Giới thiệu chung về các NHTMCP niêm yết

Một phần của tài liệu Customer satifaction and switching intentions a study of retail banking (Trang 36 - 43)

2.1. Giới thiệu hệ thống các NHTMCP niêm yết

2.1.1. Giới thiệu chung về các NHTMCP niêm yết

Các NHTMC niêm yết trên TTCK Việt nam được nghiên cứu bao gồm NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), NHTMCP Quân đội (MB), NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), NHTMCP Nam Việt (NVB). Hoạt động của ngân hàng sau khi niêm yết khá ổn định, hiệu quả cao. Không chỉ mở rộng về mạng lưới, quy mô tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết cũng được mở rộng đáng kể. Dưới đây là bảng tổng hợp tổng tài sản của 8 NHTMCP niêm yết trong giai đoạn 2007 – 2013.

Bảng 2. 1: Tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết trong giai đoạn 2007 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

NHTM Năm2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

CTG 166.113 193.590 243.785 367.068 460.317 503.193 576.266 VCB 197.363 222.090 255 307.056 368.522 414.242 468.898 STB 63.364 67.469 98.474 141.799 140.137 151.282 160.170 ACB 85.392 105.306 168 202.454 278.856 175.196 166.308 EIB 33.710 48.248 65.448 131.105 183.680 170.201 169.922 MBB 29.623 44.346 69.008 104.434 134.700 173.933 178.785 SHB 12.367 14.381 27.469 51.014 70.963 115.945 143.025 NVB 9.903 10.905 18.690 20.015 22.495 21.584 29.074 Tổng tài sản 597.835 706.336 523.298 1.324.944 1.659.668 1.725.576 1.892.447

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các năm của các NHTM)

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành cơng kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 90 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên tồn quốc, 2 cơng ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phịng đại diện tại nước ngồi, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong năm 2013, một mặt, Vietcombank vẫn luôn nghiêm túc thực hiện các quy định của NHNN, góp phần vào những kết quả đáng ghi nhận của ngành ngân hàng. Mặt khác, Vietcombank cũng đã tiếp tục có sự tăng trưởng tốt, an toàn hoạt động được giữ vững, hiệu quả kinh doanh được đảm bảo. Tính đến thời điểm cuối năm, tổng tài sản của Vietcombank tăng 13,15%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng

11,63%, tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng 13,74% so với cuối 2012, lợi nhuận trước thuế đạt 5.743 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu được kiểm sốt ở mức 2,73% tổng dư nợ.

2.1.1.2. NHTMCP Cơng thương Việt Nam (Vietinbank)

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Vietinbank được Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận niêm yết từ ngày 16/07/2009 với mã chứng khốn CTG. Hiện Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng tồn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Ngồi ra VietinBank cịn có quan hệ với trên 1000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Kết thúc năm tài chính 2013, VietinBank tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Tổng tài sản đạt 576,4 ngàn tỷ đồng, tăng 14,5% so với đầu năm, đạt 108% kế hoạch của Đại hội cổ đông; lợi nhuận trước thuế đạt 7.751 tỷ đồng, đạt 103% so với chỉ tiêu của Đại hội cổ đông giao; tổng nguồn vốn huy động tăng 11,2%; tổng đầu tư, cho vay nền kinh tế tăng 14,7%, trong đó dư nợ tín dụng tăng 13,4% so với năm 2012; nợ xấu giảm mạnh xuống mức 0,82%; các chỉ số ROA và ROE đạt tương ứng là 1,4% và 13,7%; nộp ngân sách trên 4.000 tỷ đồng; cổ tức chi trả 10%. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm qua. Với việc thực hiện thành công tăng vốn điều lệ lên trên 37 ngàn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 54 ngàn tỷ đồng, VietinBank đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.1.1.3. NHTMCP Á Châu (ACB)

ACB đuợc thành lập vào năm 1993. Ngày 21/11/2006, ACB chính thức niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là ACB. Hiện nay, mạng lưới điểm giao dịch của ACB khoảng 84 điểm, tập trung hoạt động chủ yếu ở phía Nam.

