Những điểm chuẩn để cân đối các vị trí làm việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế chuyền - điều chuyền (Ngành/Nghề: Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 41 - 42)

I. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN MAY

4. Những điểm chuẩn để cân đối các vị trí làm việc

Tất cả các vị trí làm việc phải đƣợc cân đối nhau về sức làm (sức làm là định mức thời gian phân bố cho một lao động tại một vị trí làm việc), tức là khơng để một ngƣời quá bận rộn trong khi ngƣời khác quá nhàn rỗi. Bản chất của cân đối các vị trí làm việc chính là phƣơng pháp giao việc đồng đều cho mỗi công nhân trong chuyền để tạo ra sản phẩm với một nhịp độ nhất định.

Cân đối các vị trí làm việc trong chuyền hợp lý giúp giảm tình trạng cơng nhân phải chờ hàng trên chuyền, giảm khả năng ùn tắc hàng trên chuyền, cơng nhân có thể cải thiện kỹ năng làm việc, nâng cao tay nghề và mức độ chuyên nghiệp, đảm bảo năng suất thực tế của chuyền gần với năng suất thiết kế, chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo đồng đều trong suốt quá trình sản xuất, hạn chế sự phát sinh sản phẩm lỗi và giảm thời gian kiểm tra hàng, sửa hàng.

4.1. Nhịp độ sản xuất

Nhịp độ sản xuất là lƣợng thời gian mà mỗi công nhân trên chuyền cần tham gia

vào hoạt động sản xuất để tạo ra một sản phẩm. Lƣợng thời gian này tƣơng đồng với thời gian giữa hai lần đƣa bán thành phẩm vào chuyền hoặc thời gian ra hàng liên tiếp giữa hai sản phẩm.

4.1.1. Cân đối lý tưởng

Cân đối lý tƣởng là mỗi vị trí lao động trong chuyền có sức làm bằng nhịp độ sản xuất. Thời gian phân bố cho mỗi lao động tại mỗi vị trí làm việc trong chuyền khi cân đối lý tƣởng đã bỏ qua tất cả các giá trị thời gian chết. Đây chính là việc mà các chuyền may luôn hƣớng đến.

4.1.2. Sự mất cân đối

Khi ghép bƣớc công việc cho các lao động trong chuyền, cần cân đối thời gian phân bố cho các lao động tƣơng đƣơng nhau. Tuy nhiên, khi sản xuất thực tế trên chuyền, nếu nhận thấy thời gian phân bố cho mỗi lao động tại mỗi vị trí làm việc trên chuyền quá cao hoặc quá thấp so với nhịp độ sản xuất thì đó là sự mất cân đối.

4.2. Phần trăm tải trọng (T)

Khi phân cơng việc cho các lao động tại các vị trí làm việc ta nhận thấy rằng thời gian tƣơng ứng của các lao động không bằng nhau. Để đánh giá mức độ cân đối về sức làm giữa các vị trí làm việc trên dây chuyền ngƣời ta sử dụng điểm chuẩn là phần trăm tải trọng.

Phần trăm tải trọng là tỉ lệ phần trăm giữa sức làm và nhịp độ sản xuất.

Để sản xuất lƣu thông không bị ùn ứ, công nhân khơng phải chờ đợi nhau, thì sự mất cân đối khơng đƣợc phép quá lớn. Thông thƣờng dung sai cho phép từ 5 

10% tùy theo độ phức tạp của sản phẩm và loại dây chuyền sản xuất.

5. Các bƣớc tiến hành thiết kế chuyền 5.1. Viết qui trình may sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế chuyền - điều chuyền (Ngành/Nghề: Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)