NHTM Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Vietinbank (CTG) 5,8% 6,6% 5,2% Vietcombank (VCB) 3,7% 6,2% 9,0% Sacombank (STB) 8,3% 21,0% 18,0% Á Châu (ACB) 11,1% 19,2% 13,7% Eximbank (EIB) 10,8% 17,8% 20,3% Quân đội (MBB) 7,4% 5,6% 3,1% Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 6,1% 1,1% 0,9% Navibank (NVB) 5,9% 4,8% 7,7% Trung bình 7,4% 10,3% 9,8%
(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 của các Ngân hàng)
STB, ACB và EIB là những NHTMCP niêm yết có tính thanh khoản tốt nhất, các chỉ số tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD/tiền gửi khách hàng và chỉ số trạng thái tiền mặt H3 đều ở mức cao, thể hiện các NHTM này có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn (ở đây là tiền gửi khách hàng) tốt hơn các NHTM khác. Trong khi đó, SHB tiếp tục thể hiện khả năng thanh khoản kém khi chỉ số tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD năm 2009 chỉ ở mức 0,9%. Trong trường hợp khách hàng rút tiền ồ ạt, NHTM này sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản rất lớn.
Theo Quyết định Số: 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN thì tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các ngân hàng thương mại là 40%. Sau đó đến thơng tư số 15/2009/TT- NHNN thì tỷ lệ này giảm 10% xuống cịn 30%. Nhìn chung các NHTMCP niêm yết đã thực hiện tốt quy định của NHNN, tuy nhiên ở một số ngân hàng, tỷ lệ này ở mức rất cao, gần sát so với quy định (như CTG năm 2007 là 38,9%, STB năm 2008 là 31, 48%). Ngược lại, có một số ngân hàng cân đối kỳ hạn vốn rất tốt, không phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn như ACB và EIB (tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trong giai đoạn này ln được duy trì ở mức 0%).
Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn 2007 - 2009, do sự bất ổn từ thị trường tài chính, tiền tệ, khả năng thanh khoản của các NHTMCP niêm yết cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù các NHTMCP niêm yết đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng và vẫn bảo đảm khả năng thanh khoản, các chỉ số thanh khoản ở từng ngân hàng có thể khác nhau do định hướng phát triển và quan niệm về rủi ro của từng ngân hàng khác nhau, nhưng nhìn chung các ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu lớn có khả năng kiểm sốt rủi ro thanh khoản tốt hơn là các NHTMCP có quy mơ nhỏ (SHB, NVB). Điều đó cho thấy việc tăng vốn điều lệ là hết sức quan trọng đối với sự phát triển lâu dài, bền vững của các NHTM.
2.2.2. Rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2010 - 2013
Giai đoạn 2010 – 2012 nền kinh tế toàn cầu mặc dù đã thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chưa hồn tồn hồi phục, thêm vào đó, lại xuất hiện nhiều nguy cơ mới: khủng hoảng nợ công ở các quốc gia châu Âu, lạm phát cao ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi,..Tình hình lạm phát, lãi suất, tỷ giá trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh chung ấy, ngân hàng lại phải chịu nhiều áp lực cùng một lúc, như phải tín dụng tăng trưởng cao, chạy đua tăng vốn pháp định, tăng tổng tài sản, vốn đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả; nợ xấu khó thu hồi…Tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ngân hàng năm 2010 là 29,81% trong khi tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế chỉ đạt 27,2% dẫn đến mất cân đối nguồn. Trong năm 2010, mặt bằng được đẩy lên tới 14%/năm, lãi suất
qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng, có thời điểm lên tới 20%/năm. Đặc biệt là thời điểm cuối năm 2011, là thời điểm nhu cầu rút tiền mặt cho chi tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế tăng cao, các ngân hàng phải chạy đua huy động để cứu thanh khoản, lãi suất trả cho người gửi tiền đã lên tới 18%, có một số ngân hàng phải trả tới 23% cho các khoản tiền gửi ngắn hạn,..
