân hoặc do sự cố bất ngờ nhƣ hƣ hỏng máy, mất điện, thay chỉ, chờ hàng.

Khi xác định thời gian hồn thành một sản phẩm thì khơng tính thời gian ngồi sản xuất vào thời gian hồn thành sản phẩm.

4. Mục đích của việc đo thời gian

- Xác định đƣợc lƣợng thời gian hoàn thành một bƣớc cơng việc, thời gian hồn thành sản phẩm.

- Xác định đƣợc định mức lao động của một cơng việc, một cơng đoạn trong qui trình sản xuất. Từ đó có thể xác định lao động của tồn bộ dây chuyền.

- Thiết kế chuyền.

- Lập kế hoạch sản xuất, bố trí lao động và cân đối chuyền hợp lý để đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu.

- Nghiên cứu thao tác tiên tiến, tiến hành hợp lý hóa thao tác, hợp lý hóa phƣơng pháp làm việc, hỗ trợ cho việc cải tiến cơng đoạn và q trình sản xuất.

- Khảo sát và đánh giá tay nghề công nhân.

- Xác định đơn giá cơng đoạn và tính tiền lƣơng cho công nhân.

5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thời gian làm việc

Trong thực tế sản xuất, sản phẩm của các mã hàng có nhiều chủng loại, kiểu dáng, màu sắc khác nhau do đó qui trình lắp ráp và thời gian hoàn thành sản phẩm cũng khác nhau. Trên cùng một công đoạn may nhƣng nếu thực hiện trên thiết bị khác nhau thì thời gian hồn thành cơng đoạn sẽ khác nhau, trên cùng một công đoạn may nếu thực hiện trên các loại vải khác nhau thì thời gian hồn thành cơng đoạn sẽ khác nhau… Vì vậy thời gian ngƣời cơng nhân thực hiện công đoạn bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố nhƣ:

- Kiểu dáng sản phẩm: Qui trình may của các sản phẩm có sự khác biệt nhau đáng kể về số lƣợng công đoạn cũng nhƣ mức độ phức tạp của cơng đoạn. Chính vì đặc trƣng này mà kiểu dáng sản phẩm là yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến thời gian hồn thành cơng đoạn. Chủng loại, cấu trúc và kiểu dáng của sản phẩm có thể làm tăng hoặc giảm mức độ phức tạp khi gia công. Sản phẩm càng phức tạp thì thời gian thực hiện cơng đoạn càng cao.

- Tính chất nguyên liệu: Nguyên liệu co giãn nhiều hay ít, dễ may hay khó may

sẽ ảnh hƣởng đến thời gian thực hiện cơng đoạn. Bên cạnh đó, các yếu tố có thể thay đổi các nội dung của bảng qui trình may cũng gián tiếp có ảnh hƣởng đến thời gian thực hiện công đoạn nhƣ thiết bị máy móc, bậc thợ...

- Thiết bị và dụng cụ: Khả năng áp dụng máy móc, thiết bị hiện đại và dụng cụ

hỗ trợ của chuyền may ảnh hƣởng rất lớn đến thời gian thực hiện công đoạn. Chuyền may càng có nhiều thiết bị hiện đại, dụng cụ hỗ trợ cho các hoạt động may của công nhân sẽ làm giảm thời gian thực hiện công đoạn.

- Thiết kế và quản lý chuyền: Việc thiết kế và quản lý chuyền hợp lý sẽ hạn chế tối đa các điểm tắc nghẽn, thời gian chờ hàng giữa các cơng nhân trong chuyền, giúp cho q trình sản xuất trơi chảy, giảm thời gian thực hiện sản phẩm và đảm bảo tiến độ sản xuất.

- Con người và môi trường làm việc: Ý thức làm việc và tay nghề của công nhân

ảnh hƣởng không nhỏ đến thời gian thực hiện công đoạn. Công nhân nên đƣợc giáo dục về ý thức và đào tạo về tay nghề ngay từ đầu để đảm bảo tính kỷ luật và sự ổn định sản xuất trong chuyền. Bên cạnh đó mơi trƣờng làm việc phải thoáng mát, đủ ánh sáng, tạo môi trƣờng làm việc thân thiện, thoải mái để giảm mệt mỏi, căng thẳng trong q trình làm việc, sẽ khuyến khích cơng nhân tích cực làm việc. Từ đó nâng cao năng suất chuyền may và đồng thời làm giảm thời gian hoàn thành sản phẩm.

6. Các phƣơng pháp đo thời gian làm việc

Có ba phƣơng pháp đo thời gian làm việc gồm: - Phƣơng pháp dùng đồng hồ bấm giờ.

- Phƣơng pháp dùng camera.

6.1. Phương pháp dùng đồng hồ bấm giờ

Bấm giờ là phƣơng pháp đo thời gian để nghiên cứu sự tiêu hao thời gian đối với các yếu tố của bƣớc công việc đƣợc lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một đơn vị đo thời gian. Tùy theo đối tƣợng và mục đích nghiên cứu, bấm giờ có thể nghiên cứu công việc của một công nhân ở một nơi làm việc cố định hay nghiên cứu công việc của một tập thể công nhân.

