2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại các
2.2.2. Rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2010-2013
Giai đoạn 2010 – 2012 nền kinh tế toàn cầu mặc dù đã thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chưa hồn tồn hồi phục, thêm vào đó, lại xuất hiện nhiều nguy cơ mới: khủng hoảng nợ công ở các quốc gia châu Âu, lạm phát cao ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi,..Tình hình lạm phát, lãi suất, tỷ giá trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh chung ấy, ngân hàng lại phải chịu nhiều áp lực cùng một lúc, như phải tín dụng tăng trưởng cao, chạy đua tăng vốn pháp định, tăng tổng tài sản, vốn đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả; nợ xấu khó thu hồi…Tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ngân hàng năm 2010 là 29,81% trong khi tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế chỉ đạt 27,2% dẫn đến mất cân đối nguồn. Trong năm 2010, mặt bằng được đẩy lên tới 14%/năm, lãi suất
qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng, có thời điểm lên tới 20%/năm. Đặc biệt là thời điểm cuối năm 2011, là thời điểm nhu cầu rút tiền mặt cho chi tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế tăng cao, các ngân hàng phải chạy đua huy động để cứu thanh khoản, lãi suất trả cho người gửi tiền đã lên tới 18%, có một số ngân hàng phải trả tới 23% cho các khoản tiền gửi ngắn hạn,..
Những tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Trước những khó khăn thách thức từ mơi trường bên trong và bên ngồi nền kinh tế, với chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, NHNN đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp chính sách tài khố thắt chặt, chính sách tỷ giá hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ, ổn định cán cân thanh tốn quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối. Theo đó, thanh khoản của hệ ngân hàng được cải thiện. Tỷ lệ tín dụng VND/huy động vốn VND được cải thiện rõ rệt, từ mức trên 100% vào tháng 01/2012 xuống dưới 99% đến ngày 25/10/2012. Lãi suất với các kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm dần, đặc biệt là từ tháng 9/2012, lãi suất giảm mạnh đối với tất cả các kỳ hạn. Những tháng cuối năm 2012, tình hình thanh khoản đã có nhiều thay đổi sau khi 5 TCTD được tái cơ cấu trọn vẹn. Kết quả là tiền gửi hệ thống ngân hàng vẫn tăng khoảng 16%, thanh khoản ngân hàng dồi dào, giải quyết được vấn đề nhức nhối bấy lâu nay của hệ thống ngân hàng.
Năm 2013, kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu vực đồng Euro và hầu hết các nước trong khu vực. Ở trong nước, mặc dù một số cân đối vĩ mơ có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn kho vẫn cịn cao, tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết. Trước tình hình đó, ngày 07 tháng 01 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội cả năm. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an tồn, hiệu quả năm 2013, trong đó đề ra chỉ tiêu định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng 14 – 16%, tín dụng tăng khoảng 12%. Nhờ bám sát nhiệm vụ và giải pháp tại chỉ thị 01 mà toàn hệ thống ngân hàng, từ các đơn vị Ngân hàng nhà nước đến các Tổ chức tín dụng đã đạt được nhiều kết quả khả quan: Thanh khoản của hệ thống được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả; số dư tiền gửi của dân cư vẫn duy trì ổn định; số dư tiền gửi của các TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm 10% - 11%/năm so với đầu năm 2012 và ổn định ở mức thấp, khơng cịn tình trạng căng thẳng về thanh khoản, đẩy lãi suất lên cao như trước. Hơn thế, các TCTD đã mua lại một lượng lớn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại danh mục đầu tư và dự phòng thanh khoản. Mặc dù cải thiện rõ rệt, song tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2013, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng nhìn nhận: tình hình thanh khoản của các TCTD vẫn cịn chưa thực sự bền vững, vẫn còn một số TCTD vẫn cịn gặp khó khăn về thanh khoản, dẫn đến tình trạng chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định trần lãi suất huy động của NHNN.
