BÀI 6: PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI, VẬN CHUYỂN VÀ LOGISTICS
6.2.1. Khái quát về vận chuyển và pháp luật về vận chuyển
a. Khái quát về vận chuyển
Hiểu theo nghĩa chung nhất, vận chuyển là hoạt động dịch chuyển người, tài sản từ địa điểm này sang địa điểm khác bằng những phương tiện vận chuyển nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Theo từ điển Tiếng Việt, vận tải được giải nghĩa là “hoạt động chuyên chở hoặc đồ vật trên quãng đường tương đối dài”, còn vận chuyển là “mang chuyển đồ vật, hàng hóa đến một nơi khác tương đối xa, bằng phương tiện nào đó” . Có thể hai khái niệm này cịn có điểm khác nhau nếu phân biệt kỹ, tuy nhiên, theo chủ ý của nhóm tác giả, khái niệm vận tải và vận chuyển có thể được hiểu theo nghĩa tương đồng trong khn khổ giáo trình này. Trong phạm vi mơn học Pháp luật về hoạt động thương mại, phần viết dưới đây chỉ tập trung đề cập đến các vấn đề phát sinh từ dịch vụ vận chuyển đối với đối tượng là hàng hoá.
Dựa trên tính chất, kinh doanh vận tải hàng hóa là một loại hình dịch vụ có đối tượng vận tải hàng hóa mang những đặc điểm sau:
Về tính chất, vận tải là một hoạt động thương mại. Đặc điểm này cho phép khẳng định, hoạt động vận tải nhằm mục đích sinh lời và chủ yếu do thương nhân thực hiện. Vận tải là một hoạt động dịch vụ gắn với hàng hóa, khơng trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa, tạo cơ hội khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động này thực hiện với hiệu quả cao nhất. Theo một số chuyên gia, trước đây, vận tải nằm trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nhưng cùng với sự phát triển thì đã tách ra trở thành một dịch vụ không thể tách rời của hoạt động mua bán, đặc biệt là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Về chủ thể, chủ thể của dịch vụ vận tải hàng hóa là thương nhân. Vận tải nói chung và vận tải hàng hóa là một trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Pháp luật Việt Nam có những quy định, điều kiện cụ thể đối với từng loại hình kinh doanh vận tải khác nhau. Khách hàng, người có nhu cầu gửi hàng hoặc người nhận hàng có thể là thương nhân hoặc không.
Về cách thức thực hiện, hoạt động dịch vụ vận tải được thực hiện bằng cách sử dụng phương tiện giao thơng, các tuyến đường để dịch chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Ví dụ: thương nhân A kinh doanh dịch vụ vận tải Bắc – Nam, chuyên vận chuyển hàng hóa nội địa cho khách hàng trên phạm vi cả nước.
So với các hoạt động thương mại khác thì hoạt động vận tải mang nhiều nét đặc thù. Thứ nhất, hoạt động dịch chuyển tài sản có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau. Tương ứng với mỗi phương tiện là một phương thức vận chuyển với những đặc thù riêng. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong mỗi phương thức vận chuyển càng có nhiều điểm khác biệt.
Thứ hai, do phải dịch chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác mà hoạt động vận chuyển được thực hiện trong một khoảng không gian rộng lớn nên thường phải chịu sự tác động trực tiếp của các điều kiện ngoại cảnh mà trước hết là của yếu tố thời tiết. Thời tiết bất lợi có thể gây nên tình trạng gián đoạn trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, thời gian hồn thành cụng việc vận chuyển theo thoả thuận bị kéo dài làm phát sinh chi phí cho các bên. Chính vì vậy, khi tham gia quan hệ vận tải, các bên
thường phải thoả thuận với nhau rất chi tiết về các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm của bên vận tải.
Thứ ba, trong quan hệ vận tải có thể có nhiều đối tượng tham gia, ngồi bên vận tải và bên thuê vận tải, tuỳ từng trường hợp cụ thể cịn có thể có sự tham gia của chủ phương tiện, bên có quyền nhận hàng, hải quan, bảo hiểm... Mỗi đối tượng này lại có các quyền và nghĩa vụ khác nhau trong hoạt động vận tải mà việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động vận chuyển. Thứ tư, trong quan hệ vận tải hàng hóa nói riêng, liên quan đến đối tượng vận chuyển là hàng hóa có sự đa dạng, phong phú và nhiều phương tiện vận chuyển với những đặc tính kỹ thuật khác nhau dẫn đến cũng có sự đặc thù về các quy định vận chuyển đối với từng loại hàng hóa như: hàng hóa nguy hiểm, hàng vận chuyển chuyên dụng… Hoạt động vận chuyển trong đời sống kinh tế - xã hội hết sức phong phú, đa dạng. Dựa trên các tiêu chí khác nhau mà người ta chia hoạt động vận chuyển thành nhiều loại khác nhau:
- Căn cứ vào đối tượng vận chuyển: chúng ta có thể phân loại thành vận tải hành khách và vận tải hàng hóa.
