BÀI 4: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Bài giảng pháp luật hoạt động thương mại 2022 (Trang 73 - 83)

KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Giới thiệu: Pháp luật các nước nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng ghi nhận các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là thực sự cần thiết. Bài học sẽ giới thiệu về các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh phổ biến, được sử dụng rộng rãi để giải quyết các tranh chấp cho các chủ thể kinh doanh, trong đó đặc biệt tập trung vào hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại – hình thức giải quyết tranh chấp kết hợp được nhiều ưu điểm của các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh cịn lại.

Cơ cấu bài học:

1. Khái quát về tranh chấp trong kinh doanh và các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

2. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng Thương lượng và Hoà giải 3. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh tại Toà án

4. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Trọng tài

NỘI DUNG BÀI HỌC

6. Khái quát về tranh chấp trong kinh doanh và các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

6.1. Khái quát về tranh chấp trong kinh doanh

Từ các quy định của pháp luật trong BLTTDS, Luật Trọng tài thương mại, có thể đưa ra khái niệm chung về tranh chấp trong kinh doanh như sau: Tranh chấp trong kinh doanh là những mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Tranh chấp trong kinh doanh có những điểm đặc trưng để phân biệt với tranh chấp trong các lĩnh vực khác. Cụ thể:

(i) Lĩnh vực phát sinh tranh chấp: lĩnh vực kinh doanh, thương mại - là lĩnh vực sôi động, thường xuyên bị tác động bởi các điều kiện kinh tế xã hội trong nước và thế giới (ii) Chủ thể tranh chấp: ít nhất một bên là thương nhân - là các chủ thể hoàn toàn đầy đủ năng lực để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ

(iii) Nội dung tranh chấp: thường gắn liền với một khâu, một vài cơng đoạn hoặc tồn bộ q trình kinh doanh; do vậy khi có tranh chấp, thường gây ra hậu quả lớn vì thường mang tính phản ứng dây chuyền

6.2. Khái quát các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

Do đặc thù của tranh chấp trong kinh doanh nên khi phát sinh tranh chấp, các chủ thể tranh chấp mong muốn sử dụng các hình thức giải quyết tranh chấp thích hợp để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình. Vì thế, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được hiểu là các hình thức, các phương pháp nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tranh chấp

Việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của các chủ thể có tranh chấp, hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của cơ quan công quyền vào việc giải quyết tranh chấp của các chủ thể kinh doanh

- Đảm bảo việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm, đảm bảo thời cơ kinh doanh cho các nhà kinh doanh, hạn chế tối đa sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh oanh

- Đảm bảo bí mật và giữ uy tín cho các nhà kinh doanh

- Đảm bảo cho các phán quyết của các cơ quan tài phán được thực thi một cách nghiêm chỉnh

Có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Tùy thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống, trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà mỗi quốc gia trên thế giới có cơ chế giải quyết tranh chấp khác nhau. Nhìn chung, các phương thức giải quyết tranh chấp được áp dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm: thương lượng, hoà giải, trọng tài thương mại, tồ án; ngồi ra cịn có các phương thức khác như trung gian, đánh giá trung lập, phiên toà mini… Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp có cách thức tiến hành, ưu điểm, nhược điểm khác nhau mà khi lựa chọn để giải quyết tranh chấp, các nhà kinh doanh sẽ tiến hành theo cách thức riêng và chấp nhận những

ưu điểm, hạn chế của mỗi phương thức.

7. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng phương thức thương lượng và hoà giải

Trong các phương thức giải quyết tranh chấp trên, thương lượng và hòa giải là hai phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại phổ biến, hiệu quả vì ít tốn kém về thời gian, tiền bạc; được nhiều chủ thể tranh chấp kinh doanh, thương mại áp dụng khi xảy ra tranh chấp giữa các bên

2.1. Thương lượng

*. Khái niệm

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng đã phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà khơng cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bên thứ ba.

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại. Phương thức giải quyết tranh chấp này thường được giới thương nhân lựa chọn mỗi khi có tranh chấp phát sinh, bởi sự đơn giản của phương thức thực hiện, ít tốn kém, lại khơng bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lí phức tạp, uy tín cũng như bí mật trong kinh doanh được bảo đảm tối đa và hầu như không phương hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, thậm chí cịn tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau sau khi thương lượng thành công.

