2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại các
2.2.1. Rủi ro thanh khoản trong giai đoạn 2007-2009
Năm 2007, sau một năm trở thành thành viên của WTO, nền kinh tế nước ta đã khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48% - cao nhất trong vòng 10 năm trở lại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn ODA huy động đã đạt mức kỷ lục mới…Trong năm 2007, tổng vốn đăng ký FDI đạt 21,3 tỷ USD, tăng 77,9% so với năm 2006 và tới 2008, tăng lên tới 71,7 tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với năm 2007. Ngoài ra nền kinh tế Việt Nam cịn đón nhận một lượng cung tiền lớn từ các khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài và các khoản kiều hối, đầu tư khác, gây sức ép tăng giá đồng nội tệ. Với chính sách duy trì tỷ giá hối đối gần như cố định, NHNN đã buộc phải mua vào một lượng lớn ngoại tệ: chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, NHNN đã bơm khoảng 112.000 tỷ VND ra lưu thông thông qua việc mua vào 7 tỷ USD. Trong khi đó, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế không hiệu quả nên sự gia tăng cung tiền đã làm lạm phát năm 2007 gia tăng lên mức hai con số 12,63% và trầm trọng hơn vào năm 2008 với mức 20%. Lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản và giảm sút chất lượng đầu tư trong những tháng đầu năm, giá lương thực và năng lượng thế giới tăng cao khiến chính sách tiền tệ phải thực hiện theo hướng thắt chặt để góp phần hạ nhiệt tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản, kiềm chế lạm phát và cắt giảm thâm hụt thương mại. Theo đó, hệ thống NHTM Việt Nam đã trải qua một khoảng thời gian nhiều biến động trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009.
Đầu năm 2008, để ổn định nền kinh tế vĩ mô, NHNN đã thực hiện một loạt các biện pháp trong một thời gian khá ngắn nhằm thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát: phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với 41 NHTM (ngày 15/02/2008), tuy nhiên các tín phiếu này khơng được giao dịch trên thị trường mở; Tăng lãi suất cơ bản từ 8.25% (01/01/2008) lên 14% (11/06/2008) nhằm nâng lãi suất trong toàn bộ nền kinh tế; Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các NHTM: từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND khơng kì hạn và dưới 12 tháng, từ 2% lên 4% đối với
lãi suất cơ bản lãi suất tái chiết khấu lãi suất tái cấp vốn 15 14 13 12 13 8.75 8.25 7.5 11 7.5 6 6
ngày 01/01 ngày 01/02 ngày 19/05 ngày 11/06
tiền gửi VND từ 12-24 tháng…Sự thắt chặt tiền tệ đã tác động mạnh mẽ đến thanh khoản của các NHTM, vốn đã thiếu thanh khoản từ cuối 2007.
Biểu đồ 2. 1: Các mức lãi suất chủ chốt từ 01/01/2008 đến 11/06/2008
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thơng cáo báo chí của NHNN)
Thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam. Vốn VND trở nên cực kỳ khan hiếm, trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà khơng có người cho vay. Các NHTM do khơng huy động kịp vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng quá nhanh và mua tín phiếu kho bạc bắt buộc nên phải vay nóng trên thị trường liên ngân hàng để tránh mất thanh khoản, đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao. Lãi suất huy động giai đoạn này được đẩy lên tới 14%/năm, lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm…Để đối phó với tình trạng chạy đua lãi suất, NHNN đã ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 quy định mức trần lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, có nghĩa là các NHTM khơng được huy động cao hơn trần lãi suất cho vay, lúc đó là khoảng 13,125%. Tuy nhiên với tình hình lạm phát tăng cao, NHNN đã phải tăng lãi suất cơ bản đột biến từ 8,75% lên 12% trong ngày 19/05/2008, rồi lên 14% vào ngày 11/06/2008. Theo đó, lãi suất huy động của các NHTM tiếp tục tăng, và đến cuối tháng 6/2008 lên tới 18% - 20%, gần với mức trần theo quy định của NHNN. Nhận thức rõ những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng thanh khoản 2007-2008, NHNN đã kịp
lãi suất cơ bản lãi suất tái chiết khấu lãi suất tái cấp vốn 15 14 13 14 12 13 11 12 13 11 9.5 12 10 11 10 8.5 9 7.5
Ngày 11/6 ngày 21/10 ngày 05/11ngày 21/11 ngày 05/12ngày 22/12
thời có những chính sách điều chỉnh để bình ổn thị trường, hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM: Hạ lãi suất cơ bản từ tháng 7/2008, nhằm hạ mặt bằng lãi suất chung trong nền kinh tế; Giảm dần tỷ lệ dự trữ bắt buộc; Tăng lãi suất tín phiếu kho bạc bắt buộc từ 13% lên 16%.