- Căn cứ vào phương tiện vận tải: có thể chia thành vận chuyển bằng đường đường bộ, vận chuyển bằng đường biển, vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa, vận chuyển bằng đường không, vận chuyển bằng đường sắt và vận chuyển bằng các phương tiện đặc biệt khác như đường ống, đường cáp treo; vận chuyển đa phương thức (sử dụng kết hợp từ 2 phương tiện khác nhau trở lên)
b. Pháp luật về vận chuyển
Có thể khái quát rằng, pháp luật về vận chuyển là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động vận chuyển giữa người vận chuyển với khách hàng hoặc giữa những người vận chuyển với nhau
Xét về mặt nội dung thì các văn bản pháp luật quy định về vận chuyển trong từng phương thức vận chuyển bao hàm các nội dung sau đây:
- Phương tiện vận chuyển (điều kiện kỹ thuật, đăng ký phương tiện, quyền sở hữu phương tiện);
- Kết cấu hạ tầng của hoạt động vận chuyển: quy hoạch, xây dựng, bảo vệ các cụng trình giao thơng (cảng biển, cảng hàng khơng, sân bay, bến, cụng trình tín hiệu giao thơng...);
- Quy tắc tham gia giao thơng và tín hiệu giao thơng;
- Điều kiện đối với những người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên các phương tiện vận chuyển;
- Trách nhiệm dân sự của các tổ chức, cá nhân tham gia giao thông; - Điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận chuyển;
- Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa: hình thức của hợp đồng, một số nội dung chủ yếu của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng vận chuyển, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng.
6.2.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa a. Khái niệm, đặc điểm
Dựa trên điều 530 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng vận chuyển tài sản, chúng ta có thể khái quát về Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên, trong đó, một bên (bên vận chuyển) có nghĩa vụ vận chuyển hàng hố tới địa điểm đó định theo thoả thuận và giao hàng hố đó cho người có quyền nhận, cịn bên kia (bên th vận chuyển) có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác.
Hợp đồng vận chuyển hàng hố có các đặc trưng như sau:
(i) Hợp đồng vận chuyển hàng hố là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù và trong từng trường hợp cụ thể có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế.
Giống như các hợp đồng dịch vụ khác, trong hợp đồng vận chuyển hàng hố, các bên đều có những quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên vận chuyển phải chuyển hàng hoá đến địa điểm theo thoả thuận và được nhận thù lao. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán thù lao và được nhận hàng tại địa điểm do mình ấn định. Khi tham gia quan hệ hợp đồng vận chuyển các bên đều đạt được những lợi ích kinh tế nhất định: bên vận chuyển được nhận thù lao còn bên th vận chuyển thì chuyển được hàng hố từ nơi này đến nơi khác theo nhu cầu. Trong một số hoạt động vận chuyển như vận chuyển công cộng theo từng tuyến đường chẳng hạn, thì nghĩa vụ của bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển chỉ phát sinh khi
bên th vận chuyển đó giao hàng hố cho bên vận chuyển. Với những trường hợp này, hợp đồng vận chuyển được giao kết giữa các bên là hợp đồng thực tế. Nhưng những hợp đồng mang tính chất tổ chức vận chuyển hoặc đặt chỗ trên phương tiện vận chuyển (ví dụ, hợp đồng thuê nguyên tàu hoặc thuê một phần tàu cụ thể) lại là hợp đồng ưng thuận; nếu hợp đồng đó được ký kết mà một bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm tài sản dưới các hình thức khác nhau theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
(ii) Đối tượng của hợp đồng là hoạt động vận chuyển hàng hoá từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thoả thuận của các bên.
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển là hoạt động vận chuyển hàng hố với tính chất là một loại dịch vụ. Mặt khác, để dịch chuyển một số lượng hàng hố nào đó từ nơi này đến nơi khác, bên vận chuyển có thể phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như: gửi giữ hàng hoá, xếp hàng hoá lên phương tiện và dỡ hàng hoá Khái phương tiện vận chuyển, bảo quản hàng hố trong q trình vận chuyển, giao hàng hóa cho người có quyền nhận hàng... Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, quan hệ hợp đồng vận chuyển dễ bị lẫn với quan hệ hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng giao nhận hàng hoá, hợp đồng thuê tài sản. Do đó, muốn nhận diện chính xác loại hợp đồng này, người ta phải căn cứ vào mục đích chính là dịch chuyển hàng hố đến địa điểm đó ấn định chứ không nên dựa vào các công việc cụ thể cấu thành nên hoạt động vận chuyển hàng hoá. Việc xếp dỡ hàng hoá, bảo quản hàng hoá, lưu kho chẳng qua là các nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hố mà thơi.
(iii) Chủ thể của quan hệ hợp đồng vận chuyển:
Chủ thể của hợp đồng vận chuyển gồm bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển. Bên vận chuyển là thương nhân thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Vận chuyển hàng hóa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ những đối tượng đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định mới được phép kinh doanh các hoạt động vận chuyển trong thực tế. Trong từng lĩnh vực vận chuyển cụ thể mà pháp luật quy định các điều kiện riêng cho những đối tượng kinh doanh dịch vụ này. Bên vận chuyển có thể là chủ sở hữu phương tiện vận chuyển mà cũng có thể là người thuê phương tiện.