*. Đặc điểm: bản chất của thương lượng trong kinh doanh được thể hiện qua các đặc điểm sau:

Thứ nhất, phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng phát sinh mà khơng cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết.

Thứ hai, quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà khơng có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi thỏa

thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp. Quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, thương lượng gián tiếp và kết hợp thương lượng trực tiếp với thương lượng gián tiếp. Thương lượng trực tiếp là cách thức mà các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến của mỗi bên nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp. Thương lượng gián tiếp là cách thức các bên gửi cho nhau tài liệu giao dịch thể hiện quan điểm và yêu cầu của mình nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng thực chất được thực hiện bởi cơ chế giải quyết nội bộ (cơ chế tự giải quyết) và hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà khơng có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hoặc của người thứ ba nào. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp. Các bên tự đề xuất các giải pháp và thỏa hiệp với nhau theo trình tự, thủ tục tự chọn để giải quyết các bất đồng phát sinh mà không bắt buộc phải tuân theo một thủ tục pháp lí nào.

*. Ưu điểm

Ưu điểm nổi bật của phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp là sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp. Mặt khác, còn bảo vệ được uy tín cho các bên tranh chấp cũng như bí mật trong kinh doanh của các nhà kinh doanh. Các nhà kinh doanh hơn ai biết bảo vệ quyền lợi của mình, hiểu rõ những bất đồng và nguyên nhân phát sinh tranh chấp nên quá trình đàm phán, thỏa thuận dễ hiểu và cảm thơng với nhau hơn để có thể thỏa thuận được các giải pháp tối ưu theo đúng nguyện vọng của mỗi bên mà khơng phải cơ quan tài phán nào cũng có thể làm được. Bởi vậy, nếu thương lượng thành cơng, không những các bên loại bỏ được những bất đồng đã phát sinh mà mức độ phương hại đến mối quan hệ kinh doanh giữa các bên cũng thấp, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau trong tương lai.

*. Nhược điểm

lượng thành cơng hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp. Khi một hoặc các bên tranh chấp thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp, không nhận thức được vị thế của mình về khả năng thắng thua nếu phải theo đuổi vụ kiện tại cơ quan tài phán hoặc khơng có thái độ nỗ lực hợp tác, thiếu sự thiện chí trung thực trong q trình thương lượng thì khả năng thành cơng là rất mong manh, kết quả thương lượng thường bế tắc. Ngồi ra, kết quả thương lượng lại khơng được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc. Do đó, dù các bên có đạt được thỏa thuận để giải quyết vụ tranh chấp thì việc thực thi kết quả thương lượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của bên phải thi hành. Nếu một bên khơng tự nguyện thi hành thì kết quả thương lượng cũng chỉ tồn tại trên giấy mà khơng có một cơ chế pháp lý trực tiếp nào bắt buộc thi hành. Những hạn chế này của thương lượng dễ bị lạm dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại. Nhiều trường hợp vì thiếu sự thiện chí, hợp tác trong q trình giải quyết vụ tranh chấp mà một bên đã tìm mọi cách trì hỗn q trình thương lượng nhằm kéo dài vụ tranh chấp, nhất là khi thời hiệu khởi kiện khơng cịn nhiều.

7.2.2. Hòa giải *. Khái niệm

Theo Điều 1.3 Luật Mẫu về hoà giải thương mại của UNCITRAL, hồ giải là “một q trình, được nhắc đến dưới tên gọi hoà giải, trung gian hoặc một cụm từ khác có nghĩa tương đương, trong đó các bên yêu cầu bên thứ ba (hồ giải viên) hỗ trợ mình đạt được một thoả thuận giải quyết tranh chấp phát sinh hoặc liên quan tới hợp đồng hoặc các quan hệ pháp lý khác” và “hồ giải viên khơng có quyền áp đặt một giải pháp giải quyết tranh chấp cho các bên”. Căn cứ theo định nghĩa này, hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của một bên thứ ba làm nhiệm vụ hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp và bên thứ ba này khơng có vai trị đề ra phương án giải quyết tranh chấp cụ thể giữa các bên .