Biểu đồ 2. 2: Các mức lãi suất chủ chốt từ 11/06/2008 đến 22/12/2008
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thơng cáo báo chí của NHNN)
Nhờ những điều chỉnh hợp lý trên, tình hình căng thẳng thanh khoản của các NHTM đã dần được giảm bớt, và đi vào ổn định. Ngày 30.9.2008, lần đầu tiên trong năm 2008, lãi suất cho vay VND kỳ hạn 1 ngày trên thị trường liên ngân hàng thấp nhất, chỉ còn 8%/năm (giảm hơn 30% so mức lãi suất thời điểm cao nhất trong những tháng đầu năm 2008). Đến tháng 12 năm 2008 khi vốn khả dụng của ngân hàng khơng cịn khan hiếm thì các mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, nơi các ngân hàng vay nợ lẫn nhau vẫn thấp hơn so với lãi suất ngân hàng cho vay khách hàng. Thực tế này chứng tỏ các ngân hàng dồi dào vốn, khơng có nhu cầu vay mượn lẫn nhau. Như vậy, trong giai đoạn 2007-2009, các NHTM Việt Nam đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản thực sự, để lại những hậu quả khơng tốt cho nền kinh tế. Nhờ chính sách kịp thời của NHNN, lãi suất huy động và cho vay cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, tiền gửi dân cư không cịn tính ổn định như những năm trước, kỳ vọng lãi suất cơ bản tăng cộng lo ngại lạm phát cao và chờ đợi những cơ hội đầu tư khác, khiến người gửi chỉ chọn
kỳ hạn ngắn...khiến các NHTM nói chung vẫn ln ở trong tình trạng căng thẳng về nguồn vốn.
Đối mặt với những tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và yêu cầu phải thực thi nghiêm ngặt chính sách tiền tệ thắt chặt để góp phần kiềm chế lạm phát trong những tháng đầu năm 2008, các NHTMCP niêm yết không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi những biến động khó lường của thị trường (lãi suất - tỷ giá - thanh khoản), những khó khăn trong quản lý rủi ro tín dụng, theo đó là xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thanh khoản.
2.2.1.1. Vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục vốn pháp định của các TCTD, trong đó mức vốn pháp định áp dụng cho NHTM đến cuối năm 2008 là 1000 tỷ đồng và đến cuối năm 2010 là 3000 tỷ đồng. Thực hiện nghiêm túc nghị định của Chính phủ, các NHTMCP niêm yết đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng vốn điều lệ trong giai đoạn từ 2007 – 2009.
Bảng 2. 2: Vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng
NHTM Vốn điều lệ
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Vietinbank (CTG) 7.609 7.717 11.253 Vietcombank (VCB) 4.429 12.101 12.101 Sacombank (STB) 5.662 5.977 8.078 Á Châu (ACB) 2.630 6.356 7.814 Eximbank (EIB) 2.800 7.220 8.800 Quân đội (MBB) 2.000 3.400 5.300 Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 2.000 2.000 2.000 Navibank (NVB) 500 1.000 1.000
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của các NHTMCP trên)
Bảng trên cho thấy, các NHTMCP niêm yết đều đã thực hiện tốt lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định của Chính phủ. Trong đó VCB, CTG, STB, ACB, EIB là
50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 26.87 2007 2008 2009 12.006 12 11.41 9.73 11 8.87 8.06 8.11
CTGVCBSTBACB EIBMBBSHBNVB Trung
bình
các NHTM có sự tăng trưởng vốn điều lệ một cách vượt bậc và vượt xa mức vốn điều lệ quy định, cho thấy các NHTM này đã cải thiện đáng kể năng lực tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro. SHB và NVB có mức độ tăng vốn điều lệ chậm, thể hiện sự khó khăn trong việc huy động vốn và nguy cơ đối mặt với các rủi ro thanh khoản lớn hơn so với các NHTMCP niêm yết khác.