Như vậy, có thể nói các NHTM nói chung trong giai đoạn 2010 – 2013 đã chú trọng hơn trong việc quản trị rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống, tuy nhiên rủi ro thanh khoản vẫn rình rập. Đối với các NHTMCP niêm yết nói riêng, là những ngân hàng đã giữ vững thanh khoản trong giai đoạn khủng hoảng thanh khoản tồn hệ thống năm 2007 – 2009, thì việc duy trì tốt trạng thái thanh khoản trong giai đoạn 2010 – 2013 và các năm tiếp theo tiếp tục là một nhiệm vụ quan trọng.
Theo quy định của Chính phủ, đến năm 2010 các TCTD phải tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2010, có tới 18/23 ngân hàng chưa hồn thành tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ. Nguyên nhân là do bối cảnh nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và thị trường tài chính trong nước có nhiều biến động đã dẫn đến thị trường chứng khoán trong suốt một thời gian dài hoạt động cầm chừng, trong khi nhiều ngân hàng cùng tăng vốn một lúc, làm cho cổ phiếu ngân hàng khơng cịn hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đối với các NHTMCP niêm yết, dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định của Chính phủ, đến nay, các NHTMCP niêm yết khơng chỉ thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, mà trong đó một số ngân hàng cịn có số vốn điều lệ vượt xa so với quy định như: Vietcombank, Viettinbank, ACB....
Bảng 2. 6: Vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2010- 2013
(Đơn vị: tỷ đồng) NHTM Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu Năm 2010 Năm 2013 Vietinbank (CTG) 15.172 37.234 53.294 Vietcombank (VCB) 17.588 23.174 42.386 Sacombank (STB) 10.852 12.425 16.703 Á Châu (ACB) 9.377 9.377 12.265 Eximbank (EIB) 10.560 12.355 14.662 Quân đội (MBB) 7.300 11.256 14.976 Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 3.498 8.866 10.308 Navibank (NVB) 1.820 3.010 3.203
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên của các NHTM trên)
Qua bảng số liệu cho thấy các NHTMCP niêm yết đã đạt được mức vốn điều lệ lớn hơn vốn pháp định cần thiết từ trước năm 2010. Mặc dù không chịu nhiều áp lực như các ngân hàng nhỏ nhưng các NHTMCP niêm yết vẫn không ngừng gia
tăng vốn điều lệ để tăng cường khả năng hoạt động của mình. Tăng vốn điều lệ là cần thiết, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để thực thi được kế hoạch này hoàn tồn khơng dễ. Giá cổ phiếu giảm, việc phát hành gặp khó khăn, trong khi áp lực hợp nhất sáp nhập các ngân hàng nhỏ ngày càng nóng nên khó thu hút nhà đầu tư tham gia. Mặt khác, cuộc đua tăng vốn điều lệ đã từng tạo ra sở hữu chéo và trình độ quản trị ngân hàng không lớn cùng tỷ lệ vốn tăng. Do vậy tăng vốn điều lệ phải đi kèm với sự thay đổi năng lực quản trị, trình độ nguồn nhân lực để đảm bảo tăng vốn một cách bền vững.
2.2.2.2. Hệ số CAR
Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay thế Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính tốn đã từng bước tiếp cận Basel II. Hầu hết các ngân hàng đều có mức CAR cao hơn nhiều so với mức tối thiểu.
Cuối năm 2012 trở lại đây, cùng với những khó khăn của thị trường, CAR của hệ thống NHTMCP niêm yết có xu hướng giảm.
