(Đơn vị: tỷ đồng) NHTM Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu Năm 2010 Năm 2013 Vietinbank (CTG) 15.172 37.234 53.294 Vietcombank (VCB) 17.588 23.174 42.386 Sacombank (STB) 10.852 12.425 16.703 Á Châu (ACB) 9.377 9.377 12.265 Eximbank (EIB) 10.560 12.355 14.662 Quân đội (MBB) 7.300 11.256 14.976 Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 3.498 8.866 10.308 Navibank (NVB) 1.820 3.010 3.203
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên của các NHTM trên)
Qua bảng số liệu cho thấy các NHTMCP niêm yết đã đạt được mức vốn điều lệ lớn hơn vốn pháp định cần thiết từ trước năm 2010. Mặc dù không chịu nhiều áp lực như các ngân hàng nhỏ nhưng các NHTMCP niêm yết vẫn không ngừng gia
tăng vốn điều lệ để tăng cường khả năng hoạt động của mình. Tăng vốn điều lệ là cần thiết, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để thực thi được kế hoạch này hoàn tồn khơng dễ. Giá cổ phiếu giảm, việc phát hành gặp khó khăn, trong khi áp lực hợp nhất sáp nhập các ngân hàng nhỏ ngày càng nóng nên khó thu hút nhà đầu tư tham gia. Mặt khác, cuộc đua tăng vốn điều lệ đã từng tạo ra sở hữu chéo và trình độ quản trị ngân hàng không lớn cùng tỷ lệ vốn tăng. Do vậy tăng vốn điều lệ phải đi kèm với sự thay đổi năng lực quản trị, trình độ nguồn nhân lực để đảm bảo tăng vốn một cách bền vững.
2.2.2.2. Hệ số CAR
Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay thế Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính tốn đã từng bước tiếp cận Basel II. Hầu hết các ngân hàng đều có mức CAR cao hơn nhiều so với mức tối thiểu.
Cuối năm 2012 trở lại đây, cùng với những khó khăn của thị trường, CAR của hệ thống NHTMCP niêm yết có xu hướng giảm.