Các hình thức bố trí mặt bằng phân xƣởng

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế chuyền - điều chuyền (Ngành/Nghề: Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 64 - 67)

II. BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƢỞNG

2. Các hình thức bố trí mặt bằng phân xƣởng

Bố trí mặt bằng cho chuyền may hay xƣởng may thƣờng phụ thuộc rất nhiều vào diện tích thực tế của phân xƣởng. Đối với bố trí chuyền may phải tính tốn chiều dài, chiều rộng, diện tích chuyền, thống kê các vị trí sản xuất trong chuyền, các chủng loại máy, số lƣợng, kích thƣớc chiếm chỗ… Đối với bố trí phân xƣởng may thì cần thống kê các chuyền, các khu vực khác nhƣ nhà vệ sinh, phòng quản đốc… từ đó tính tốn số lƣợng chuyền may, kích thƣớc chiếm chỗ, khoảng cách lối đi để tính tốn chiều dài, chiều rộng, diện tích xƣởng may. Sau đó sẽ bố trí chuyền may, xƣởng may vào mặt bằng tự do hoặc mặt bằng có sẵn theo tỉ lệ thu nhỏ 1:100 hoặc 1:50. Bố trí mặt bằng chuyền may, xƣởng may có thể theo hình thức đƣờng thẳng (hình 3.1), hình thức chữ U (hình 3.2), hình thức răng lƣợc (hình 3.3) hay hình thức các khối (cụm) (hình 3.4).

Hình 3.1. Hình thức đƣờng thẳng. Hình 3.2. Hình thức chữ U.

Hình 3.4. Hình thức khối.

2.1. Hình thức đường thẳng

Hình thức đƣờng thẳng thích hợp với phân xƣởng có diện tích về chiều dài, hàng vào một hƣớng và ra một hƣớng.

Đối với bố trí mặt bằng chuyền may, sau khi lập bảng thiết kế chuyền xong bộ phận chuẩn bị sản xuất sẽ tiến hành thiết kế mặt bằng chuyền.

Ví dụ: Thiết kế mặt bằng chuyền theo hình thức đƣờng thẳng (hình 3.5).

2.2. Hình chữ U

Hình thức này thích hợp với phân xƣởng có diện tích về chiều ngang, hàng vào và hàng ra cùng một hƣớng.

Ví dụ: Thiết kế mặt bằng chuyền theo hình thức chữ U (hình 3.6).

2.3. Hình răng lược

Tổ hợp hình răng lƣợc là hình thức đƣờng thẳng có các bộ phận riêng biệt đƣợc tiếp nối với dây chuyền sản xuất, lắp ráp hình thức đƣờng thẳng để trực tiếp cung cấp các bộ phận cần thiết.

Ví dụ: Thiết kế mặt bằng chuyền theo hình răng lƣợc (hình 3.7).

2.4. Hình thức các khối

Các máy hợp thành một cụm nhỏ, mỗi một cụm đều đƣợc bố trí thích hợp với các loại máy cùng chủng loại, máy cùng chủng loại đảm nhiệm sản xuất một hoặc vài cơng đoạn.

Ví dụ: Thiết kế mặt bằng chuyền theo hình thức khối (hình 3.8).

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế chuyền - điều chuyền (Ngành/Nghề: Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)