Phƣơng pháp dùng đồng hồ bấm giờ bấm giờ xác định thời gian bằng cách quan sát, đo và ghi trực tiếp tại nơi làm việc bằng đồng hồ bấm giờ (hình 1.8). Thời gian tiêu hao cho các thao tác lặp đi, lặp lại theo chu kỳ khi thực hiện công đoạn giống nhau của sản phẩm. Đơn vị đo thời gian sử dụng trong trƣờng hợp này là phút và giây.

Hình 1.8. Đồng hồ bấm giờ

Nút chuyển màn hình quay về trạng thái ban đầu

Nút khởi động lại Nút bắt đầu bấm và tạm ngƣng

6.1.1. Yêu cầu đối với người bấm giờ

- Ngƣời bấm giờ phải quan sát kỹ hoạt động của ngƣời cơng nhân trong q trình thực hiện, có thái độ làm việc nghiêm túc, phƣơng pháp làm việc khoa học, phải có tính kiên nhẫn để thực hiện cơng việc một cách tốt nhất.

- Khi bấm giờ phải xác định rõ bƣớc cơng việc cần bấm giờ, thì việc bấm giờ mới đạt hiệu quả.

- Bên cạnh đó, ngƣời bấm giờ phải hiểu và nắm vững đặc điểm của bƣớc công việc, phƣơng pháp thực hiện bƣớc cơng việc theo qui trình cơng nghệ hợp lý, xác định điểm bắt đầu và kết thúc của bƣớc cơng việc một cách chính xác để bấm giờ, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến độ dài thời gian của bƣớc công việc, xác định số lần quan sát thích hợp trên cơ sở các điều kiện thực hiện đã ổn định.

6.1.2. Cách bấm giờ có hiệu quả

Phƣơng pháp bấm giờ có nhiều hình thức khác nhau nhƣng để bấm giờ có hiệu quả phải tiến hành theo trật tự hợp lý, bao gồm 3 bƣớc:

- Bƣớc 1: Chuẩn bị bấm giờ - Bƣớc 2: Bấm giờ

- Bƣớc 3: Chỉnh lý số liệu bấm giờ Các bƣớc đƣợc tiến hành cụ thể nhƣ sau:

Bước 1: Chuẩn bị bấm giờ

Công tác chuẩn bị bấm giờ khá phức tạp. Phải lựa chọn đối tƣợng quan sát thích hợp với mục đích và nhiệm vụ bấm giờ. Thực tế, thƣờng lựa chọn những cơng nhân có trình độ ở mức trung bình. Cơng nhân đƣợc lựa chọn có thể đại diện cho đa số các cơng nhân cịn lại trong chuyền may.

Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép và đồng hồ bấm giờ.

Trƣớc lúc bấm giờ cần quan sát kỹ các thao tác của cơng nhân, sau đó viết các bƣớc thao tác đó vào bảng qui trình may sản phẩm.

Bước 2: Bấm giờ

Dùng đồng hồ bấm giờ, bấm giờ trực tiếp để ghi lại thời gian cần thiết hoàn thành bƣớc cơng việc. Q trình bấm giờ trực tiếp bao gồm việc quan sát, đo và ghi các tiêu hao thời gian cho mỗi yếu tố thành phần của bƣớc công việc trong qui trình vào phiếu bấm giờ. Lúc bấm giờ chọn vị trí sao cho nhìn rõ động tác của cơng nhân làm việc (đứng sau lƣng hoặc phía trƣớc hơi nghiêng so với ngƣời công nhân).

Bấm giờ ngay khi ngƣời công nhân bắt đầu động tác, lúc bắt đầu bấm giờ phải ấn nút khởi động của đồng hồ bấm giây để nó chạy khi đo xong mới bấm ngừng.

Trong quá trình bấm giờ ta bấm nhiều lần để có độ chính xác cao, sau đó cộng tất cả các giá trị đã bấm giờ, lấy giá trị trung bình và ghi vào bảng qui trình.

+ Quan sát thời gian liên tục: Quá trình quan sát diễn ra liên tục, không bấm đồng hồ ngừng lại sau khi kết thúc mỗi thành phần của bƣớc công việc. Khi thành phần của bƣớc công việc hồn thành thì đọc nhanh và ghi giá trị mà đồng hồ chỉ ra. Sau khi hoàn thành tồn bộ bƣớc cơng việc, lấy thời gian kết thúc của từng thành phần bƣớc cơng việc trừ thời gian ghi lúc đầu sẽ có đƣợc tiêu hao thời gian cho từng yếu tố thành phần của bƣớc công việc. Cách này phù hợp với những thành phần của bƣớc cơng việc có thời gian ngắn. Đồng thời khi sử dụng phƣơng pháp này có thể ghi nhận đƣợc cả mức thời gian chết giữa các thành phần của bƣớc cơng việc trong q trình may của công nhân.