Bảng 2. 7: Hệ số CAR tại các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2010-2013
NHTM Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vietinbank (CTG) 8,02 % 10,57% 10,33% 13,17% Vietcombank (VCB) 9% 11,14% 14,83% 13,13% Sacombank (STB) 9,97% 11,66% 9,53% 10,22% Á Châu (ACB) 10,6% 9,24% 11,2% 14,66% Eximbank (EIB) 17,79% 12,94% 16,38% 14,47% Quân đội (MBB) 11,6% 9,59% 11,15% 11% Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 13,81% 13,37% 14,18% 12,38% Navibank (NVB) 19,47% 17,18% 19,09% 16,03% Trung bình 12,53% 11,96% 13,34% 13,13%
(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của các NHTM trên từ năm 2010-2013)
14.00% 12.00% 10.00% 2010 2011 2012 2013 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% .00% CTG VCB STB ACBEIB MBB SHB NVB Trung bình
2012 xuống cịn 13,13 năm 2013. Trong đó có tới 5/8 ngân hàng có chỉ số này giảm so với năm 2012.
2.2.2.3. Chỉ số về trạng thái tiền mặt H3
Biểu đồ 2. 8: Chỉ số H3 tại các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2010-2013
(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của các NHTM trên từ năm 2010-2013)
Nhìn biểu đồ ta thấy, trừ VCB có tỷ lệ trạng thái tiền mặt có xu hướng tăng, các NHTM cịn lại đều có xu hướng giảm. Tính chung tỷ lệ trạng thái tiền mặt của 8 NHTM đã giảm hơn 50%, từ 7,4% năm 2010 xuống chỉ còn 3,1% trong năm 2013.
Xu hướng H3 đều giảm ở các ngân hàng trong năm 2012 nguyên nhân là do Quyết định số 21/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/9/2012 quy định các TCTD chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dưới một năm, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh tốn. Điều này dẫn đến khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác của các ngân hàng giảm mạnh khiến cho hệ số H3 giảm theo. Tuy nhiên xét ở từng ngân hàng thì chỉ số này có những biến động khác nhau.
VCB là NHTM có khả năng thanh khoản tốt nhất thể hiện qua chỉ số trạng thái tiền mặt ở mức cao và có xu hướng tăng. Chỉ số H3 của CTG và MBB lại thấp nhất, trong khi tài sản Có của hai ngân hàng này vẫn tăng đều qua các năm, theo đó khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời cũng ảnh hưởng. MBB trong năm 2013 đã tích cực cải thiện chỉ số H3 bằng cách tăng lượng tiền gửi tại các TCTD
khác lên tới 7 lần. Trong khi đó STB, ACB và EIB đều có chung xu hướng giảm mạnh chỉ số H3 trong năm 2013 về mức thấp hơn mức trung bình của các NHTM được xem xét. Tổng tài sản Có năm 2013 của các NHTM này đều giảm so với năm 2012, trong đó tiền mặt tại quỹ sụt giảm quá mạnh (trung bình giảm đến 72%), trong khi vốn huy động ngày càng tăng làm tăng rủi ro thanh khoản.
SHB và NVB là hai ngân hàng có quy mơ nhỏ hơn so với các NHTM cịn lại và có đặc điểm chung là chỉ số H3 năm 2010 ở mức rất cao so với mức trung bình, nhưng năm 2012 và 2013 lại sụt giảm mạnh và thấp hơn so với mặt bằng chung. Xem xét các khoản mục tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD cho thấy tỷ trọng tiền gửi tại các TCTD chiếm tỷ trọng lớn và nguyên nhân H3 giảm chủ yếu là do tiền gửi tại các TCTD giảm, trong khi đó tiền gửi, tiền vay tại các TCTD khác ngày càng tăng, cho thấy sự tự chủ về dịng vốn có tính thanh khoản cao của hai NHTM này khá thấp và tiềm ẩn rủi ro thanh khoản cao.