Bên thuê vận chuyển là khách hàng - tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Bên thuê vận chuyển có thể là chủ sở hữu hàng hoá cần vận chuyển hoặc là người được chủ sở hữu hàng hố uỷ quyền để thực hiện các cơng việc liên quan đến việc chuyển hàng. Trong một số trường hợp, bên th vận chuyển cịn có thể là người vận chuyển khác.
Ví dụ, Thương nhân A ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho cơng ty thương mại B. Để vận chuyển hàng hố cho cơng ty thương mại B, cơng ty A phải ký hợp đồng lưu khoang với hãng tàu C. Trong quan hệ hợp đồng vận chuyển với cơng ty B thì cơng ty A là bên vận chuyển nhưng trong quan hệ hợp đồng lưu khoang giữa cơng ty B và hãng tàu C thì cơng ty B lại là bên thuê vận chuyển.
Bên nhận tài sản hay bên nhận hàng. Trong thực tế có nhiều trường hợp, bên thuê vận chuyển không trực tiếp nhận hàng mà xuất hiện một chủ thể khác có quyền nhận hàng do bên thuê vận chuyển chỉ định nhận hàng, còn được gọi là bên nhận hàng. Bên nhận hàng, tuy không tham gia giao kết hợp đồng nhưng vẫn có một số quyền và nghĩa vụ vận chuyển nhất định như: có quyền kiểm tra số lượng, chất lượng tài sản được vận chuyển đến; nhận hàng được vận chuyển đến; yêu cầu bên vận chuyển thanh tốn chi phí hợp lý phát sinh do phải chờ nhận tài sản nếu bên vận chuyển chậm giao; yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, hư hỏng; và có nghĩa vụ phải thơng báo cho bên th vận chuyển về việc nhận hàng hóa và thơng tin cần thiết khác theo yêu cầu của bên thuê vận chuyển; xuất trình cho bên vận chuyển vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác và nhận tài sản đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận; thanh tốn chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản…
(iv) Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá:
Hợp đồng vận chuyển hàng hố có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản. Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành về vận chuyển không quy định bắt buộc hợp đồng vận chuyển hàng hố phải xác lập dưới hình thức văn bản. Tuy nhiên, nếu các bên tham gia quan hệ hợp đồng thoả thuận lựa chọn hình thức văn bản thì phải tn theo hình thức đó.
Khi nhận hàng hóa vận chuyển, bên vận chuyển phải cấp cho bên thuê vận chuyển chứng từ vận chuyển dưới các hình thức khác nhau như: vận đơn (bill of lading) (trong
vận chuyển đường biển và đường hàng không), giấy vận chuyển, giấy gửi hàng (trong vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa), vận đơn đa phương thức (trong vận tải đa phương thức). Trong nhiều trường hợp, giao dịch về vận chuyển hàng hóa trong thực tế thì các bên coi vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển và điều này được luật hóa trong Bộ luật Dân sự. Vận đơn và chứng từ vận chuyển này còn là bằng chứng về việc bên vận chuyển đó nhận hàng hóa và xác định mối quan hệ pháp luật giữa người vận chuyển và người nhận hàng. Vận đơn gốc còn là chứng từ có giá trị và có thể được chuyển nhượng cho người khác
b. Phân loại
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá trong thực tế hết sức đa dạng và do đó đặt ra vấn đề phải phân loại hợp đồng theo từng nhóm, dựa vào những dấu hiệu đặc trưng của chúng. Người ta có thể phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hố theo những tiêu chí khác nhau:
(i) Căn cứ vào phương tiện vận chuyển mà người ta chia hợp đồng vận chuyển hàng hoá thành:
- Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt; - Hợp đồng vận chuyển hàng hoá đường biển;
- Hợp đồng vận chuyển hàng hố đường hàng khơng; - Hợp đồng vận chuyển hàng hoá đường bộ;
- Hợp đồng vận chuyển hàng hoá đường thuỷ nội địa.
Đây là cách thức phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hố có nhiều ý nghĩa thực tiễn, bởi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của các bên trong quan hệ hợp đồng được xác định phụ thuộc vào đặc trưng của từng phương thức vận chuyển.
(ii) Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: có thể phân loại thành vận chuyển hàng hóa nội địa và vận chuyển hàng hoá quốc tế. Các hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế cịn có thể phải tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại của nước ngoài, của khu vực.
(iii) Căn cứ vào mức độ tham gia vào quá trình vận chuyển của các doanh nghiệp vận tải và phương tiện vận chuyển, có thể phân loại thành hợp đồng vận chuyển hàng hoá đơn phương thức và hợp đồng vận chuyển hàng hoá đa phương thức.
Trong giai đoạn hiện nay, vận tải đa phương thức đang trở thành một phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống vì có thể đáp ứng được u cầu kết nối q trình vận chuyển trở thành chuỗi vận tải không gián đoạn. Khi chỉ có một doanh nghiệp vận tải sử dụng một loại phương tiện tham gia vào việc vận chuyển hàng hố thì gọi là vận chuyển đơn phương thức. Khi có một số doanh nghiệp sử dụng