BÀI 6: PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI, VẬN CHUYỂN VÀ LOGISTICS
6.3. Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa, logistics
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, đặc biệt là mua bán hàng hóa quốc tế, yếu tố giao nhận vận tải có vị trí cầu nối quan trọng và khơng thể tách rời. Bn bán có nghĩa là hàng hóa được thay đổi quyền sở hữu còn giao nhận vận tải là việc tổ chức thực hiện sự di chuyển quyền sở hữu đó. Nói cách khác, giao nhận vận tải là việc thực hiện hợp đồng mua bán.
Nếu như trước đây, khi hoạt động mua bán hàng hóa cịn ở thời kỳ sơ khai hay theo phương thức truyền thống thì việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản là hàng hóa sẽ do bên mua hoặc bên bán thực hiện theo thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, khi thương mại càng phát triển, vượt khỏi biên giới quốc gia cũng như xuất phát từ đặc thù của một số loại hàng hóa dẫn tới sự ra đời của những thương nhân đảm nhận thực hiện việc giao nhận và vận chuyển hàng hóa đó một cách chuyên nghiệp và hưởng thù lao. Nói cách khác, để hàng hóa đến tay được người mua, cần phải thực hiện tổng hợp nhiều
các dịch vụ liên quan đến q trình chun chở như: đóng gói, bao bì, lưu kho bãi, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, chuyển tải hàng hóa dọc đường, dỡ hàng, giao cho người nhận… Những dịch vụ này được gọi là dịch vụ giao nhận. Thương nhân bán hàng có thể tự mình thực hiện tất cả các cơng việc nói trên, nhưng để giảm chi phí sản xuất, họ sẽ có nhu cầu sử dụng những dịch vụ giao nhận của các thương nhân khác để đưa hàng hóa đến tay được người mua. Năm 1552 hãng giao nhận vận tải đầu tiên được thành lập ở Badily (Thuỵ Sĩ) có tên gọi là E.Vansai. Hãng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải và thu phí rất cao. Cộng với sự phát triển của thương mại quốc tế, giao nhận vận tải ngày càng phát triển hình thành nên các hiệp hội giao nhận rồi liên đoàn giao nhận trên phạm vi thế giới: như của Bỉ, Hà Lan, Anh, Mỹ… . Do đó, có thể thấy rằng, sự ra đời của dịch vụ giao nhận là một yêu cầu tất yếu khách quan của đời sống kinh doanh thương mại.
Theo quy tắc mẫu của FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế), “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh tốn, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.
Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa do người làm luật sáng tạo ra để chỉ những hành vi thương mại, “theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hố nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)” .
Logistics đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhưng đầu tiên được phát minh và sử dụng lại là trong lĩnh vực quân sự. Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ logistics sang tiếng Việt. Có tài liệu dịch là hậu cần, có tài liệu dịch là tiếp vận hoặc tổ chức cung ứng, đảm bảo, thậm chí là giao nhận… . Cũng theo một số chuyên gia về logistics thì đây là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả những ngơn ngữ khác. Bởi bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên khơng một từ đơn
ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Một số định nghĩa là hậu cần, số khác lại định nghĩa là nhà cung ứng dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hóa . Trong bảng phân nhóm dịch vụ của Liên hợp quốc (CPC) khơng có dịch vụ logistics nói chung mà chỉ có từng dịch vụ cụ thể trong mảng hoạt động logistics.
Logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh vực kinh doanh thương mại sau khi xuất hiện trong lĩnh vực quân sự. Đến cuối thế kỷ XX, logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một cơng cụ hữu hiệu hay “chìa khóa vàng” đem lại thành cơng cho các doanh nghiệp. Thậm chí, nó đã phát triển thành một chun ngành với đầy đủ tính khoa học và thực tiễn là “Business logistics”.
