BÀI 2: PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Khái niệm mua bán hàng hoá
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá và nền kinh tế thị trường, trao đổi sản phẩm là đặc trưng cơ bản và tất yếu bởi lẽ con người không thể tự sản xuất ra mọi sản phẩm để thoả mãn nhu cầu mọi mặt của chính bản thân mình . Cùng với sự xuất hiện của tiền tệ, quan hệ trao đổi vật lấy vật được thay thế dần bằng quan hệ trao đổi vật lấy tiền. Từ đó hình thành nên quan hệ mua bán giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Dưới góc độ pháp lý, mua bán hàng hoá được định nghĩa “là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
Thứ nhất, mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Từ đó, có thể thấy đặc điểm nhận diện của các hoạt động thương mại chính là mục đích tìm kiếm lợi nhuận của chủ thể thực hiện. Tương tự, thơng qua hoạt động mua bán hàng hố, các chủ thể thực hiện cũng chủ yếu nhằm
tới mục tiêu lợi nhuận thông qua các hành vi giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá, thanh toán, nhận hàng và nhận thanh toán...
Thứ hai, đối tượng của quan hệ trao đổi là hàng hố. Trong kinh tế chính trị Mác Lê- nin, hàng hố có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi . Giá trị sử dụng của hàng hoá là cơng dụng của hàng hố có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, khơng kể nhu cầu đó được thoả mãn trực tiếp hay gián tiếp. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính trên thì một vật khơng thể là hàng hố. Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ hàng hoá được sử dụng phổ biến trong pháp luật thương mại các nước và điều ước quốc tế về thương mại. Theo đó, hàng hố được hiểu theo nghĩa rộng và có hai thuộc tính: có thể lưu thơng và có tính thương mại.
Trong phạm vi giáo trình Pháp luật về hoạt động thương mại, nội dung về mua bán hàng hoá và hợp đồng mua bán hàng hoá được đề cập tới được hiểu là hoạt động mua bán hàng hoá, hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp của thương nhân, thực hiện trực tiếp giữa bên mua và bên bán, không thông qua các chủ thể trung gian.
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
2.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại
Để thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá, hợp đồng được xem là phương tiện pháp lý để các bên đạt được mục đích của mình trong quan hệ mua - bán. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chế định hợp đồng đã được tiếp cận ở các cấp độ khác nhau trong pháp luật của các thời kỳ lịch sử. Có thể kể đến khái niệm “khế ước” trong Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931, Dân luật Trung kỳ năm 1936; khái niệm “khế ước/hiệp ước” trong Bộ dân luật Việt Nam Cộng hoà năm 1972 hay khái niệm “hợp đồng dân sự” trong Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005. Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 đưa ra thuật ngữ “hợp đồng” thay cho thuật ngữ “hợp đồng dân sự” nhằm bao quát các lĩnh vực áp dụng gồm dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động. Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 quy định ‘Hợp đồng là thoả thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Trong các loại hợp đồng, hợp đồng mua bán được xem là loại hợp đồng phổ biến và quan trọng. Trong pháp luật La Mã cổ đại, hợp đồng mua bán được nhắc tới với thuật ngữ Emptio-Venditio, là một dạng của hợp đồng ưng thuận. Xét trong mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng, hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại là một loại của hợp đồng mua bán tài sản trong pháp luật dân sự.
Trong quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, khái niệm “hợp đồng mua bán hàng hố” khơng được định nghĩa trực tiếp. Tuy nhiên, có thể tiếp cận khái niệm này thơng qua các khái niệm có liên quan như khái niệm “hợp đồng”, “hợp đồng mua bán tài sản” trong Bộ luật dân sự năm 2015; khái niệm “mua bán hàng hoá” trong Luật thương mại năm 2005. Từ đó, có thể đưa ra khái niệm chung về hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại như sau: Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Bên cạnh những bản chất pháp lý cơ bản của hợp đồng mua bán tài sản thì hợp đồng mua bán hàng hố trong thương mại có những đặc điểm pháp lý khác riêng biệt. Cụ thể:
Thứ nhất là chủ thể của hợp đồng.
Đối với hợp đồng mua bán tài sản, chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác. Trong khi đó, chủ thể chủ yếu giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại là các thương nhân. Để được thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá trong thương mại, thương nhân cần đáp ứng các yêu cầu luật định, đặc biệt khi thương nhân kinh doanh những hàng hoá thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngồi thương nhân, các chủ thể kinh doanh có hoạt động thương mại có thu nhập thấp, khơng cần đăng ký kinh doanh theo quy định tại điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng là các chủ thể phổ biến của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Thứ hai là đối tượng của hợp đồng.
Điểm khác nhau dễ nhận thấy của hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng mua bán hàng hố chính là đối tượng của hợp đồng: tài sản - hàng hoá. Theo quy định của Điều
105 Bộ luật dân sự năm 2015, “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 đưa ra khái niệm “Hàng hoá bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai”. Có thể thấy, nội hàm của khái niệm “tài sản” rộng hơn nội hàm của khái niệm “hàng hố”. Đất đai là tài sản nhưng khơng được coi là hàng hoá. Theo quy định của Điều 53 Hiến pháp 2013, “Đất đai.... là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” Bởi vậy, đất đai thiếu đi thuộc tính lưu thơng trên thị trường của hàng hố và khơng được xem là hàng hố.
