Ủy thác mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Bài giảng pháp luật hoạt động thương mại 2022 (Trang 59 - 63)

3.1. Khái niệm, đặc điểm

Ủy thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (Điều 155 Luật Thương mại năm 2005).

Hiện nay, ủy thác xuất nhập khẩu diễn ra phổ biến nhất trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa. Giai đoạn trước đây, nhất là trước năm 1988, pháp luật quy định các doanh nghiệp, xí nghiệp Nhà nước mới được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu, giao chỉ tiêu pháp lệnh về xuất nhập khẩu, hạn ngạch và cấp giấy phép xuất nhập khẩu với những điều kiện hết sức chặt chẽ đã làm hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ. Cho đến tận bây giờ, mặc dù điều kiện kinh tế, chính sách có nhiều thay đổi nhưng hoạt động này vẫn là hoạt động ủy thác phổ biến nhất.

Thứ nhất, chủ thể:

- Bên ủy thác: khơng nhất thiết phải là thương nhân, có thể là tổ chức, cá nhân có nhu cầu giao cho bên trung gian thực hiện việc mua, bán hàng hóa theo u cầu của mình và trả thù lao.

- Bên nhận ủy thác: là thương nhân thực hiện việc mua bán hàng hóa theo điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao. Bên nhận ủy thác là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác.

- Việc giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác: bên nhận ủy thác chỉ được mua hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó cho bên thứ ba theo những điều kiện nhất định do bên ủy thác đặt ra. Trong quan hệ giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác, mỗi bên nhân danh chính mình.

- Việc giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên nhận ủy thác và bên thứ ba theo yêu cầu, điều kiện của bên ủy thác. Trong quan hệ giữa bên nhận ủy thác và bên thứ ba, bên nhận ủy thác nhân danh chính mình giao kết, thực hiện hợp đồng. Ủy thác mua bán hàng hóa có phạm vi hoạt động rộng – hẹp khác nhau tủy thuộc vào pháp luật của mỗi nước. Theo pháp luật của các nước châu Âu lục địa (trừ Pháp), và Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam, ủy thác chỉ thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, do đó bên nhận ủy thác chỉ thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa cho bên ủy thác theo những điều kiện bên ủy thác quy định. Trong khi đó, BLDS và Thương mại Thái Lan, BLTM Nhật Bản, BLTM Pháp không giới hạn hoạt động của bên ủy thác, theo đó bên ủy thác có thể thực hiện bất cứ giao dịch thương mại nào cho bên khác với danh nghĩa của chính mình. Theo pháp luật các nước, trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác có thể có mối quan hệ mật thiết lâu dài với bên ủy thác hoặc chỉ thực hiện việc mua bán hàng hóa theo từng vụ việc khi được bên ủy thác giao cho. Đây cũng là một trong những đặc điểm khá quan trọng để pháp luật một số nước lấy làm căn cứ phân loại các hình thức hoạt động trung gian thương mại. Thứ ba, cơ sở pháp lý của quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa:

- Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Hợp đồng ủy thác giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thơng điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (khoản 15 Điều 3 LTM 2005). Hợp đồng ủy thác là hợp đồng dịch vụ, đối tượng là cơng việc mua bán hàng hóa mà bên nhận ủy thác thực hiện cho bên ủy thác. Hàng hóa được ủy thác mua, bán khơng phải là đối tượng của hợp đồng ủy thác. Nó là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba. Tất cả hàng hóa lưu thơng hợp pháp đều có thể được ủy thác mua bán.

- Nội dung trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.

Trước đây, LTM 1997 (hết hiệu lực) quy định hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải có những nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ của các bên; hàng hóa được ủy thác

mua bán; số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả và các điều kiện cụ thể khác; phí ủy thác; thời hạn hiệu lực của hợp đồng ủy thác.

Hiện nay, LTM 2005 không bắt buộc những nội dung phải có trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa với mục đích tạo quyền tự do thỏa thuận và quyết định cho các bên giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, để tránh những tranh chấp cũng như rủi ro phát sinh, khi giao kết hợp đồng ủy thác, các bên nên thỏa thuận cụ thể nội dung liên quan đến hợp đồng, quyền và nghĩa vụ mỗi bên và có thể tham khảo những nội dung của hợp đồng theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Hợp đồng ủy thác cần có những nội dung cơ bản như: đối tượng hợp đồng là công việc bên ủy thác phải làm, số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả và điều kiện của hàng hóa được ủy thác mua bán; thù lao ủy thác, phương thức thanh toán, thời hạn của hợp đồng ủy thác, quyền và nghĩa vụ của các bên, biện pháp bảo đảm hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng...