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều cách định nghĩa khác nhau về logistics, dựa trên các các góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, có thể phân chia thành cách tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, logisitics được hiểu như là một q trình có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng, tiêu biểu là các định nghĩa:
Logisitics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dịng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng . Hay theo Liên Hợp Quốc tại Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý Logisitcs, Đại học Ngoại thương 2002 thì: “Logisitcs là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.”
Theo Hội đồng quản lý Logistics của Hoa Kỳ thì: “Logistics là một phần của chuỗi cung ứng, bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt cơng việc một cách có hiệu quả của dịng lưu chuyển hai chiều và tồn trữ của hàng hóa, dịch vụ, và thơng tin từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được những yêu cầu của khách hàng”.
Theo các quan niệm này, Logisitcs gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu làm đầu vào cho q trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân
phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Hay nói cách khác, logistics ở đây sẽ do một nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp đảm nhận toàn bộ một chuỗi bao gồm các hoạt động từ q trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Theo nghĩa hẹp, Logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gắn liền với q trình phân phối, lưu thơng hàng hóa và đây là hoạt động thương mại gắn với các dịch vụ cụ thể.
Cách tiếp cận của các nhà làm luật Việt Nam về logistics được thể hiện trong Luật Thương mại 2005 là một điển hình. Theo đó, “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Như vậy, theo nghĩa hẹp thì chỉ định nghĩa logistics trong phạm vi một số hoạt động cụ thể. Tùy từng quốc gia mà cách tiếp cận của pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải hay logistics cũng có sự khác nhau theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng
Ví dụ ở Thái Lan, nước này quan niệm về logistics giống với cách tiếp cận của Hội đồng quản lý logistics của Hoa Kỳ đã nêu ở trên. Ở Malaysia, Ban phát triển đầu tư của của nước này định nghĩa về logistics như sau: “Thuật ngữ Dịch Vụ Logistics đề cập đến một quá trình quản lý chuỗi cung ứng bao gồm lập kế hoạch, thực hiện, và kiểm sốt tính hiệu quả và hiệu suất của dịng lưu chuyển và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ, và thông tin liên quan từ điểm xuất phát gốc đến điểm tiêu thụ cuối cùng của khách hàng”.
Ở Singapore, một nước có chỉ số năng lực logistics cao của thế giới thì Chính phủ nước này tơn trọng ý kiến của Hiệp hội Logistics Singapore (SLA). Trong chương trình đào tạo của SLA, Hiệp hội trích dẫn khái niệm “dịch vụ giao nhận và logistics” (freight forwarding and logistics services) theo định nghĩa chính thức của FIATA tại Thông tư CL 04-06 ngày 29/10/2004. Theo đó: Dịch vụ giao nhận vận tải và logistics là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến việc vận chuyển (được thực hiện bởi 1 hay nhiều phương thức vận tải), gom hàng, lưu trữ, xếp dỡ, xử lý, đóng gói hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn, cố vấn, bao gồm nhưng không giới hạn về hải quan và các vấn
đề tài chính, kê khai hàng hóa theo quy định, mua bảo hiểm, thu hoặc chi các khoản thanh tốn hoặc các chứng từ liên quan đến Hàng hóa. Dịch vụ giao nhận (hiện đại) cũng bao gồm các dịch vụ logistics với công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại tích hợp với việc vận chuyển, xử lý hoặc dự trữ hàng hóa và trên thực tế là quản lý tồn bộ chuỗi cung ứng. Những dịch vụ này có thể được thiết kế riêng biệt để đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách linh hoạt. Như vậy, ở Singapore thì giao nhận vận tải và logistics được gắn liền và định nghĩa cùng nhau.