Bên cạnh đó, hàng hố phải là hàng hố khơng bị cấm kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hố kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. Đối với hàng hố hạn chế kinh doanh, hàng hố kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thứ ba là hình thức của hợp đồng.
Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Điều 24 Luật thương mại năm 2005 quy định “Hợp đồng mua bán hàng hố được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi xét thấy hợp đồng có tính chất phức tạp dễ xảy ra tranh chấp hoặc đối tượng hợp đồng thuộc sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyển thì luật có thể quy định hình thức bắt buộc đối với hợp đồng. Ví như đối với hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế, Điều 11 CISG đi theo cách tiếp cận rằng các hợp đồng không nhất thiết phải thể hiện bằng hình thức văn bản; trong khi Điều 27 Luật thương mại 2005 lại quy định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương nhằm tránh những rủi ro, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại quốc tế vốn phức tạp. Trong những trường hợp này, hình thức của hợp
đồng được xem là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vơ hiệu, trừ trường hợp sau đây: (i) Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tịa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó; (ii) Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tịa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Thứ tư là mục đích chủ yếu của các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại. Đối với hợp đồng mua bán tài sản, có thể mục đích lợi nhuận cũng được các chủ thể hướng tới. Tuy nhiên, mục đích lợi nhuận của các chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hố mang tính chất thường xun, liên tục, mang tính nghề nghiệp; trong khi mục đích lợi nhuận của hợp đồng mua bán tài sản chỉ mang tính chất vụ việc, thời vụ, đơn lẻ.
Xét về nguồn luật, hợp đồng mua bán hàng hoá chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng và lĩnh vực chuyên ngành; các nghị quyết, hướng dẫn và tổng kết của Toà án nhân dân tối cao; thói quen, tập quán thương mại được áp dụng trong trường hợp pháp luật khơng có quy định cụ thể; thậm chí cả các điều lệ, quy chế, văn bản nội bộ của thương nhân cũng được xem là nguồn luật cần xét tới. Bên cạnh đó, với sự phát triển của thương mại quốc tế, các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ngày càng trở nên phổ biến. Khi đó, các điều ước quốc tế như Cơng ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (viết tắt theo Tiếng Anh là CISG; có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017); hay các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng như Nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004; hoặc tập quán thương mại quốc tế như các bộ điều khoản Incoterms được xem là các nguồn luật quan trọng.
Nội dung của hợp đồng là sự thoả thuận của các bên về những điều khoản của hợp đồng nhằm xác lập các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên phù hợp với quy định pháp luật. Trên cơ sở vai trị của các điều khoản trong hợp đồng, có thể phân chia nội dung của hợp đồng thành các loại điều khoản: điều khoản cơ bản (điều khoản chủ yếu); điều khoản thông thường; điều khoản tuỳ nghi.
Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại, điều khoản cơ bản có thể liệt kê gồm các nội dung sau:
(i) Điều khoản về đối tượng của hợp đồng (tên hàng hoá, chủng loại hàng hoá, số lượng, chất lượng)
(ii)Điều khoản về giá cả, phương thức, thời hạn thanh toán (iii)Điều khoản về thời gian, địa điểm giao hàng
Tương ứng với các điều khoản đó, bên bán và bên mua có các nghĩa vụ cơ bản, nghĩa vụ của bên này là quyền của bên kia và ngược lại. Bên bán có các nghĩa vụ cơ bản như giao hàng đúng thời gian, địa điểm; giao hàng hoá phù hợp với hợp đồng; sửa chữa những khiếm khuyết của hàng hoá; giao đầy đủ chứng từ liên quan đến hàng hố. Bên mua có các nghĩa vụ cơ bản như thực hiện các bước cần thiết để thanh toán; thanh toán đúng thời gian, địa điểm; thực hiện các bước cần thiết để người bán giao hàng; nhận hàng; kiểm tra hàng hố.
Trong trường hợp các bên khơng có thoả thuận về một hoặc một số trong các điều khoản cơ bản thì quyền, nghĩa vụ của các bên sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 đã có các quy định mang tính dự phịng cho các trường hợp này. Cụ thể:
Trường hợp 1: Các bên khơng có thoả thuận về giá
Luật Thương mại năm 2005 quy định trường hợp khơng có thoả thuận về giá hàng hố, khơng có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng khơng có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hố được xác định theo giá của loại hàng hố đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
Trong khi đó, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp
pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó. Theo pháp luật về giá, một số hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục do nhà nước định giá theo các hình thức như định mức giá cụ thể, định khung giá, định khung giá và mức giá cụ thể, định giá tối đa hoặc giá tối thiểu. Ví dụ như giá điện được quy định theo khung giá và mức giá cụ thể; giá thuốc lá điếu được quy định giá bán tối thiểu... Trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận khơng rõ ràng về giá, phương thức thanh tốn thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
Trường hợp 2: Các bên khơng có thoả thuận về chất lượng hàng hố
Luật Thương mại năm 2005 quy định trường hợp hợp đồng khơng có quy định cụ thể thì hàng hố được coi là khơng phù hợp với hợp đồng khi hàng hố đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-Không phù hợp với mục đích sử dụng thơng thường của các hàng hố cùng chủng loại;
-Khơng phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;