+ Quan sát thời gian riêng lẻ: Để đo thời gian của từng thành phần bƣớc công việc, ta để đồng hồ về “0” khi bắt đầu thực hiện bƣớc công việc và ấn nút đồng hồ khi thành phần bƣớc công việc kết thúc. Ta tranh thủ đọc, ghi kết quả và chỉnh đồng hồ về lại “0” để đo thời gian cần dùng cho phần bƣớc công việc thứ hai. Tiếp tục thao tác này cho từng thành phần bƣớc công việc tiếp theo cho đến khi kết thúc xong bƣớc công việc. Phƣơng pháp này khơng cần làm tính trừ nhƣng phải bấm nút đồng hồ dừng nhiều lần, do đó dễ làm tăng sai số của đồng hồ. Vì vậy, phƣơng pháp này khơng thích hợp cho những thành phần bƣớc cơng việc có thời gian ngắn.

Trong q trình quan sát, ngƣời quan sát phải đứng chéo sau ngƣời công nhân, cách ngƣời công nhân từ 1,5 m đến 2 m để đảm bảo: mắt ngƣời quan sát - đồng hồ - kim máy may nằm trên một đƣờng thẳng. Trong quá trình bấm giờ, nếu ngƣời cơng nhân có những động tác bất thƣờng xảy ra nhƣ: gãy kim, đứt chỉ, hết suốt… ngƣời quan sát phải đánh dấu ký hiệu vào phiếu bấm giờ và ghi nhận lại thời gian ngừng trệ. Nếu khơng xác định chính xác đƣợc thời gian ngừng trệ thì nên loại bỏ giá trị thời gian này khỏi danh sách ghi nhận thời gian của thành phần bƣớc công việc.

Bước 3: Chỉnh lý số liệu bấm giờ

Các số liệu có đƣợc sau khi bấm giờ cần phải đƣợc chỉnh lý lại nhằm đảm bảo loại trừ những yếu tố đột biến, các sai lệch ảnh hƣởng đến chất lƣợng và khả năng phân tích các số liệu, đảm bảo độ tin cậy cho kết quả những con số thu đƣợc. Các số liệu ghi vào phiếu bấm giờ sẽ đƣợc tính tốn, phân tích tồn diện sau khi đã chỉnh lý xong. Tiêu hao thời gian cho từng thành phần bƣớc công việc đƣợc xác định là giá trị trung bình của các giá trị thời gian đo đƣợc trong quá trình bấm giờ trực tiếp.

* Lưu ý: Lúc bấm giờ nếu có cơng đoạn phát sinh thì phải đo và ghi lại vào cột

ghi chú và chú thích trình tự trƣớc sau của công đoạn.

6.2. Phương pháp thống kê

Phƣơng pháp này dựa vào kết quả thực hiện công việc hoặc kinh nghiệm để xác định thời gian làm việc. Các bƣớc tiến hành nhƣ sau:

xuất có hình dáng cấu trúc tƣơng tự mã hàng trƣớc thì thống kê riêng thời gian của những công đoạn cần lấy cho mã hàng mới.

- Bấm giờ công đoạn mới: Khi nghiên cứu sản phẩm, nếu thấy mã hàng sau có thêm những cơng đoạn của các chi tiết mới so với qui trình của mã hàng trƣớc thì phải bấm giờ cơng đoạn chi tiết mới.

- Tính tốn thời gian cho mã hàng mới: Thời gian thực hiện cho mã hàng mới là tổng thời gian bấm giờ công đoạn chi tiết mới và thời gian đã thống kê.

- Kiểm tra lại thời gian mới đã tính và lập thành bảng mới cho mã hàng.

6.3. Phương pháp dùng camera

Phƣơng pháp dùng camera là phƣơng pháp dùng thiết bị (máy ảnh, máy quay phim) để quan sát, đo, ghi trực tiếp mọi tiêu hao thời gian theo trình tự diễn biến của chúng trong quá trình nghiên cứu tại một nơi làm việc. Đối tƣợng nghiên cứu trong phƣơng pháp này là hoạt động của công nhân hay chuyền may trong một ca làm việc.

Phƣơng pháp này, có thể dùng camera cầm tay hoặc camera cố định. Camera cầm tay thƣờng dùng để thu thập số liệu và hình ảnh thao tác hoạt động chế tạo sản phẩm, còn camera cố định thƣờng lắp đặt trong dây chuyền sản xuất để theo dõi hoạt động sản xuất ở chuyền. Ngƣời bấm giờ chỉ thực hiện công việc thông qua camera để ghi lại các thao tác và thời gian thực hiện chế tạo của từng công đoạn của sản phẩm. Các bƣớc tiến hành nhƣ sau:

+ Chuẩn bị quay phim (chụp ảnh) + Ghi các tiêu hao thời gian + Chỉnh lý các số liệu thu đƣợc

+ Phân tích các số liệu thu đƣợc và thiết kế quá trình lao động hợp lý.

Phƣơng pháp dùng camera là cơ sở để phân tích các thao tác và hoạt động của cá nhân và tập thể. Trên cơ sở phân tích hoạt động của ngƣời công nhân để nghiên cứu các vấn đề nhƣ: kỹ năng thực hành nghề của công nhân, phƣơng pháp tổ chức công

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế chuyền - điều chuyền (Ngành/Nghề: Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 32)