3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được thể hiện trong hợp đồng cụ thể giao kết giữa các bên và trong quy định của pháp luật liên quan. Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định theo nguyên tắc: ưu tiên áp dụng theo thỏa thuận không trái pháp luật của các bên, quy định pháp luật được áp dụng khi các bên khơng có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng hợp đồng quy định chưa rõ ràng. Hợp đồng ủy thác là hợp đồng song vụ, có nghĩa là mỗi bên trong hợp đồng đều có nghĩa vụ với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của tương ứng của bên kia.

Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác:

- Thực hiện việc mua bán hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác. Đó là những thỏa thuận về nội dung cơng việc, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian, địa điểm… Nếu bên nhận uỷ thác vi phạm các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng uỷ thác dẫn tới việc ký hợp đồng mua bán hàng hoá với bên thứ ba gây thiệt hại cho bên uỷ thác thì bên nhận uỷ thác chịu trách nhiệm trước bên uỷ thác theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật. Trong trường hợp, bên nhận ủy thác không tuân theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác, tuy nhiên, việc ký hợp đồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba lại đem lại nhiều thuận lợi hơn cho bên ủy thác thì LTM 2005 khơng quy định cụ thể khoản phần chênh lệch đó thuộc về bên nào. Do đó, các bên lưu ý thoả thuận cụ thể liên quan tới vấn đề này, đặc biệt trước giai đoạn giao

kết hợp đồng ủy thác.

Bên nhận ủy thác phải tự mình thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa đã ký, tự mình ký hợp đồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba chứ khơng được ủy thác lại trừ trường hợp bên ủy thác có sự chấp thuận bằng văn bản về vấn đề ủy thác lại.

- Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác, ví dụ tiến độ thực hiện hợp đồng mua, bán hàng hóa; sự biến động của thị trường liên quan...

- Thực hiện chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận trừ trường hợp chỉ dẫn trái quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với hợp đồng uỷ thác.

Thị trường là một mơi trường có nhiều biến động xảy ra địi hỏi cần có quyết định kịp thời nhanh chóng. Có thể xảy ra trường hợp: có những căn cứ rõ ràng cho thấy việc bên nhận uỷ thác thực hiện hành vi luôn (mà không kịp thông báo báo hoặc không thể thông báo cho bên nhận uỷ thác), mà hành vi đó khác với thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác và đem dẫn tới kết quả bên uỷ thác thu được lợi nhuận nhiều hơn. Trong trường hợp này, bên nhận uỷ thác có bị coi là vi phạm nghĩa vụ khơng? Phần giá trị lợi nhuận tăng thêm sẽ được phân phối thế nào? Luật Thương mại năm 2005 chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

- Bảo quản tài sản, tài liệu mà bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để thực hiện công việc ủy thác. Bên nhận ủy thác phải chịu trách nhiệm trước bên ủy thác về sự mất mát, hư hỏng tài sản, tài liệu mà bên ủy thác giao, trừ trường hợp chứng minh được những mất mát, hư hỏng xảy ra không do lỗi của bên nhận ủy thác.

- Thanh tốn tiền hàng (ủy thác bán hàng hóa), giao hàng mua được (ủy thác mua hàng hóa) cho bên ủy thác theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác.

- Giữ bí mật về những thơng tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác. - Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

Nghĩa vụ của bên ủy thác:

- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác

- Trả thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác - Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận

- Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Khác với quy định về đại lý thương mại, Luật Thương mại năm 2005 lại khơng có quy phạm pháp luật riêng về quyền sở hữu hàng hoá, tiền trong quan hệ uỷ thác mua bán

hàng hố. Có ý kiến cho rằng, khi Luật Thương mại không quy định, các bên có quyền thoả thuận về quyền sở hữu hàng hoá, tiền trong từng hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hố cụ thể, điều này khơng trái luật. Tuy nhiên, cần phải xem xét rằng, hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá là một dạng của hoạt động trung gian thương mại. Đối tượng của hợp đồng trung gian thương mại là cơng việc phải làm, chứ khơng phải là hàng hố. Nếu bên uỷ thác thoả thuận chuyển giao quyền sở hữu hàng hố cho bên nhận uỷ thác, thì đối tượng của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá khơng cịn lại cơng việc nữa, mà lúc này đối tượng của hợp đồng là hàng hoá. Điều này trái với đặc điểm chung của hoạt động trung gian thương mại. Theo đó, bên nhận uỷ thác nhân danh chính mình mua bán hàng hố (khơng thuộc sở hữu của mình mà thuộc sở hữu của bên uỷ thác) với bên thứ ba. Điều này sẽ lý giải thuyết phục hơn về nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm của bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác với bên thứ ba trong một số trường hợp.

Quyền của bên nhận ủy thác

- Bên nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa của nhiều bên ủy thác khác nhau

- Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác

- Nhận thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác

- Khơng chịu trách nhiệm về hàng hóa đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác.

Quyền của bên ủy thác

- Yêu cầu bên nhận ủy thác thơng báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng ủy thác. - Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 163 LTM 2005.

Một phần của tài liệu Bài giảng pháp luật hoạt động thương mại 2022 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w