Những tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Trước những khó khăn thách thức từ mơi trường bên trong và bên ngoài nền kinh tế, với chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, NHNN đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp chính sách tài khố thắt chặt, chính sách tỷ giá hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối. Theo đó, thanh khoản của hệ ngân hàng được cải thiện. Tỷ lệ tín dụng VND/huy động vốn VND được cải thiện rõ rệt, từ mức trên 100% vào tháng 01/2012 xuống dưới 99% đến ngày 25/10/2012. Lãi suất với các kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm dần, đặc biệt là từ tháng 9/2012, lãi suất giảm mạnh đối với tất cả các kỳ hạn. Những tháng cuối năm 2012, tình hình thanh khoản đã có nhiều thay đổi sau khi 5 TCTD được tái cơ cấu trọn vẹn. Kết quả là tiền gửi hệ thống ngân hàng vẫn tăng khoảng 16%, thanh khoản ngân hàng dồi dào, giải quyết được vấn đề nhức nhối bấy lâu nay của hệ thống ngân hàng.
Năm 2013, kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu vực đồng Euro và hầu hết các nước trong khu vực. Ở trong nước, mặc dù một số cân đối vĩ mơ có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn kho vẫn cịn cao, tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết. Trước tình hình đó, ngày 07 tháng 01 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội cả năm. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013, trong đó đề ra chỉ tiêu định hướng tổng phương tiện thanh tốn tăng 14 – 16%, tín dụng tăng khoảng 12%. Nhờ bám sát nhiệm vụ và giải pháp tại chỉ thị 01 mà toàn hệ thống ngân hàng, từ các đơn vị Ngân hàng nhà nước đến các Tổ chức tín dụng đã đạt được nhiều kết quả khả quan: Thanh khoản của hệ thống được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả; số dư tiền gửi của dân cư vẫn duy trì ổn định; số dư tiền gửi của các TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm 10% - 11%/năm so với đầu năm 2012 và ổn định ở mức thấp, khơng cịn tình trạng căng thẳng về thanh khoản, đẩy lãi suất lên cao như trước. Hơn thế, các TCTD đã mua lại một lượng lớn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại danh mục đầu tư và dự phòng thanh khoản. Mặc dù cải thiện rõ rệt, song tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2013, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng nhìn nhận: tình hình thanh khoản của các TCTD vẫn còn chưa thực sự bền vững, vẫn cịn một số TCTD vẫn cịn gặp khó khăn về thanh khoản, dẫn đến tình trạng chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định trần lãi suất huy động của NHNN.
Như vậy, có thể nói các NHTM nói chung trong giai đoạn 2010 – 2013 đã chú trọng hơn trong việc quản trị rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống, tuy nhiên rủi ro thanh khoản vẫn rình rập. Đối với các NHTMCP niêm yết nói riêng, là những ngân hàng đã giữ vững thanh khoản trong giai đoạn khủng hoảng thanh khoản toàn hệ thống năm 2007 – 2009, thì việc duy trì tốt trạng thái thanh khoản trong giai đoạn 2010 – 2013 và các năm tiếp theo tiếp tục là một nhiệm vụ quan trọng.
Theo quy định của Chính phủ, đến năm 2010 các TCTD phải tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2010, có tới 18/23 ngân hàng chưa hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ. Nguyên nhân là do bối cảnh nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và thị trường tài chính trong nước có nhiều biến động đã dẫn đến thị trường chứng khoán trong suốt một thời gian dài hoạt động cầm chừng, trong khi nhiều ngân hàng cùng tăng vốn một lúc, làm cho cổ phiếu ngân hàng khơng cịn hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đối với các NHTMCP niêm yết, dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định của Chính phủ, đến nay, các NHTMCP niêm yết khơng chỉ thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, mà trong đó một số ngân hàng cịn có số vốn điều lệ vượt xa so với quy định như: Vietcombank, Viettinbank, ACB....