2.2.1.2. Hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu)
Tại Việt Nam, quy định cụ thể có liên quan đầu tiên đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM. Tại quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Ðến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính tốn đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I.
Biểu đồ 2. 3: Hệ số CAR của các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2007 - 2009
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của các NHTMCP trên)
Nhìn chung các NHTMCP niêm yết đều duy trì hệ số CAR theo quy định, trong đó cá biệt có EIB có hệ số CAR cao hơn nhiều so với quy định và mức trung bình của các NHTMCP niêm yết được nghiên cứu. Nguyên nhân là do nguồn vốn tự có của NHTM này tăng mạnh vào năm 2008. Năng lực tài chính của NHTM này đã
16% 14% 12% 012% 011% 10% 08% 2007 2008 2009 007% 006% 006% 06% 04% 003% 004% 002% 001% 02% 00% CTG VCB STB ACBEIB MBB SHBNVB Trung bình
tăng lên đáng kể do thực hiện thành cơng việc tăng vốn dành cho đối tác chiến lược nước ngoài là tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui và 2 quỹ đầu tư nước ngoài.
2.2.1.3. Chỉ số về trạng thái tiền mặt H3
Chỉ số trạng thái tiền mặt chỉ ra khả năng thanh khoản tức thời của ngân hàng trong bất cứ thời điểm nào mà khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt. Do đó, ngân hàng cần tích trữ tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN và các TCTD khác để đáp ứng kịp thời mỗi khi khách hàng cần. Tuy nhiên, một công việc quan trọng là ngân hàng phải dự báo và xác định được nhu cầu sử dụng tiền mặt bình quân của khách hàng để đưa ra một tỷ lệ phù hợp, vì nó cịn ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của tài sản. Do thực tế tiền gửi tại NHNN chủ yếu là tiền dự trữ bắt buộc theo quy định, phần tiền gửi thanh toán của các NHTM thường là rất ít, do vậy ở đây ta chỉ xét đến H3 bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác.
Biểu đồ 2. 4: Chỉ số H3 tại các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2007 – 2009
(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 của các NHTMCP)
Bảng trên cho thấy STB, ACB và EIB là những NHTM có khả năng thanh tốn tức thì các nghĩa vụ nợ đến hạn tốt hơn các NHTM còn lại. Năm 2008 hệ số tiền mặt của STB ở mức cao nhất trong các NHTMCP niêm yết, lên tới hơn 14% do trong năm Hội đồng quản trị của ngân hàng này đã chọn mục tiêu phát triển an toàn,
chấp nhận mức lợi nhuận thấp. Trong bối cảnh các NHTM chạy đua lãi suất thì STB chủ trương tăng trưởng tổng tài sản thơng qua tăng trưởng huy động hợp lý, nguồn vốn huy động chỉ tăng 7% so với năm 2012. Trong khi đó, SHB là ngân hàng có chỉ số trạng thái tiền mặt thấp nhất, chưa đến 1%, phản ánh những bất ổn trong thanh khoản. Thực tế trong năm 2008, SHB là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất và trong năm nhiều lần ngân hàng này tăng lãi suất lên bám sát mức đỉnh của thị trường.
2.2.1.4. Chỉ số năng lực cho vay H4
Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản Có có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ.
