III. Ý nghĩa của hội nghị
22. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
(câu 20)
Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để cứu vãn cơ đồ chủ nghĩa thực dân mới, ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền và qn đội Sài Gịn, chính quyền của
Tổng thống Mỹ Lyndon B. Jonhson (L.Giôn xơn) quyết định tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. Ngày 8-3-1965 quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng trực tiếp tham chiến ở
miền Nam, Việt Nam. Đồng thời, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam nhằm làm suy yếu miền Bắc và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam.
Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 11 (3-1965) và Hội nghị lần thứ 12 (12-1965) của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đã phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc và hạ quyết tâm chiến lược
● Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn mới là sự kế thừa
và phát triển sáng tạo đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam đã được Đảng đề ra tại Đại hội lần thứ III (1960), gồm các nội dung lớn là:
- Quyết tâm chiến lược: Lực lượng giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, cuộc chiến
tranh trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường; cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới. Trung ương khẳng định chúng ta có đủ điều kiện và sức mạnh để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong toàn quốc.
- Mục tiêu chiến lược: Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ
trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà.
- Phương châm chiến lược: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng
mạnh.
- Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết
tiến công và liên tục tiến cơng. Tiếp tục kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị
- Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục
xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề
phịng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước.
- Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng của hai miền: Miền Nam là tiền tuyến lớn,
miền Bắc là hậu phương lớn. Phải nắm vững mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam.
→ Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong hồn cảnh mới, cơ sở để Đảng lãnh đạo đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi tới thắng lợi vẻ vang
nội dung cơ bản và ý nghĩa đường lối kháng chiến của mỹ cứu nước 1965-1975
1. Làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu rõ những vấn đề sau:
- Sự chuyển biến của tình hình, miền Bắc khơng cịn ở trong thời kỳ xây dựng hồ bình nữa, mà đã bắt đầu ở vào thời chiến.
- So sánh lực lượng giữa ta và địch. Nhấn mạnh những thuận lợi của ta và thất bại nghiêm trọng của Mỹ, cho nên ta nhất định sẽ thắng, Mỹ nhất định sẽ thất bại hoàn toàn.
- Giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước và cả nước đều phải tham gia đánh giặc. Cần phải xác định rõ “Miền Bắc dù có bị ném bom bắn phá đến đâu cũng phải vì giải phóng miền Nam mà khơng chút nao núng, nâng cao chí khí căm thù và quyết tâm thắng địch”(3). Phải đẩy mạnh phong trào “ba sẵn sàng” với nội dung và yêu cầu mới. Cần phải xây dựng tác phong tích cực, khẩn trương của thời chiến.
2. Phải ra sức xây dựng tư tưởng phấn khởi và tin tưởng, quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ và tay sai, tư tưởng sẵn sàng chiến đấu và công tác ở bất cứ nơi nào theo tiếng gọi của Đảng và của Tổ quốc; tư tưởng sẵn sàng đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng chiến đấu lâu dài chống Mỹ với tinh thần tự lực cánh sinh cao; chống tư tưởng sợ Mỹ, đánh giá địch quá cao, hoặc chủ quan khinh địch; tư tưởng hoang mang, dao động, cầu an; tư tưởng muốn đàm phán khi chưa có điều kiện có lợi, muốn kết thúc chiến tranh với bất cứ giá nào; tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của nước ngồi và khơng tin vào sức mình.
- Như vậy, “chuyển hướng tư tưởng” ở đây có thể hiểu một cách ngắn gọn là: chuyển từ nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời bình sang nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời chiến, trong đó bao gồm những nội dung cụ thể là đế quốc Mỹ dù có mạnh đến mấy chúng ta cũng nhất định thắng; miền Bắc dù có bị bắn phá đến đâu cũng phải quyết tâm cùng miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Cốt lõi của vấn đề chuyển hướng tư tưởng là làm cho nhân dân miền Bắc thấy rõ tình hình mới của đất nước, từ đó có sự đồng thuận tuyệt đối với Đảng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống nào.
- Chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” của Hội nghị Trung ương 11 được tiếp tục khẳng định và bổ sung ở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-1965). Và Hội nghị xác định nhiệm vụ của công tác tư tưởng là:
- Giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ nhiệm vụ lịch sử vô cùng vẻ vang của nhân dân ta là chiến đấu chống một kẻ thù mạnh nhất và nguy hiểm nhất của loài người là đế quốc Mỹ, làm cho mọi người tin tưởng vững chắc rằng với đường lối đúng đắn của Đảng, với tinh thần dũng cảm chiến đấu của quân và dân ta, chúng ta có thể đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của đế quốc Mỹ.
- Giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho nhân dân, nhất là cho bộ đội và thế hệ thanh niên, làm cho mọi người sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào, chiến đấu anh dũng với bất cứ kẻ thù nào, đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch.
- Làm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu rõ trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta ở miền Bắc là phải tích cực tham gia sự nghiệp giải phóng miền Nam, phục vụ không điều kiện cho tiền tuyến miền Nam và hết sức giúp đỡ cách mạng Lào, làm cho mọi người hăng hái dốc sức ra làm tròn bất cứ nhiệm vụ nào của Đảng và chính phủ giao phó.
-Như vậy, chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” ở miền Bắc được Đảng ta xác định từ Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và tiếp tục được khẳng định, bổ sung, cụ thể hoá ở Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12-1965) cùng các chỉ thị, nghị quyết sau đó của Trung ương về cơng tác tư tưởng. Nội dung cơ bản của chủ trương là chuyển hướng công tác tư tưởng của Đảng theo hướng: Làm cho tồn thể nhân dân miền Bắc hiểu rõ tình hình miền Bắc khơng cịn ở trong thời bình nữa mà đã chuyển sang thời chiến; nhiệm vụ thiêng liêng nhất của toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta lúc này là nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước; toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ trong bất kể tình huống nào. Nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhất được Trung ương nhấn mạnh nhiều lần, đó là cơng tác tun truyền của Đảng phải tập trung khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân; giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư tưởng quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, dù phải hy sinh, gian khổ đến mấy.
- Đó là một chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo cơng tác tuyên truyền, cổ động của Đảng ở miền Bắc thời gian này. Từ chủ trương này, những vấn đề căn bản nhất của cơng tác tư tưởng nói chung, cơng tác tun truyền, cổ động nói riêng được xác định kịp thời và chính xác. Nhờ đó, cơng tác tun truyền, cổ động chính trị của Đảng ở miền Bắc được triển khai mạnh mẽ, rầm rộ và liên tục trong suốt những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần to lớn vào việc động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu và sản xuất của nhân dân miền Bắc, biến sức mạnh tinh thần đó thành sức mạnh vật chất vượt qua mọi gian nan, thử thách, giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến đấu không cân sức giữa dân tộc ta và đế quốc Mỹ. Chuyển hướng tư tưởng của Đảng ở miền Bắc những năm 65-75 là một bài học vô cùng quý giá, thiết nghĩ chúng ta cần nghiên cứu sâu sắc và vận dụng trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.