Một quốc gia cũng có chỉ số năng lực logistics cao là Nhật Bản thì lại khơng đưa ra định nghĩa rõ ràng về logistics là gì. Tuy nhiên, Nhật Bản chia nhỏ các phân ngành của logistics để quy định theo từng lĩnh vực riêng. Tuy nhiên, pháp luật Nhật Bản có định nghĩa về giao nhận hàng hóa (Freight Forwarding) là dịch vụ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa, thơng qua người vận tải thực tế đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường sắt.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khái niệm giao nhận hàng hoá dần được mở rộng nội hàm. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 thay thế cho Luật thương mại năm 1997 gọi loại dịch vụ này là dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics (giao nhận hàng hoá theo cách gọi trước đây) là hoạt động thương mại, trong đó, một thương nhân (người kinh doanh dịch vụ logistics) thực hiện một hoặc nhiều công việc liên quan đến việc nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Có thể nói logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói, tái chế, làm thủ tục thơng quan… cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (door to door). Từ chỗ đóng vai trị đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính (Principal) trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh đối với các hành vi của mình. Nếu như trước đây, chỉ cần có phương tiện vận tải và các kho bãi đã có thể triển khai cung
cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình với những u cầu đa dạng, phong phú của khác hàng, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng phương tiện thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra,… Rõ ràng, dịch vụ vận tải giao nhận khơng cịn đơn thuần như trước mà được phát triển ở mức độ cao với đầy tính phức tạp. Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider).
Tóm lại, có thể thấy rằng giao nhận vận tải và logistics có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Giao nhận vận tải là yếu tố quan trọng cấu thành, là linh hồn trong logistics. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay thì logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải. Các thương nhân cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải khó có thể chỉ đáp ứng dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần như trước mà phải phát triển ở mức độ cao, hoàn thiện và phức tạp hơn để đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Cơng ty may mặc X sử dụng dịch vụ Logistics của công ty Y để sản xuất và phân phối quần áo đi khắp nơi trong và ngoài nước, giao hàng đến tận nơi, đến tận shop bán hàng của các đại lý bán buôn, bán lẻ, thu hồi sản phẩm hư hỏng, lỗi, bán thanh lý hàng hết mốt, khuyến mại, v.v… Như vậy, công ty Y sẽ tham gia “sâu” vào q trình sản xuất, phân phối của cơng ty X. Căn cứ vào đặt hàng của công ty X, công ty Y sẽ phải lên kế hoạch, trao đổi với công ty X để thực hiện việc nhập nguyên liệu để phục vụ sản xuất cho cơng ty X nhằm mục đích tối ưu hóa qng đường, chi phí vận chuyển, đảm bảo kịp tiến độ sản xuất. Sau khi hàng hóa sản xuất xong, cơng ty Y sẽ lên kế hoạch phân phối hàng hóa theo thị trường, cửa hàng, phương thức vận chuyển, làm các thủ tục hải quan, chuyển hàng đến kho phân phối hoặc chuyển đến trực tiếp cửa hàng hoặc đại lý bán hàng của cơng ty X. Thậm chí, Y cịn có thể thu tiền, ghi lại báo cáo hàng hóa tiêu thụ, hàng tồn, hàng đổi, bảo hành (logistics ngược), yêu cầu chuyển thêm hàng… cho bên công ty X để từ đó X có thể lên kế hoạch sản xuất, phân phối, thu đổi, bảo hành…
- Về chủ thể: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics. Khách hàng là người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận
- Về nội dung: rất đa dạng, nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ
tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố - Về hình thức: Được thể hiện dưới dạng hợp đồng dịch vụ logistics
Điều kiện kinh doanh:
- Nghị định 163/2017 chia các dịch vụ logistics thành 17 loại (xếp dỡ, kho bãi, đại lý vận tải, đại lý làm thủ tục hải quan…)
- Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc 17 dịch vụ nói trên phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó
- Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: theo điều kiện riêng về số vốn góp theo từng loại hình dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ logistics:
Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên làm dịch vụ với khách hàng theo đó, bên làm dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thơng hàng hóa để nhận thù lao dịch vụ
- Có tính chất của hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và có tính chất đền bù
- Chủ thể của hợp đồng: bắt buộc một bên (bên làm dịch vụ) phải có tư cách