Tuy kết quả hoạt động năm 2013 không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/thu nhập xuống cịn khoảng 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về nhân sự, quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước. Tình hình hoạt động ba năm từ 2011 đến 2013 cũng được đánh giá lại và Chiến lược phát triển ACB cũng được điều chỉnh cho giai đoạn 2014 – 2018.

2.1.1.4. NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)

Sacombank được thành lập vào năm 1991, là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Sacombank chính thức giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM từ ngày 12/07/2006 với mã chứng khoán là STB. Kết thúc năm 2013, Sacombank có quy mơ tổng tài sản trên 160 ngàn tỷ đồng, mạng lưới 424 điểm giao dịch tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

2.1.1.5. NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng với địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước gồm Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phịng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh năm 2013 không thuận lợi, Eximbank đã nỗ lực phấn đấu nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, kết quả cụ thể: Tổng tài sản đạt 169.835 tỷ đồng, hoàn thành 85% kế hoạch; Vốn huy động đạt 82.650 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch; Dư nợ cho vay đạt 83.354 tỷ đồng, hoàn thành 97% kế

hoạch; Lợi nhuận trước thuế đạt 828 tỷ đồng, hoàn thành 26% kế hoạch; Tỷ lệ nợ xấu 1,98%.

2.1.1.6. NHTMCP Quân đội (MB)

Với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các Do- anh nghiệp Quân đội, ngày 4/11/1994, MB đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100283873 ngày 30/9/1994 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và Giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14/9/1994 của NHNN Việt Nam. Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, chủ yếu là từ vốn góp của các cổ đơng sáng lập cùng với 25 nhân sự, đến này số vốn điều lệ đã tăng lên 365 lần đạt 7.300 tỷ đồng với hàng vạn cổ đông cùng hơn 4.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại MB.

MB với những bước đi vững chắc đã và đang chiếm được sự tin cậy của các cổ đông, các nhà đầu tư và khách hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, nhìn chung MB vẫn duy trì được nhịp độ, tận dụng tốt các thời cơ để phát triển mạnh mẽ và liên tục trong các năm 2009 – 2013, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đại hội đồng cổ đông đề ra. Cụ thể: Tăng trưởng dư nợ cao hơn tốc độ trung bình ngành từ 1,5 lần đến 2 lần và tăng trưởng bình qn lên tới 43,57%. Thị phần tín dụng tăng từ 1, 52% lên 2,55% năm 2013. Tổng tài sản của MB cuối năm 2013 đạt hơn 180 nghìn tỷ đồng, lớn nhất trong các NHTM cổ phần (khơng tính các NHTM cổ phần có vốn nhà nước). MB đã có mạng lưới rộng khắp với 208 điểm giao dịch khơng chỉ trong nước mà cịn phát triển sang 02 quốc gia láng giềng là Lào và Campuchia.

2.1.1.7. NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993.

Năm 2013 là năm đầu tiên SHB hoạt động trên nền tảng vừa nhận sáp nhập ngân hàng HBB. Do đó ngay từ đầu năm, ưu tiên hàng đầu là ổn định bộ máy, tổ

chức, hoạt động an toàn, kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên nhiều lợi thế của SHB sau sáp nhập đã được khai thác, phát huy và từng bước thu được những kết quả khả quan như huy động vốn từ tổ chức và cá nhân đạt trên 108 nghìn tỷ đồng tăng 31,3% so với cuối năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 849,8 tỷ đồng, nợ xấu 4,06%. Nhiều chi nhánh của HBB cũ đang từ kinh doanh thua lỗ, nợ xấu cao đã chuyển sang kinh doanh ổn định, có lãi, tích cực xử lý nợ xấu có hiệu quả.

2.1.1.8. NHTMCP Nam Việt (Navibank)

Ngân hàng TMCP Nam Việt, tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên, đã được thành lập theo Giấy phép số 0057/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 18/09/1995, sau đó đăng ký thay đổi lần thứ tư số 4103005193 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp vào ngày 28/02/2009.