Theo định nghĩa của Hội nghị Hiến chương Năng lượng (Energy Charter Conference), hịa giải là "một q trình trong đó một bên thứ ba trung lập, là hịa giải viên, sẽ gặp gỡ các bên tranh chấp và tích cực hỗ trợ họ trong việc đi đến một phương án dựa trên lợi ích kinh tế của họ, đánh giá rủi ro, cân nhắc về chính sách chứ khơng chỉ là vị thế pháp lý của các bên".

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.

Từ các khái niệm trên, có thể định nghĩa: Hịa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

*. Đặc trưng: phương thức hòa giải mang một số đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp có tính chất tự nguyện (trừ một số trường hợp hịa giải bắt buộc tùy thuộc dạng tranh chấp và quy định của pháp luật). Sự tự nguyện thể hiện ở việc:

(i) Các bên có quyền lựa chọn hoặc khơng lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hịa giải, khơng bên nào có thể ép buộc bên nào tham gia vào phương thức này; (ii) Các bên có thể quyết định hồn tồn quy trình hịa giải hoặc đề xuất với hòa giải viên thương mại những thay đổi cần thiết cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình, các bên được tham gia cả quá trình cho đến khi hòa giải xong hoặc ngừng tham gia hòa giải nếu thấy việc tham gia khơng hiệu quả hoặc muốn giải quyết bằng hình thức khác.

Thứ hai, chủ thể trung tâm của hịa giải là hồ giải viên. Hịa giải viên là người độc lập, khách quan, không thiên vị đối với bất cứ bên tranh chấp nào trong việc điều khiển quá trình hịa giải. Trong q trình hịa giải, vai trị của hòa giải viên thương mại là bên trung lập, không can thiệp sâu vào những mâu thuẫn bất đồng của các bên. Hòa giải viên thương mại chỉ dừng lại ở việc khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của họ.

Để đạt mục đích đó, hồ giải viên lần lượt chủ động tiếp nhận ý kiến của các bên, giúp đỡ họ nhận biết chỗ đúng, chỗ sai của mình trong vụ tranh chấp, từ đó thúc đẩy các bên xích lại gần nhau, đối thoại với nhau. Hồ giải viên cịn thể hiện vai trị tư vấn am hiểu các lĩnh vực thương mại, luật pháp, có khả năng đưa ra những lời khuyên xác đáng về nội dung vụ việc. Hồ giải viên có thể giúp cho các bên nhìn nhận, đánh giá lại giá trị pháp lý của các tình tiết mà các bên cung cấp, cân nhắc những đòi hỏi, yêu sách của các bên để từ đó kiến nghị cách giải quyết tối ưu mà các bên có thể chấp nhận. Tuy vậy, hồ giải viên khơng có vai trị đưa ra quyết định hồ giải mang tính bắt

buộc đối với các bên và cũng khơng có quyền buộc các bên phải chấp nhận phương án hồ giải do mình đưa ra.

Thứ ba, trong hịa giải, các bên tranh chấp tự quyết định về biện pháp, kết quả giải quyết tranh chấp. Hịa giải viên chỉ có thể cung cấp những nhận định, đánh giá về nội dung vụ tranh chấp cũng như ý kiến tư vấn về cách thức giải quyết vụ tranh chấp và những nhận định và ý kiến của hòa giải viên thương mại chỉ có tính chất tham khảo và khơng có tính chất ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Hòa giải viên thương mại khơng có quyền quyết định về vụ việc và khơng được áp đặt giải pháp mà chỉ có vai trị giúp các bên giao tiếp, thỏa thuận để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp của họ. Trong q trình đó, các bên có tồn quyền trong việc kiểm sốt sự việc, loại bỏ những vấn đề mà họ không đồng ý, thiết lập những giải pháp và tạo thêm những thỏa thuận mới phù hợp với họ.

Thứ tư, hịa giải mang tính bí mật. Khi tham gia vào quá trình hịa giải, các bên phải ký cam kết khơng tiết lộ những thơng tin có được từ q trình hịa giải. Nếu việc hịa giải không thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay Tòa án để tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp thì những thơng tin có được trong q trình hịa giải sẽ khơng thể trở thành

Một phần của tài liệu Bài giảng pháp luật hoạt động thương mại 2022 (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w