Quyền và nghĩa vụ của các bên Quyền của bên đại diện

Một phần của tài liệu Bài giảng pháp luật hoạt động thương mại 2022 (Trang 57 - 59)

BÀI 3: PHÁP LUẬT VỀ TRUNG GIAN THƯƠNG MẠ

2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên Quyền của bên đại diện

Quyền của bên đại diện

Bên đại diện được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thoả thuận trong hợp đồng đại diện. Trường hợp khơng có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại Điều 86 LTM 2005. Khi đó, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo giá thù lao của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá thù lao dịch vụ.

- Được u cầu thanh tốn các chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện.

- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh tốn các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn.

Nghĩa vụ của bên đại diện

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện. Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên đại diện với thương nhân giao đại diện, thể hiện bản chất đặc trưng của quan hệ đại diện cho thương nhân. Nhằm tránh rủi ro về lợi ích kinh tế giữa bên đại diện và bên giao đại diện đồng thời hiện thực hố trách nhiệm bảo mật thơng tin của bên đại diện, Luật thương mại quy định, trong phạm vi đại diện, bên đại diện không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình, hoặc của bên thứ ba trong phạm vi đại diện (Điều 145 khoản 4). Quy định này trong Luật Thương mại năm 2005 cũng tương đồng với quy định về phạm vi đại diện tại Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015; Ví dụ 1: CTCP A và CTTNHH B giao kết

một hợp đồng đại diện cho thương nhân mua hàng hố. Theo đó, A là bên giao đại diện, B là bên đại diện thực hiện cơng việc mua hộ hàng hố cho A. CTTNHH B và CTTNHH C cũng giao kết hợp đồng đại diện cho thương nhân. Theo đó, C là thương nhân giao đại diện, B là thương nhân làm đại diện thực hiện cơng việc bán hộ hàng hố cho C. Giả sử, mặt hàng mà A cần mua và C cần bán là trùng khớp nhau, thì trong trường hợp này, B cũng không thể nhân danh bên A (bên mua) và bên C (bên bán) cùng giao kết thực hiện hợp đồng mua bán giữa A và C. Vì như vậy là vi phạm khoản 4 Điều 145 Luật Thương mại năm 2005. Ví dụ 2: CTCP E và Cơng ty TNHH D giao kết hợp đồng đại diện cho thương nhân. Theo đó, thương nhân D là bên đại diện nhân danh E thực hiện việc mua hàng hố. D khơng những đăng ký ngành nghề làm đại diện cho thương nhân, D cịn đăng ký bán hàng hố mà E đang muốn mua. Trong trường hợp này D khơng thể nhân danh chính mình (bên bán) đồng thời nhân danh bên E (là bên mua) trong cùng một hợp đồng mua bán hàng hoá giữa D và E. Như vậy cũng vi phạm khoản 4 Điều 145 Luật Thương mại năm 2005.

- Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền. Bên đại diện phải thơng báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh, thj trường, đối tác, các cơng việc đã làm, khó khăn…Qua đó, bên giao đại diện có thể chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh và đưa ra những chỉ dẫn cho bên đại diện;

- Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó khơng vi phạm quy định của pháp luật. Vì bên đại diện nhân danh bên giao đại diện giao kết hợp đồng với bên thứ ba. Hợp đồng này phát sinh trách nhiệm đối với bên giao đại diện. Do đó bên đại diện phải thực hiện theo ý chí mà bên giao đại diện mong muốn, đương nhiên đấy là những sự chỉ dẫn không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;

- Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;

- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện. Quyền của bên giao đại diện

Luật thương mại. Song do tính chất của hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng song vụ nên thơng qua các nghĩa vụ của bên đại diện, có thể thấy quyền của bên giao đại diện.

Nghĩa vụ của bên giao đại diện

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

- Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;

- Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;

- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;

- Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.

Một phần của tài liệu Bài giảng pháp luật hoạt động thương mại 2022 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w