Hơn 18 năm hoạt động từ một ngân hàng nông thôn chuyển đổi thành ngân hàng thương mại, Navibank đã có sự phát triển vượt bậc với 91 điểm giao dịch trên các thành phố, các tỉnh thành và đội ngũ hơn 1.500 cán bộ nhân viên. Tuy vậy, mơ hình hoạt động của Navibank đã khơng cịn phù hợp với mơi trường kinh tế thay đổi từng ngày, với tình hình khủng hoảng và với nhu cầu thay đổi nhanh chóng của chính Ngân hàng. Do vậy, Navibank cần phải thay đổi, phải tái cấu trúc để thích ứng với tình hình mới. Trong năm 2013 Navibank đã có các chuyển biến quan trọng với việc thay đổi cơ cấu tổ chức và mơ hình quản trị. Hội đồng quản trị đã thành lập và đưa vào hoạt động các ủy ban, hội đồng chuyên trách. Cơ cấu tổ chức thay đổi với việc phân chia rõ ràng các khối kinh doanh, các khối quản trị và hỗ trợ, tăng cường khả năng quản trị rủi ro của hệ thống. Các chương trình kinh doanh được triển khai hàng loạt với sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống bước đầu đã mang lại kết quả tích cực. Tổng tài sản tăng 34%, huy động tăng 20%, dư nợ tăng 4,6%, lợi nhuận tăng hơn 7 lần so với năm 2012.

2.1.2. Những thuận lợi của các NHTMCP niêm yết trên TTCK

2.1.2.1. Huy động được lượng vốn lớn khi có nhu cầu

TTCK là kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp thông qua việc niêm yết và chào bán cổ phiếu trên thị trường. Các doanh nghiệp có nhu cầu

vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh có thể phát hành thêm chứng khốn ra công chúng để nhằm huy động lượng vốn mà doanh nghiệp cần. Khi niêm yết trên TTCK, NHTMCP có tính minh bạch cao, quản lý tốt rủi ro, với mức lợi nhuận hàng năm khá cao như vậy, cổ phiếu ngân hàng sẽ hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư trên TTCK cả nhà đầu tư lớn lẫn các nhà đầu tư nhỏ. Qua TTCK, NHTMCP niêm yết sẽ phát hành thêm cổ phiếu, huy động mọi nguồn vốn của nhà đầu tư, của mọi đối tượng tham gia thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng nguồn lực tài chính khi mà các cổ đơng hiện hữu khơng tích luỹ vốn theo kịp với đà tăng vốn của ngân hàng.

2.1.2.2. Quảng bá thương hiệu

Hiện nay, tần suất và mật độ thông tin về TTCK, đơn vị niêm yết, tình hình hoạt động của các đơn vị niêm yết,…khá dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, các trang web trong và ngoài nước, các bản tin nội bộ các cơng ty chứng khốn,…Do vậy, NHTMCP niêm yết cũng sẽ được quảng bá thương hiệu của mình một cách rộng rãi và miễn phí. Khi tham gia niêm yết, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn được cập nhật. Kết quả kinh doanh tốt sẽ tạo niềm tin cho hệ khách hàng và nhà đầu tư và đây là cơ hội để NHTMCP niêm yết đánh bóng thương hiệu, và hình ảnh ngân hàng trở nên gần gũi hơn với cơng chúng.

2.1.2.3. Tăng uy tín của ngân hàng đối với các tổ chức tài chính

Trong giai đoạn hội nhập, các ngân hàng thường có mối liên kết rất chặt chẽ thông qua mạng lưới đại lý. Các ngân hàng lớn, các ngân hàng bán buôn xem các ngân hàng nhỏ là các khách hàng thân thuộc của mình, chăm sóc đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tổ chức đánh giá tín nhiệm để cấp hạn mức tín dụng, tìm đối tác kinh doanh,…Do vậy nếu thơng tin của một ngân hàng nào minh bạch, công khai sẽ được các định chế tài chính khác quan tâm. Một NHTMCP được niêm yết trên TTCK là một trong những điều kiện tốt để xây dựng niềm tin cho các đối tác mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh. Việc tham gia niêm yết trên TTCK cịn góp phần tăng thêm uy tín của ngân hàng đối với các tổ chức tài

chính quốc tế, tổ chức đánh giá xếp hạng ngân hàng, các định chế tài chính quốc tế thường ưu tiên lựa chọn các NHTMCP niêm yết vì tính minh bạch và tình hình tài chính lành mạnh làm đối tác chiến lược.

Một phần của tài liệu Customer satifaction and switching intentions a study of retail banking (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w