PHÂN TÍCH NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN XÂY DỰNG CNX HỞ VIỆT NAM CỦA CƯƠNG LĨNH NĂM 2011 ĐƯỢC ĐẠI HỘI XI (1/2011) THÔNG QUA.

Một phần của tài liệu Giải đề cương lịch sử đảng VN (Trang 84 - 86)

- Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hồn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm

38. PHÂN TÍCH NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN XÂY DỰNG CNX HỞ VIỆT NAM CỦA CƯƠNG LĨNH NĂM 2011 ĐƯỢC ĐẠI HỘI XI (1/2011) THÔNG QUA.

NAM CỦA CƯƠNG LĨNH NĂM 2011 ĐƯỢC ĐẠI HỘI XI (1/2011) THÔNG QUA.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã nêu ra 8 phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta như sau:

Một là, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo

Cương lĩnh năm 1991 xác định: Phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại. Cịn Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cương lĩnh năm 1991 đã xác định mơ hình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã chuyển từ “phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”, sang “phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội XI khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mơ hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.

Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời

sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Trong bảy phương hướng cơ bản của Cương lĩnh năm 1991 chưa đề cập đến xây dựng con người. Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về nhân tố con người; phát triển con người giữ vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đảng ta cũng nhận thức rõ hơn về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khẳng định: Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, ở từng địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.

Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phịng và an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội.

Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;

chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Về phương hướng trên, ở Cương lĩnh năm 1991 không xác định thành một phương hướng cơ bản riêng. Việc bổ sung, phát triển phương hướng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” là đúng với thực trạng hội nhập của nước ta hiện nay và là phương hướng cơ bản, lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường

và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước; khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể nhân dân có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết.

Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân

dân.

Cương lĩnh năm 1991 mới xác định xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Khái niệm “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng tại Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khố VII. Các đại hội VIII, IX và X đều nhấn mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” là một trong tám phương hướng cơ bản là đúng đắn, phù hợp cả về lý luận và thực tiễn.

Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Cương lĩnh năm 1991 xác định “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”. Đại hội X đã viết gọn lại là “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.

Khái quát lại, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ hơn con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những bổ sung, phát triển này đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn, chính xác.

Một phần của tài liệu Giải đề cương lịch sử đảng VN (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w