2.2.2.4. Chỉ số năng lực cho vay H4
Bảng 2. 8: Chỉ số H4 tại các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2010 - 2013
NHTM Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vietinbank (CTG) 62,7% 62,8% 65,2% 64,5% Vietcombank (VCB) 55,4% 55,0% 56,6% 56,8% Sacombank (STB) 54,0% 55,4% 61,3% 66,5% Á Châu (ACB) 42,8% 36,5% 57,3% 62,9% Eximbank (EIB) 47,1% 40,3% 43,7% 48,6% Quân đội (MBB) 43,1% 42,7% 42,2% 48,5% Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 47,1% 40,6% 48,0% 52,7% Navibank (NVB) 53,2% 56,7% 58,7% 45,6% Trung bình 50,7% 48,8% 54,1% 55,8%
(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của các NHTM trên từ năm 2010-2013)
Theo bảng số liệu trên, nhìn chung hoạt động chủ yếu của các NHTM vẫn là hoạt động tín dụng: chỉ số H4 trung bình các năm đều trên 50% (trừ năm 2011), có
nghĩa, tính trung bình các khoản tín dụng chiếm trên 50% trong tổng tài sản “Có” của các ngân hàng. Năm 2011 chỉ số H4 trung bình của các NHTM ở mức 49%, trong đó ACB, EIB và SHB là các NHTM có chỉ số H4 giảm nhiều nhất. Xem xét BCTC của các ngân hàng này cho thấy, chỉ số H4 giảm chủ yếu do tốc độ tăng tài sản Có lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.
CTG và VCB là hai NHTM có chỉ số H4 ổn định nhất, thể hiện tăng trưởng tài sản Có đi đơi với tăng trưởng tín dụng và giữ được cơ cấu tài sản ổn định. Tuy nhiên chỉ số H4 của CTG khá cao so với mức trung bình, tiềm ẩn khả năng tăng mức độ rủi ro thanh khoản khi chất lượng tín dụng giảm sút. Trong khi đó, ACB là NHTM có chỉ số H4 biến động nhất: giảm trong năm 2011 và tăng mạnh trong năm 2012 và 2013 do tổng tài sản Có giảm (chủ yếu giảm ở các khoản mục tiền mặt, tiền gửi NHNN và tiền gửi, cho vay các TCTD), trong khi dư nợ cho vay tăng nhẹ. Đây là xu hướng không tốt và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng khi tài sản Có giảm chủ yếu ở các khoản mục tài sản có tính thanh khoản cao, trong khi tỷ lệ nợ xấu của ACB liên tục tăng, từ 0,88% năm 2011 lên 2,46% năm 2012 và 3% năm 2013.
Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản của MBB trung bình từ năm 2009 đến nay đạt 44,1% và đạt mức cao nhất là 48,5% vào năm 2013. So với mặt bằng chung của các ngân hàng đang niêm yết trên sàn (55,8%) thì tỷ lệ này của MBB vẫn khá thấp, cho thấy thanh khoản của MBB vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, các tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay của MBB có tính lỏng thấp chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản (bất động sản và động sản chiếm 90%). Do đó, trong điều kiện nền kinh tế vẫn cịn gặp khó khăn, ngân hàng phải có chính sách kiểm sốt tốt rủi ro, đảm bảo thanh khoản.
2010 2011 2012 2013 004% 003% 002% 001% 000% 000 003% 003% 002% 002% 001% 001%
CTG VCB STB ACB EIB MBB SHB NVB Trung bình
Biểu đồ 2. 9: Tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2010-2013 2013 009% 008% 007% 006% 006% 005% 004%
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên của các NHTM trên)
Biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu ở các NHTMCP niêm yết có xu hướng tăng: đặc biệt tăng cao trong năm 2012 và tiếp tục tăng trong năm 2013 (trừ CTG và STB).
Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng năm 2012 tăng đột biến từ mức 1,57% năm 2011 lên 3,23% do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, hàng tồn kho gia tăng dẫn đến tình hình nợ xấu gia tăng trong tồn hệ thống ngân hàng. Trong đó cá biệt có trường hợp SHB, tỷ lệ nợ xấu tăng gấp 4 lần do sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB). Tuy nhiên ngân hàng này đã có những nỗ lực và đạt được kết quả nhất định trong việc giải quyết nợ xấu, đến cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ cịn 4,35%. NVB