Bảng 2. 3: Chỉ số H4 tại các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2007 – 2009
NHTM Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Vietinbank (CTG) 60,5% 61,3% 66,3% Vietcombank (VCB) 48,4% 48,8% 53,3% Sacombank (STB) 54,2% 49,9% 56,1% Á Châu (ACB) 35,9% 33,1% 37,1% Eximbank (EIB) 54,7% 44,0% 58,6% Quân đội (MBB) 38,7% 35,2% 41,0% Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 33,8% 43,3% 46,2% Navibank (NVB) 44,0% 50,0% 52,8% Trung bình 46,3% 45,7% 51,4%
(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 của các NHTMCP)
Khi xem xét chỉ số năng lực cho vay, để đánh giá đúng đắn hơn mức độ rủi ro thanh khoản của các NHTM, cần quan tâm đến mức độ tỷ lệ nợ xấu ở mỗi NHTM. Bởi khi tỷ lệ nợ xấu cao, khả năng mất vốn càng lớn, mức trích lập dự phòng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng, làm xói mịn mức vốn chủ sở hữu và tăng rủi ro thanh khoản.
Bảng 2. 4: Tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2007 – 2009
NHTM Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Vietinbank (CTG) 1,02% 1,09% 0,61% Vietcombank (VCB) 3,87% 4,6% 2,47% Sacombank (STB) 0,24% 0,62% 0,69% Á Châu (ACB) 0,08% 0,9% 0,4% Eximbank (EIB) 0,87% 4,71% 1,82% Quân đội (MBB) 1% 1,01% 1,58% Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 0,5% 2% 2,79% Navibank (NVB) 0,16% 2,91% 2,45% Trung bình 0,97% 2,23% 1,6%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của các NHTMCP trên)
Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTMCP niêm yết trong năm 2008 đã tăng đột biến so với năm 2007, phản ánh mức độ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản tăng cao, phù hợp với những diễn biến căng thẳng thanh khoản trong năm như đã phân tích ở phần trên. Đáng chú ý trong bảng trên là tỷ lệ nợ xấu năm 2008 của EIB, tăng mạnh so với năm 2007 và ở mức rất cao so với các NHTM khác. Tuy nhiên đến năm 2009 ngân hàng này đã có những nỗ lực nhất định nhằm cải thiện chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống cịn 2,47%.
ACB có tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản và hệ số nợ thấp hơn các NHTMCP niêm yết khác, kết hợp với chỉ số tiền mặt cao cho thấy ngân hàng này có khả năng thanh khoản tương đối tốt. Mặc dù CTG và STB có tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản khá cao nhưng tỷ lệ nợ xấu ở mức khá thấp so với các NHTM khác, cho thấy các Ngân hàng này kiểm sốt chất lượng tín dụng tốt, rủi ro xảy ra rủi ro thanh khoản do mất vốn là thấp. VCB có tỷ lệ nợ xấu các năm ở mức cao hơn các NHTM khác do cách phân loại nợ của VCB gần sát với các chuẩn mực quốc tế và phản ánh chân thực thực trạng nợ xấu của ngân hàng này.
160% 140% 120% 100% 80% 60% 40% 20% 00% 2007 2008 2009 CTG VCBSTBACBEIBMBB SHB NVB Trung bình
hơn mức giới hạn cho phép của NHNN là 3%, nhưng ở mức cao nhất trong các NHTMCP niêm yết. Điều này có thể được giải thích do trong những năm gần đây tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của SHB rất cao (tăng 105% năm 2009 và 90% năm 2010) và việc cho vay của ngân hàng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hố chưa phát triển và có nhiều biến động phức tạp, do vậy đối tượng khách hàng đi vay có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ và tạo ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng. Từ đó có thể thấy rủi ro tín dụng của SHB là khá lớn buộc ngân hàng phải nâng mức dự phịng rủi ro tín dụng và do đó làm giảm lợi nhuận trước thuế của SHB, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NHTM này.
2.2.1.5. Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5
Một thực tế dễ thấy là tín dụng là tài sản Có có tính rủi ro cao nhất trong tổng tài sản Có, trong khi đó nguồn vốn huy động từ khách hàng là nguồn vốn có tính ổn định thấp, nên ngân hàng sẽ thường xuyên phải đối phó với rủi ro thanh khoản nếu